Chú rể suýt chạy làng vì "lễ đen"
Thách cưới vốn là tập tục trong lễ cưới hỏi của người Việt vẫn còn được lưu giữ ở nhiều vùng miền. Ở một số gia đình, việc thách cưới chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng một số gia đình khác lại coi đây như yêu cầu bắt buộc với đủ loại sính lễ rất "nặng đô" khiến cho phía nhà trai phải è cổ lo liệu.
Không ít đám cưới đã không thể tổ chức được chỉ vì nhà trai không đáp ứng nổi số tiền bạc, lễ vật thách cưới quá cao mà nhà gái đưa ra. Xung quanh chuyện thách cưới cũng lắm chuyện bi hài.
Vay lãi để trả tiền thách cưới
Yêu nhau từ thời còn đi học và dự định sau khi ra trường, có công ăn việc làm ổn định, đôi bạn Quyết - Loan ở Phúc Thọ, Hà Nội sẽ thưa chuyện với bố mẹ hai bên để tổ chức lễ cưới.
Những ngày đầu về ra mắt nhạc phụ, nhạc mẫu tương lai, bố mẹ Loan ưng chàng rể tương lai lắm và cũng ra chiều gật gù tán đồng tình ý của đôi trẻ. Mẹ Loan cũng không tiếc lời khen ngợi con gái mình, nào Loan là đứa ngoan ngoãn, nết na nhất làng, được bố mẹ cho ăn học tử tế. Cả làng này con gái đi học đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Rồi bao nhiêu công lao chăm chút vất vả của bố mẹ, con cái phải ăn ở làm sao cho xứng đáng, rồi con gái “lá ngọc cành vàng” của bà phải được gả vào chỗ tử tế chứ không phải nói “cho” ai là cho ngay được.
Mẹ Loan quan niệm con gái bà nuôi bao năm vất vả cực nhọc nên không thể nói "cho" là "cho" ngay được. (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ người yêu nói vậy Quyết cũng chỉ biết vâng dạ và không khỏi cảm thấy chột dạ. Đến khi Quyết đưa mẹ và các bác sang gặp gia đình Loan để bàn chuyện cưới hỏi thì cả nhà mới ngã ngửa khi mẹ Loan muốn gia đình chú rể phải có 5 triệu đồng dẫn cưới. Đấy là chưa kể phải sắm sửa vòng, kiềng cho cô dâu khoảng một cây vàng. Mẹ Quyết thì giãy nảy vì nhà làm nông nghiệp, không có nhiều tiền. Vả lại trước khi đi hỏi vợ cho con trai, bà đã tham khảo các nhà xung quanh làng, thường nhà trai chỉ đi lễ trầu, cau, mâm xôi, thủ lợn và một phong bì khoảng một, hai triệu là được rồi. Ai dè nhà Loan lại đòi khoản lớn như thế, thân bà mẹ góa con côi không biết phải lo như thế nào.
Dù Loan ra sức thuyết phục bố mẹ giảm bớt yêu cầu nhưng ông bà không thay đổi ý kiến, Loan bàn với Quyết bí mật vay “nóng” 30 triệu đồng với lãi suất cao để đưa cho Quyết lo đám cưới.
Cưới nhau xong, hai vợ chồng Loan phải nai lưng ra làm trả nợ, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, Loan ngày càng tiều tụy, héo hon.
Có ai hỏi, cô cũng chỉ thở dài, bảo thôi thì vay mượn lo cho xong, cho đẹp mặt bố mẹ, rồi sau hai vợ chồng “cày cuốc” trả nợ. Chứ cứ nhì nhằng trì hoãn mãi thì không biết đến bao giờ mới cưới được, trong khi con gái tuổi xuân có thì.
Mẹ chồng hậm hực vì bị thách cưới quá cao
Cứ mỗi lần về nhà chồng Hoài lại bị mẹ chồng nói mát, cạnh khóe chuyện tiền thách cưới trong đám cưới của cô. Cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện cưới hỏi là cô lại thấy buồn tủi.
