Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có những môn học, giáo viên không có việc
GiadinhNet - Chương trình Giáo dục phổ thông mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó.
Chương trình Giáo dục phổ thông mới trước nỗi lo về chất lượng và áp lực đối với giáo viên. Ảnh minh họa
“Giải thoát” sổ sách, hành chính cho giáo viên
Bộ GD&ĐT vừa triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp.
Theo Bộ GD&ĐT, việc hoàn thành biên soạn Chương trình được coi là thành công bước một. Bước tiếp theo rất quan trọng đó là chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình, cụ thể là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, những yêu cầu với đội ngũ phải đi cùng với việc giảm áp lực và tạo động lực cho giáo viên. Việc đầu tiên nhằm giảm áp lực cho đội ngũ là giảm gánh nặng thủ tục hành chính, sổ sách, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, rà soát đăng ký thi đua trên cơ sở thiết thực. Tới đây sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường giáo dục thân thiện, đổi mới, tránh gây bức xúc, dồn nén cho thầy cô.
Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ băn khoăn: “Việc tuyển giáo viên mới thì hiện tỉnh đang lúng túng khi đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn trong tuyển dụng như thế nào để tránh việc tuyển xong lại đưa đi đào tạo, bồi dưỡng lại. Hiện chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế thì phải sắp xếp làm sao để không xảy ra thừa thiếu giáo viên. Ngoài ra, các trường còn đang lúng túng về việc giảng dạy tích hợp liên môn và việc bổ sung trang thiết bị như thế nào để tránh sự lãng phí”.
Sau khi Chương trình Giáo dục phổ thông mới được chính thức ban hành, nhiều nhà giáo lo lắng bởi công việc dạy học sắp tới sẽ không giảm áp lực mà còn thêm nhiều việc để làm, bởi đòi hỏi của Chương trình mới khá “mở”, người giáo viên sẽ phải thay đổi cách truyền thụ cho học sinh dựa trên nền cơ bản của Chương trình đưa ra. “Ở Chương trình mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó. Ngoài ra, Chương trình chỉ giảm tải về mặt số lượng môn học nhưng về khối lượng công việc cho giáo viên sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là phải trau dồi liên tục kiến thức liên ngành”, ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh Tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) nhận xét.
Nhiều phần việc địa phương… tự lo
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước mới có 424.757 phòng học kiên cố trên tổng số 567.012 phòng học hiện có, đạt tỷ lệ 75%, điều này cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn thiếu khoảng 142.000 phòng học kiên cố, đủ điều kiện để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ngay tại Hà Nội, thành phố cũng tích cực xây mới phòng học phục vụ học do sỹ số quá đông. Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cách đây 1 năm, Hà Nội đã rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trên địa bàn để có thể đáp ứng được Chương trình mới. Hà Nội đầu tư xây mới 22 trường với hàng trăm phòng học; bên cạnh đó tiếp tục đầu tư hàng năm cho cơ sở vật chất trường lớp hiện có.
Dù không thiếu phòng học kiên cố, song ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn để các địa phương có sự chủ động. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng mong muốn Bộ GD&ĐT chia sẻ, có định hướng với một số địa phương sĩ số học sinh/lớp còn đông như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương khác như: Lào Cai, Phú Thọ… cho rằng, để kịp cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm 2020, các địa phương đã tích cực xóa phòng học tạm, ưu tiên cho lớp 1. Song các năm tiếp theo cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các bộ môn như Tin học, Ngoại ngữ.
Chia sẻ băn khoăn về thời gian, nội dung Chương trình học mới ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho rằng, trong Chương trình đã rút ngắn thời gian của mỗi tiết học, cụ thể đối với học sinh học cấp tiểu học sẽ rút ngắn xuống khoảng 1 giờ, hết giờ chính khóa về như vậy là sớm, gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đón con. “Nếu như trường sử dụng thời gian đó để dạy kỹ năng sống, hoạt động thể dục thể thao có được không? Ngoài ra, có môn học về địa phương, nhưng chưa biết sẽ đưa nội dung nào để dạy cho học sinh. Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này”, ông Nguyễn Anh Ninh chia sẻ thêm.
Trước băn khoăn của các địa phương, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết, các địa phương được chủ động trong thiết kế nội dung mang tính địa phương, lựa chọn các yếu tố thời sự nào của địa phương như kinh tế - xã hội, lịch sử là địa phương tự chọn. Ví dụ, TP HCM thì dạy các em về phát triển kinh tế, còn ở các tỉnh Tây Nguyên dạy về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa cồng chiêng… Đối với thời gian trống sau ngày học, các trường, địa phương có thể thiết kế dạy kỹ năng sống, văn hóa văn nghệ cho học sinh. Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn các địa phương thực hiện”.
“Thời gian tới đây, các Vụ, Cục sẽ có hướng dẫn rất cụ thể công việc cần phải làm, lộ trình phân công, phân cấp, phối hợp một cách tường minh để có thể triển khai nhịp nhàng. Thành công của việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới phụ thuộc vào sự hợp tác, cộng đồng trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan, của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở, Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các trường phổ thông. Riêng về đội ngũ Hiệu trưởng, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ dành nhiều thời gian hơn để bồi dưỡng cho đội ngũ này. Bởi Hiệu trưởng tốt thì trường học sẽ tốt”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Quang Anh
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 3 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 4 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 5 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 9 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.