Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chung sống với dị ứng da thời tiết

Thứ sáu, 07:15 02/12/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - BS Nguyễn Thành - Trưởng phòng khám, Bệnh viện Da liễu T.Ư - cho hay, ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn.

Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để nhiễm trùng, viêm da.
 
Triệu chứng bệnh

Ảnh minh họa


"Tại sao cứ lạnh là tôi lại ngứa", "Tại sao tôi cứ bị ngứa đi lại một vài nơi trên cơ thể", "Có phải do môi trường sống ô nhiễm hay do gan của tôi kém nên tôi hay bị dị ứng?", "Tôi nghĩ, chắc do chồng tôi ở bẩn, ăn ở lăng nhăng nên mới bị ngứa như thế chứ?", "Con tôi bị viêm da thế này có phải do ngày xưa lúc mang bầu tôi không kiêng, vẫn ăn cay, ăn nóng không?"...

Đó là các câu hỏi, những điều băn khoăn thường có ở người bệnh. Đa số, nhiều người không biết mình bị dị ứng do thời tiết nên khi mắc bệnh thường suy đoán nguyên nhân lung tung và tự chữa.
 
Theo y học, bệnh viêm da do dị ứng thời tiết còn gọi là viêm da cơ địa. Bệnh còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.

Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và chân, tay. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Không thể chữa khỏi  vĩnh viễn

Hiện tượng người bị mẩn ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh là do cơ thể quá mẫn cảm lại bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch xâm nhập vào các mô gây ngứa và sưng nề. Lúc đó, cơ thể bị dị ứng sản sinh ra chất histamin gây ngứa.

Thời tiết lạnh, độ ẩm cao nên da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Lạnh khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách ngứa. Ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, bệnh nhân gãi làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da.

Theo BS Nguyễn Minh Quang - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, có bệnh nhân bị dị ứng ở vùng kín, không chịu đựng nổi cơn ngứa nên gãi quá nhiều khiến vùng da chỗ đó mỏng nên bị tổn thương nặng. Để giảm những đợt ngứa rát cho bệnh nhân, bác sĩ kê đơn thuốc chống ngứa để bôi và thuốc chống dị ứng để uống.

Trên thế giới chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này nên chỉ sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị. Cần lưu ý, thuốc kháng histamin là thuốc bắt buộc phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định.

Bác sĩ Thành cho hay, ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số bệnh nhân, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyến cáo, nếu bị ngứa do thời tiết rét nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc. Bởi lẽ, nếu gãi nhiều sẽ gây xước xát da khiến nhiễm trùng, viêm da.

Để hạn chế sự phát triển bệnh da trong trời rét, các bác sĩ da liễu khuyến cáo bệnh nhân hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da, như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ xát lên da khiến da bị kích thích ngứa.

Đặc biệt cần tăng cường uống nước, ăn thêm hoa quả, ít sử dụng chất kích thích. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chất tẩy rửa nên đeo găng tay. Tắm gội hàng ngày bằng dầu gội và sữa tắm do bác sĩ chuyên khoa chỉ định...
 
Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa
 
>>Glucocorticoid: Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.
 
>>Chiếu tia cực tím tại chỗ: Được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
 
>>Thuốc kháng histamin: Chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.
 
Lưu ý: Các thuốc điều trị trên cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn và phương pháp điều trị của bác sĩ.

M.Việt - T.Hương
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 40 phút trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top