Ngay từ cái ngày nhà trai lên đặt cơi trầu, bên nhà Hoài vừa nói đến lễ đen thì bà mẹ chồng Hoài nói luôn là thủ tục như thế nào chúng tôi đáp ứng hết. Tôi lo được đến đâu thì lo còn lại các cháu lo. Nhà Hoài không nói lễ đen là bao nhiêu cả nhưng lời qua tiếng lại thế nào thành ra căng thẳng. Sau đó nhà Hoài bị làm khó dễ định hoãn cưới và nói nhiều câu khó nghe. Mẹ Hoài bực lắm nhưng cũng đành nhẫn nhịn để cưới cho xong. Khi Hoài về nhà chồng để đăng ký kết hôn thì bà mẹ chồng vung tay vung chân bức xúc nói gia đình nhà Hoài không ra gì, chỉ biết đến tiền. Hoài cảm thấy bị coi thường quá. Bởi chồng Hoài không cầm 5 triệu mẹ chồng đưa mà ứng lương 10 triệu để mang lên nhà cô. Trong khi đó10 triệu này là trọn gói ngoài ra không có gì hết. Các lễ nhà Hoài cũng sắm hộ luôn, đến hoa chú rể cầm Hoài cũng mua cho vì nhà trai ở xa.
Mỗi lần về nhà chồng, Hoài lại bị mẹ chồng chì chiết vì tiền thách cưới quá cao. (Ảnh minh họa)
Thế mà mỗi lần về nhà chồng, mẹ chồng Hoài vẫn hậm hực khi con trai bà mang 10 triệu lên cho nhà gái. Bà đi nói xấu nhà Hoài khắp anh em làng xóm là nhà Hoài ăn không của bà 10 triệu, bà không tha đâu.
Thỉnh thoảng bà lại nói móc bảo có con thì gả lên trên nhà Hoài cho có giá; rồi cưới thằng con thứ 2 nhà bà không mất đồng nào chỉ mất quả cau mà còn được cho thêm, lúc về họ còn thuê cho chuyến xe về...
Hoài coi như điếc hết cho êm cửa êm nhà. Thực ra số tiền ấy chẳng đáng gì so với công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ nuôi cô ăn học suốt mấy chục năm trời. Chuyện thách cưới cũng chỉ là thủ tục chứ gia đình cô cũng không giàu nghèo gì chuyện đó. Nhưng việc mẹ chồng đay nghiến, chì chiết khiến Hoài thêm ức chế, không muốn về nhà chồng.
Không đáp ứng được "lễ đen", chú rể bỏ nhà đi
Nhiều hủ tục thách cưới nặng về tiền bạc, vật chất còn là nguyên nhân chia rẽ hạnh phúc của các đôi bạn trẻ. Không ít đám cưới không thể tổ chức được chỉ vì nhà trai không đáp ứng nổi số tiền bạc, lễ vật thách cưới quá cao mà nhà gái đưa ra.
Tiền "lễ đen" quá cao, chú rể bỏ của chạy lấy người. (Ảnh minh họa)
Khi hai gia đình gặp nhau bàn chuyện cưới hỏi, Hoàng ngồi nghe mà toát mồ hôi hột khi nhà gái liệt kê ra các khoản lễ vật mà nhà trai phải chuẩn bị. Ngoài tiền mặt khoảng trên dưới 30 triệu đồng còn kèm theo các khoản lễ vật khác như: Trầu cau, thuốc lá, trà, kẹo bánh, thịt lợn, gạo, măng, miến… để nấu cỗ thết đãi gia đình nhà gái. Tính sơ sơ, cộng tiền mặt và số tiền để mua lễ vật, nhà trai "mất đứt" hơn 50 triệu đồng.
Trong khi gia đình Hoàng không phải khá giả gì. Bố mẹ anh chỉ là công chức bình thường, anh cũng chỉ đi làm thuê ăn lương. Để đáp ứng đủ như yêu cầu của nhà gái quả thực không phải chuyện dễ dàng. Dù gia đình Hoàng đã thương lượng mong nhà gái giảm bớt một số khoản xuống nhưng không được.
Vừa tức lại bực mình, vốn sẵn tính ngang, ngồi nghe bố vợ tương lai nói, Hoàng chỉ ậm ừ rồi về thẳng. Ngay sáng sớm hôm sau, Hoàng sang nhà người yêu, mang theo túi quần áo, một con dao găm rồi bảo: "Em nói với bố, anh chưa đủ tiền 'nộp' nên phải đi làm xa một thời gian, chưa cưới được".
Nghe người yêu nói vậy, Lan khóc nấc vì sợ Hoàng chạy làng trong khi cái thai đang lớn dần trong bụng. Sau đó, Lan phải nói thật mình đang mang thai, nhà gái mới lo lắng, đành bắn tin gọi chú rể về lo đám cưới và bỏ hẳn các khoản thủ tục phiền hà kia. Hoàng được nước, dềnh dàng hơn tháng sau mới đưa người nhà sang bàn chuyện cưới hỏi.
