6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe
GĐXH - Nhiều người cho rằng uống nước cam thường không gây hại cho sức khỏe. Điều đó chỉ đúng khi bạn uống nước cam đúng cách.
Uống nước cam hàng ngày có tốt không?
Nước cam tươi là một trong những loại nước hoa quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng thường xuyên. Đây là loại thức uống bổ dưỡng, giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và hỗ trợ tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một cốc nước cam tươi chứa 112 calo, 2g chất đạm, 0g chất béo, 26g carbohydrate, 0g chất xơ, 21g đường…
Nước cam hầu như không chứa tinh bột hoặc chất xơ. Hầu như tất cả carbohydrate của nó đều có ở dạng đường. Đường tự nhiên (fructose) mang lại cho nước cam hương vị ngọt ngào đặc trưng.
Chỉ cần một cốc nước cam, cơ thể đã được đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước cam cũng chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh, nước cam có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe.

Uống nước cam bao nhiêu là đủ?
Rất nhiều người cho rằng uống nước cam thường không gây hại cho sức khỏe. Điều đó chỉ đúng khi bạn uống nước cam đúng cách. Ngược lại, uống nước cam một cách thiếu khoa học có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có đối với sức khỏe. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ càng về những lưu ý khi uống nước cam để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Theo nghiên cứu, 200ml nước cam nguyên chất chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C nhu cầu của cơ thể trong một ngày. Vì vậy, uống quá nhiều nước cam sẽ gây dư thừa lượng vitamin C không cần thiết cho cơ thể. Còn với trẻ em, chỉ uống khoảng 100ml nước là đủ.
Thời điểm uống nước cam tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là thời điểm tốt nhất, giúp dạ dày dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Hoặc có thể uống sau khi ăn 1 - 2 giờ để khi không quá no cũng không quá đói để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
6 thời điểm được khuyến cáo không nên uống nước cam
Không uống nước cam ngay sau khi đánh răng
Đây là một thời điểm tuyệt đối không nên uống nước cam, nhưng rất nhiều người mắc phải. Sau khi đánh răng, miệng vẫn còn tồn dư lượng nhỏ fluor và chất tẩy rửa từ kem đánh răng. Nếu uống nước cam ngay lúc đó, axit trong cam sẽ phản ứng với fluor và các chất hóa học, tạo ra hợp chất gây tổn hại men răng, khiến răng dễ bị ê buốt và mòn dần theo thời gian.
Ngoài ra, axit có trong nước cam cũng làm yếu lớp men răng tạm thời sau khi vừa chải răng xong – thời điểm răng nhạy cảm nhất.

Ảnh minh họa
Không uống khi bị viêm loét dạ dày
Với những người có vấn đề về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược axit hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), uống nước cam có thể làm tình trạng nặng hơn. Lượng axit trong cam làm tăng độ chua trong dạ dày, gây kích ứng lớp niêm mạc vốn đã bị tổn thương.
Tương tự, nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng hay đau bụng, uống nước cam sẽ làm nặng thêm triệu chứng.
Không uống nước cam vào buổi tối
Buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tốn năng lượng. Nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.
Uống nước cam vào buổi tối còn dễ gây tiểu đêm, làm mất ngủ, axit trong cam ảnh hưởng đến men răng. Uống trước khi ngủ còn ảnh hưởng đến thận, nguy cơ dư thừa khoáng chất, gây sỏi.
Không uống khi ăn hải sản
Khi ăn hải sản, để hạn chế cảm giác bị tanh miệng, nước ngọt hay nước hoa quả luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng nước cam lại không nên nằm trong số những sự lựa chọn đó. Lý do là bởi phần lớn hải sản đều chứa lượng lớn asen pentavenlent độc hại.
Trong đó, vitamin C có trong cam sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín, rất dễ gây đau bụng hoặc ngộ độc cấp tính gây nguy hại đến sức khoẻ.
Chính vì vậy, tuyệt đối không uống nước cam khi đang ăn hải sản mà chỉ nên uống nước ngọt hoặc các loại trà, nước hoa quả chứa nhiều axit như nước chanh…
Không uống khi đang đói
Uống nước cam khi đói gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với acid trong dạ dày, gây ra viêm loét nếu tiêu thụ với một lượng lớn.
Uống nước cam lúc đói cũng khiến những người đang mắc bệnh dạ dày dễ bị tăng nồng độ acid, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng và làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng thêm.
Không uống sau khi uống thuốc
Nước cam có thể gây tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị cao huyết áp. Các thành phần trong nước cam như flavonoid hoặc axit ascorbic có thể cản trở hoặc làm thay đổi cách thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến thuốc mất tác dụng hoặc gây tác dụng phụ.
Ví dụ, nước cam có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc kháng sinh nhóm tetracycline, làm mất hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc tim mạch, nếu kết hợp với nước cam, còn có thể gây tăng độc tính.



Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 phút trướcGĐXH - Người đàn ông suy thận cho biết thường phải thức đêm làm việc lệch múi giờ nên ăn uống thất thường. Ông cũng thường tham gia các buổi tiệc thâu đêm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Tìm hiểu loại sữa công thức đang được nhiều mẹ 'lùng sục' giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt
Sống khỏe - 2 giờ trướcTrên nhiều diễn đàn nuôi con, ngày càng nhiều phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm tăng đề kháng cho trẻ bằng sữa công thức chứa Lactoferrin. Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu thực tế khi trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh vặt như ho, cảm, tiêu chảy do sức đề kháng yếu, đặc biệt vào thời điểm giao mùa.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu
Y tế - 7 giờ trướcMắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

Chuối xanh cực tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Với hàm lượng tinh bột kháng và chất xơ cao, chuối xanh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ
Y tế - 22 giờ trướcMột ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.