Chuỗi ngày ở cữ kinh hoàng ở nhà chồng
Chỉ có Hoàn mới hiểu nguyên do cuộc “khủng hoảng” tinh thần khiến kỳ ở cữ của cô chẳng khác gì địa ngục này.
Vừa kết thúc kỳ ở cữ, Hoàn đến cơ quan với một gương mặt u ám sầu thảm, khiến ai nhìn cũng phải giật mình. Vài chị em thân thiết xúm lại hỏi han, tưởng rằng vợ chồng Hoàn xảy ra “chiến sự”, sau vài câu chuyện, mọi người xì xào: “Chắc cô nàng bị bỉm sữa ám!”. Nhưng chỉ có Hoàn mới hiểu nguyên do của cuộc “khủng hoảng” tinh thần khiến kỳ ở cữ của cô chẳng khác gì địa ngục này.
Vừa tốt nghiệp Đại học, Hoàn vội vã lấy chồng vì sợ… ế. Nguyên – chồng Hoàn là một người đàn ông tốt, chăm chỉ, sống tình cảm, duy chỉ có điểm yếu là nhu nhược trước gia đình, gần như mọi công to việc lớn trong nhà anh đều không có quyền quyết định. Với Hoàn, cô luôn tự nhủ người như Nguyên là quá đủ, bởi làm gì có ai hoàn hảo bao giờ. Vả lại, nếu có thì chắc cũng không đến lượt mình. Hoàn lên xe hoa trong tâm thái tự tin như thế.

Mẹ chồng Hoàn tuy không phải người ghê gớm nhưng ưa nịnh, thích con cái ngoan ngoãn, biết nghe lời. (ảnh minh họa)
Cuộc sống chẳng được màu hồng như mong đợi, khi càng ngày Hoàn càng nếm trải “trái đắng”. Đầu tiên là những lần giận đến tím mặt tím gan khi phải ngậm ngùi chịu thiệt thòi trong tất cả những sự việc có liên quan đến mẹ chồng.
Ngay hôm đầu tiên từ bệnh viện về nhà, Hoàn bàn với chồng: “Phòng mình vừa bé vừa bí, em sợ con chịu không nổi mấy ngày nóng. Hay mình xin phép bà cho về ngoại tầm 2 tháng, con cứng cáp hơn thì mình về lại”. Đầu tiên, Nguyên cũng đồng tình với vợ nhưng vẫn còn lưỡng lự. Đến bữa cơm, không hiểu mẹ chồng nói gì mà lúc lên phòng, mặt Hoàn đang vui bỗng xịu hẳn xuống sau khi Nguyên phán câu xanh rờn:
- Mai anh đi mua thêm cái bình phun sương và quạt, tạm khắc phục những ngày nóng. Chắc hết đợt oi bức này là thời tiết chuyển mát thôi mà!
- Thế còn chuyện về ngoại ở…
- Mẹ bảo hai mẹ con ở đây là được, không đi đâu cả! – Nguyên ngắt lời vợ.
Sau mấy lần hậm hực thì cuối cùng chuyện chỗ ở cũng tạm êm, vì Hoàn hiểu lời mẹ chồng nói sức nặng như chì, dù có tác động đến mấy cũng khó mà thay đổi được. Chuyện này chưa qua, chuyện khác đã đến. Mẹ chồng Hoàn vẫn còn trẻ, làm công chức Nhà nước và lại là gái phố nên chuyện bếp núc không mấy chu toàn. Hồi hai người mới tìm hiểu nhau, Hoàn đến nhà người yêu ăn cơm lần đầu tiên đã nhanh chóng nhận ra căn bếp không phải là chốn yêu thích của mẹ chồng, bởi nhìn mâm cơm đón khách chỉ toàn là thức ăn mua sẵn ngoài chợ hay siêu thị. Chẳng trách mà nhiều khi cô ghé nhà Nguyên bất chợt, dù sát giờ cơm vẫn thấy bếp lạnh tanh, chỉ một lát sau đã thấy mẹ chồng tương lai hớt hải đi về, bày biện mấy thứ từ trong túi nilong, hộp xốp, nhoáng cái đã thành một mâm cơm đủ món.
Khi đã cưới nhau về, Hoàn cũng không mấy ý kiến về việc này bởi cả nhà cũng chỉ ăn một bữa tối cùng nhau, hơn nữa vậy càng tiện vì khả năng nấu nướng của cô cũng không khéo. Cho đến khi ở cữ, Hoàn mới chợt thấy “đắng lòng” vì cứ ngày ngày sống chung với cảnh cơm hàng cháo chợ. Gái đẻ mà ngày nào cũng như ngày nào, thức ăn sẵn mùi vị giống hệt nhau mua ở chợ, đến cả mấy món ăn lợi sữa cũng đều là hàng mua sẵn. Ăn thì thích thật, nhưng chả vui vẻ gì khi cứ nơm nớp lo nguy cơ tiêu chảy rồi ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ý kiến thì chồng gạt phắt đi: “Bọn anh cũng ăn thế mà lớn, đến giờ có sao đâu!”. Nói nhiều thì mệt, thôi thì im lặng cho xong.
Trong nhà, mẹ chồng nàng dâu cũng ít khi va chạm bởi Hoàn thường đi làm cả ngày, cuối tuần thì người nào việc nấy: vợ chồng Hoàn thích tụ tập bạn bè rồi lượn lờ phố xá, mẹ chồng cũng bận rộn với các hội nhóm, câu lạc bộ nhảy. Thành ra, mấy mẹ con thường chỉ gặp nhau vào bữa tối, đến nói chuyện cũng không được nhiều, chứ đừng nói gì việc cạnh khóe nhau. Hoàn ở cữ, suốt ngày loanh quanh bỉm sữa đã sẵn ấm ức trong người, thêm việc không nhờ vả, chia sẻ được cùng ai nên thêm phần bực bội, chỉ chực một giọt nước là tràn ly.

