Chương trình giáo dục phổ thông: Cần thống nhất thời gian cho mỗi tiết học
“Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể cần nghiên cứu, xem xét kỹ một số nội dung để nâng cao tính khả thi của Chương trình mới” - Ông Trần Tuấn Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang góp ý tới Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
Định hướng nghề phù hợp xu thế
Đó là nhận xét của PGS Nguyễn Vũ Lương - Chủ tịch Hội đồng khoa học Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) sau khi nghiên cứu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Dự thảo đã đáp ứng với yêu cầu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Chương trình đã tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Mục đích là để học sinh phát huy sở trường, các em cảm thấy đi học là hạnh phúc, để tiến tới thành công.
Lấy ví dụ cụ thể trong Dự thảo, PGS Vũ Lương nhấn mạnh, điểm nổi bật trong Dự thảo đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được xuyên suốt từ tiểu học đến THPT. Đây là môn học giúp các em phát huy được năng lực và kỹ năng của mình.
Hoặc ngay từ bậc tiểu học đã có môn: Giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta... giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, phẩm của mình.
Cách phân phối hệ thống các môn học được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc như trong Dự thảo nêu là hợp lý.
Đặc biệt, việc chia thành hai giai đoạn gồm: Giai đoạn giáo dục cơ bản với 9 năm từ bậc tiểu học đến hết THCS và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp với 3 năm của THPT là phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Theo PGS Vũ Lương, ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp với 3 năm ở bậc THPT tôi thấy, dường như Ban soạn thảo có tham khảo nghiên cứu chương trình trên thế giới, mà rõ nét nhất là: ở một số nước Châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cân nhắc thật kỹ lưỡng để lựa chọn hướng đi phù hợp với mình nhất.
Giờ học của cô và trò trường tiểu học ở Bắc Giang. Ảnh: TL
Cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh
Đánh giá cao Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ông Trần Tuấn Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cho biết, Chương trình có nhiều điểm mới có tính đột phá so với chương trình phổ thông hiện hành.
Chương trình mới sẽ giúp cho người học chủ động và linh hoạt hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn Nam, Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể cần nghiên cứu, xem xét kỹ một số nội dung để nâng cao tính khả thi của Chương trình mới.
Cụ thể, ở cấp Tiểu học, nên thống nhất mỗi tiết học ở tiểu học là từ 30 đến 40 phút. Tên môn học "Cuộc sống quanh ta" ở lớp 1, 2, 3 nên đổi tên thành môn "Tìm hiểu tự nhiên và xã hội" để liên thông với môn học "Tìm hiểu tự nhiên", "Tìm hiểu xã hội" các lớp sau đó.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nội dung hết sức quan trọng trong việc hình năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Nhưng khi triển khai hoạt động này nhà trường sẽ phải đối diện với những khó khăn, thách thức như: Nội dung, hình thức tổ chức liên quan đến nhiều môn học; giáo viên chưa được đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn; kinh phí tổ chức còn hạn hẹp.
Ở bậc THPT, cần nghiên cứu, điều chỉnh một số nội dung như: Lớp 10 là lớp đầu cấp, học sinh mới làm quen với THPT nên sẽ gặp khó khăn khi học nhiều bộ môn cùng lúc, khả năng định hướng nghề nghiệp đối với học sinh hiệu quả không cao.
Lớp 11, 12 là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cao, cộng với sự tự chọn môn học của học sinh có thể dẫn đến dư thừa cục bộ giáo viên, các trường khó có đủ điều kiện đáp ứng với sự tự chọn của học sinh.
“Để có thể triển khai Chương trình mới từ năm học 2018 - 2019, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội, nhất là ý kiến của các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín; bổ sung, điều chỉnh nội dung phù hợp, hoàn thiện để sớm ban hành Chương trình chính thức để các cơ sở giáo dục có căn cứ chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình mới một cách tốt nhất” - ông Trần Tuấn Nam góp ý.
Báo điện tử Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục có những bài viết đóng góp cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ các chuyên gia, nhà giáo, độc giả. Mọi ý kiến, bài viết đóng góp về Dự thảo xin được gửi về hòm thư điện tử: giaoducgdxh@gmail.com.
Q.Anh
VTV lên tiếng về vụ việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu, gây tai nạn trên quốc lộ 6
Xã hội - 51 phút trướcĐài Truyền hình Việt Nam rất lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng xảy ra lần này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.
Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?
Xã hội - 1 giờ trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Phạm Thị Trà My tại Đà Nẵng đăng tải hình ảnh sống sang chảnh trên mạng xã hội để thu hút khách hàng rồi làm việc phạm pháp; Việc hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày đã ảnh hưởng đến chế độ tiền lương của các giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông)...
Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có hiệu lực thi hành. Những loại xe nào bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 13 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.