Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
GĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.
Nhận biết, phân biệt "đột quỵ" hay "đột tử" - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, một nam bệnh nhân (38 tuổi ở Bắc Ninh), bất ngờ ngã gục xuống ghế tại nhà. Người nhà chứng kiến nghĩ anh bị đột quỵ nên chỉ tiến hành các bước theo dân gian bấm nhân trung, xoa ngực... và gọi xe đưa đi cấp cứu.
Điều đáng tiếc, khi xử trí, người nhà không có động tác kiểm tra mạch nên không biết anh bị đột tử và cần được ép tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Đến viện, tim đã ngừng đập quá lâu, não tổn thương nghiêm trọng. Tiên lượng rất xấu, khó hồi phục.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai:
Đứng trước tình trạng người gặp nạn: ngất, bất tỉnh, việc đầu tiên cần kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn bằng cách đặt tay dưới gốc hàm, cảm nhận nhịp đập của mạch cổ (động mạch cảnh):
+ Có mạch đập → Đột quỵ: Cần giữ tư thế an toàn, theo dõi nhịp thở, nhanh chóng gọi cấp cứu. Không lắc, đỡ dậy, vỗ mặt.
+ Không có mạch → Đột tử: Cần ép tim ngay lập tức đến khi có mạch đập trở lại, đồng thời gọi cấp cứu. Mỗi giây chậm trễ là não bị tổn thương thêm.
Thế nào là bị đột quỵ, đột tử?
Đột quỵ
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) thường xảy ra một cách đột ngột khi nguồn cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, suy giảm hoặc gián đoạn. Lúc này, não bị thiếu oxy, chất dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút, gây ra các triệu chứng như tê liệt một phần cơ thể, mất ý thức… nhưng tim vẫn tiếp tục hoạt động và người bệnh không nhất thiết sẽ tử vong ngay lập tức. Nhưng nếu không được phát hiện, cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ là cao huyết áp, với nguy cơ gấp 3 - 4 lần so với người có huyết áp bình thường. Áp lực máu cao liên tục làm tổn thương mạch máu, dần dần dẫn đến tắc nghẽn và xuất huyết não.
Bệnh tim và mạch máu như bệnh mạch vành cũng tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và tắc nghẽn máu lên não.
Đái tháo đường và rối loạn mỡ máu cũng có thể gây tắc nghẽn và xuất huyết trong động mạch não.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, thừa cân, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.
Người có tiền sử đột quỵ, đặc biệt là những người đã từng trải qua một lần đột quỵ, có nguy cơ cao hơn để trải qua đột quỵ lần thứ hai trong vài tháng đến một năm sau sự kiện đầu tiên.
Đột tử
Đột tử là tình trạng tử vong một cách đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn kể từ thời điểm khởi phát các triệu chứng cấp tính hoặc khi không có người chứng kiến thời điểm tử vong nhưng trước đó người bệnh không có biểu hiện gì. Đột tử thường liên quan đến hệ thống tim mạch, khi tim ngừng hoạt động đột ngột, dẫn đến tử vong ngay lập tức nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Đột tử thường xuất hiện ở người gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch (thường không được phát hiện từ trước).
Đột tử cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
Đột tử do não: Đột quỵ (đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não), u não, viêm màng não, viêm não, động kinh…
Đột tử do bệnh mạch máu không phải tim: Phình động mạch chủ bụng, bệnh mạch máu ngoại biên, huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh mạch máu do di truyền (như hội chứng Marfan)…
Đột tử do bệnh về phổi: Viêm phổi, thuyên tắc phổi, hen suyễn nặng, bệnh phổi do nhiễm trùng (như lao phổi, xơ phổi…).
Đột tử do các bệnh tiêu hóa: Viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa (đặc biệt là xuất huyết từ loét tá tràng hoặc loét dạ dày)…
Đột tử không do bệnh lý: Ngạt thở, uống rượu, chạy bộ quá sức, nắng nóng, làm việc quá sức, tắm đêm…