Hoàn sống khổ, nhưng ngày ngày cam chịu. (ảnh minh họa)
Mẹ chồng Hoàn tuy không phải người ghê gớm nhưng ưa nịnh, thích con cái ngoan ngoãn, biết nghe lời. Nay thấy con dâu bỗng dưng “đổi tính”, hay thích lý sự rồi thi thoảng lại thái độ ra mặt mỗi khi không muốn nghe theo quyết định của bà thì không còn mặn mà như trước. Vậy là không khí trong nhà cứ trầm dần rồi trở nên căng thẳng lúc nào không hay. Ăn uống trong nhà, hai mẹ con hục hặc. Nuôi con chăm cháu, quan điểm không đồng nhất, mỗi người một ý. Cách ngày lại to tiếng một lần, đến mức mẹ chồng Hoàn ghét con ra mặt, việc chăm cháu tuyệt nhiên không đụng gì đến rồi lấy cớ “nói mãi mà con cái không nghe”, bỏ ra ngoài tham gia câu lạc bộ. Nhiều khi, đến tối mịt khi Nguyên đi làm về cũng phát hoảng khi thấy vợ nước mắt ngắn dài, đói lả vì không có gì bỏ bụng, con quấy khóc vì mẹ không còn sữa.
Hoàn sống khổ, nhưng ngày ngày cam chịu. Ở thì không đành lòng mà đi thì đương nhiên mẹ chồng không đồng ý. Chẳng phải bà muốn ôm “cục nợ” cho chướng mắt mà bởi bà sợ hàng xóm và thông gia dị nghị: có mỗi đứa cháu cũng không chăm nổi! Không dưới chục lần, Hoàn nức nở kể lể rồi xin chồng cho về ngoại để “giải thoát” nhưng không thành. Vợ khổ ra sao, Nguyên đều biết cả nhưng nhắc đến việc hỏi ý kiến mẹ thì lại nhụt chí, vì đã biết sẵn câu trả lời. Nhiều đêm, nằm ôm con mà nước mắt Hoàn chỉ chực chảy ra, chỉ ước sao ngày mai tỉnh dậy đã hết kỳ hạn 6 tháng, để cô đường đường chính chính được ra ngoài tự do và lấy cớ đem con đi gửi. “Nhờ chồng mà mình đã có kỳ ở cữ kinh hoàng như địa ngục”, Hoàn ngao ngán mỗi khi nhớ lại quãng thời gian khủng khiếp khiến cô ám ảnh hàng đêm.
Theo Thu Hương (Afamily/Trí Thức Trẻ)

2 cô gái chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là chị em ruột
Gia đình - 10 phút trướcNgoại hình giống nhau khiến hai cô gái trở thành bạn thân, quen biết hơn một năm thì họ làm xét nghiệm ADN sau khi nhận thấy có quá nhiều điểm trùng hợp.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 22 giờ trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.