Ngày nay xã hội đã tiến bộ hơn nhiều, việc thách cưới ở nhiều nơi đã không còn mang nặng về vật chất nữa mà chỉ mang tính biểu trưng cho đầy đủ phần lễ. Nhiều gia đình nhà gái cũng không đưa ra số tiền thách cưới cụ thể mà để nhà trai tự quyết định, do nhà trai “tùy tâm”.
Mong rằng những hủ tục không đẹp sẽ dần được xóa bỏ để mỗi gia đình khi có con đến tuổi dựng vợ gả chồng không phải quá nặng nề chuyện tiền bạc, để hạnh phúc lứa đôi thêm trọn vẹn. Mọi thủ tục, nghi lễ càng đơn giản bao nhiêu càng tốt cho hai bạn và gia đình hai bên. Và, giá trị của người con gái và hạnh phúc gia đình không thể hiện qua số tiền thách cưới.
Theo VietnamNet
7 kiểu nói chuyện khiến người khác khó chịu mà người EQ thấp lại tự cho là khôn khéo
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Những người có EQ cao dù đi đến đâu cũng mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiết cho người khác. Ngược lại, những người có EQ thấp, thường có cách nói chuyện khiến người khác cảm thấy bối rối và muốn tránh né.
4 cung hoàng đạo mua nhà, tậu xe trong vòng 3 năm tới nhờ may mắn trong việc kiếm tiền
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng bứt tốc trong vòng 3 năm tới để đạt được mục tiêu của bản thân.
Một người về già được con cháu hiếu thuận thường sở hữu 3 điều này, tài phú và hạnh phúc của gia đình cũng từ đó mà ra
Gia đình - 5 giờ trước“Cho người con cá, không bằng chỉ người cách câu”. Ngay cả khi cha mẹ già đưa tiền lương hưu và tiết kiệm cả đời cho con cái, cũng không thể đảm bảo chúng sẽ có đủ cơm ăn áo mặc đến hết đời.
9 kiểu giao tiếp bị đánh giá thấp, người EQ cao không bao giờ mắc phải
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thường là những người rất khéo léo trong giao tiếp.
Mẹ già 73 tuổi đến nhà con gái dưỡng lão nhưng ngậm ngùi về quê chỉ sau 3 tháng vì khúc mắc với con rể: "Đây là một quyết định sai lầm!"
Gia đình - 11 giờ trướcTrước đây, mỗi lần tan ca về nhà, con rể thấy tôi liền chào hỏi vài câu, nhưng về sau thì cứ đi qua như không nhìn thấy, nói chuyện cộc lốc, chỉ “ừm” và “ờ”.
3 tình huống ứng xử với sếp khiến nhiều người lộ ra EQ thấp
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Ở môi trường công sở, EQ hay chỉ số cảm xúc, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực.
Con gái tôi bị ông thông gia mỉa mai hết ngày này qua tháng khác chỉ vì rổ rau từ hồi chưa về làm dâu
Gia đình - 22 giờ trướcĐến hẹn lại lên, nhìn lịch chuẩn bị tới rằm tháng 10 âm là con gái tôi lại toát mồ hôi hột!
Đại học Harvard: Một câu hỏi hàng ngày giúp cha mẹ nuôi dạy con thành đứa trẻ tử tế, ngoan ngoãn
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.
Chồng lén giấu 'quỹ đen' vì sợ một ngày bị vợ bỏ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Mỗi lần cãi nhau, chị Ngọc Anh lại hù dọa đòi ly hôn khiến anh Văn luôn thấy bất an. Vì thế, anh bắt đầu lén lút giấu tiền riêng để phòng trường hợp bất trắc.
Gần 60 tuổi vợ vẫn đòi ly hôn vì ghen tuông mù quáng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcVợ chồng tôi vì làm ăn kinh tế mà sống xa nhau hơn chục năm nay, nhưng khi vừa trở về được vài tháng, vì nghe lời rèm pha bàn tán, vợ nghĩ tôi ngoại tình rồi một mực đơn phương nộp đơn ly hôn.
Nghỉ việc để chăm mẹ chồng suốt 8 năm, sau khi bà qua đời, cảnh sát tìm gặp tôi để trao lại 21 tỷ đồng
Gia đìnhNgười phụ nữ Trung Quốc này hoàn toàn bất ngờ khi cảnh sát nói về khu đất do chị đứng tên.