Đột quỵ hay đột tử đều rất nguy hiểm cho người mắc bệnh. Ảnh minh họa: TL
Dấu hiệu nhận biết trước khi xảy ra đột tử và đột quỵ
Đột tử thường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với đột quỵ và các biểu hiện thường chỉ xuất hiện trong vòng 1 tiếng, bao gồm cảm giác khó thở, hồi hộp, mệt mỏi, suy hô hấp, đau ngực và nhịp tim không đều. Sau đó, bệnh nhân có thể mất tri giác và gặp tử vong.
Khi có các biểu hiện loạn nhịp, chỉ khi được nhập viện kịp thời và xử lý bằng phương pháp hồi sức chuyên nghiệp mới có thể cứu sống được. Điều này khiến việc nhận biết đột tử trở nên khó khăn vì các triệu chứng tương tự có thể xuất hiện ở nhiều bệnh khác.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, cần đi kiểm tra ngay tại bệnh viện, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh tim hoặc trong trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh đột tử.
Đối với đột quỵ, các dấu hiệu báo trước thường xuất hiện và biến mất nhanh chóng, thường lặp đi lặp lại, bao gồm cảm giác chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, buồn nôn và nôn mửa, triệu chứng đau đầu cấp tính và nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, miệng méo, mất cảm giác hoặc tê cứng một bên mặt, khó di chuyển chân tay hoặc không thể di chuyển chúng, tê liệt một bên cơ thể, mất khả năng phối hợp các cử động, đặc biệt là không thể nâng cả hai cánh tay qua đầu.
Khi nói chuyện, người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, âm thanh không rõ ràng.
Đột quỵ và đột tử có mối liên hệ gì?
Theo Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, ước tính có khoảng 10 – 20% ca đột tử xảy ra do đột quỵ. Đột tử là một hậu quả nghiêm trọng của đột quỵ. Đột quỵ cấp có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kiểm soát tự chủ trung ương, gây tổn thương cơ tim, khiến điện tâm đồ bất thường, làm loạn nhịp tim và sau cùng là dẫn đến đột tử.
Bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy sự mất cân bằng thần kinh tự chủ thường xảy ra hơn sau nhồi máu não liên quan đến thùy đảo – một vùng quan trọng kiểm soát các chức năng tự chủ của hệ giao cảm và phó giao cảm. Các bệnh lý tim mạch đi kèm làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong sau đột quỵ.
Tuy nhiên, cơ chế chính xác dẫn đến đột tử vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ hậu quả của rối loạn thần kinh tự chủ trong giai đoạn đột quỵ cấp và để xác định những bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao.

Đột quỵ hay đột tử thường xảy ra với người có bệnh nền. Ảnh minh họa: TL
Phòng ngừa đột quỵ và đột tử
Theo bác sĩ Bệnh viện nhân dân 115, phần lớn các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ và đột tử đều có thể kiểm soát được nếu người dân có ý thức chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa đột quỵ và đột tử:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế muối, đường, mỡ động vật và thực phẩm chế biến sẵn.
- Ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa (dầu thực vật, cá).
- Uống đủ nước, hạn chế rượu bia.
Vận động thể chất đều đặn:
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
- Lựa chọn hoạt động phù hợp thể trạng: đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, bơi lội…
- Không nên vận động quá sức, đặc biệt ở người có bệnh lý tim mạch.
Các yếu tố khác:
- Không hút thuốc lá, tránh hút thuốc thụ động.
- Hạn chế rượu bia – uống có kiểm soát hoặc tốt nhất nên kiêng hẳn.
- Ngủ đủ giấc (7–8 giờ mỗi đêm), tránh thức khuya kéo dài.
- Giảm stress, cân bằng cuộc sống bằng các phương pháp thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách…
Kiểm soát bệnh nền hiệu quả
Kiểm soát huyết áp:
- Mục tiêu thông thường là dưới 130/80 mmHg.
- Uống thuốc đều đặn theo đơn, không tự ý ngưng thuốc.
Quản lý đường huyết:
- Đối với người đái tháo đường, nên duy trì HbA1c dưới 7% nếu không có chống chỉ định.
Kiểm tra mỡ máu định kỳ:
- LDL-cholesterol nên dưới 100 mg/dL (hoặc thấp hơn ở người có nguy cơ cao).
Ngoài ra, cần:
- Theo dõi và điều trị các bệnh tim mạch như rung nhĩ, suy tim, bệnh van tim…
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì (BMI < 23 đối với người châu Á).
Tầm soát và khám sức khỏe định kỳ
• Người trưởng thành nên kiểm tra: huyết áp, đường huyết, mỡ máu, chức năng gan thận, điện tâm đồ; siêu âm tim, đo điện tim khi có chỉ định.
• Người có nguy cơ cao (trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình, thừa cân…) nên kiểm tra chuyên sâu hơn: siêu âm mạch cảnh, đo độ cứng động mạch; chụp CT mạch vành, MRI não khi cần.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm
- Đau ngực khi gắng sức.
- Khó thở không rõ nguyên nhân.
- Ngất đột ngột, đặc biệt trong khi hoạt động.
- Nhịp tim không đều, hồi hộp dữ dội.
- Cảm giác bất an, "sắp ngất", mệt mỏi lạ thường.
Tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt khi triệu chứng lặp lại hoặc xảy ra ở người có bệnh nền.

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 56 phút trướcGĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.