Chuyện “bán mạng” mưu sinh của những người phụ nữ làm nghề nguy hiểm nhất Việt Nam
GiadinhNet - Dưới lớp đất sâu, những người đàn bà không chồng thuộc tổ dân phố 11, 12 (phường Vũ Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày ngày vẫn cặm cụi tìm… bom mìn kiếm sống.
Dưới lớp đất sâu, những người đàn bà không chồng thuộc tổ dân phố 11, 12 (phường Vũ Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày ngày vẫn cặm cụi tìm… bom mìn kiếm sống. Trong cuộc mưu sinh cực nhọc ấy, có chị em đã mất một phần thân thể, thậm chí đổi bằng cả tính mạng. Nhưng qua hàng chục năm, các chị em vẫn phải bám nghề “giỡn mặt tử thần” này chỉ bởi… không biết làm gì khác.
Một ngôi nhà trong xóm “đánh đu với tử thần”
Mỗi ngày đi làm chỉ mong trở về còn... nguyên vẹn
Trong ngôi làng nhỏ nằm lọt thỏm bên trong vườn tràm, những người phụ nữ đang cặm cụi làm lụng, gương mặt đượm vẻ u buồn. Trong số đó, có nhiều người đã bị mất đi một phần thân thể sau những tiếng nổ thời hậu chiến. Công việc chủ yếu của họ là rà phế liệu trên những bãi đất trống để mưu sinh. Đó là những bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vì khu vực này trước kia là nơi diễn ta cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân (1968). Đã có biết bao vụ nổ xảy ra khiến những người đàn bà phải chịu cảnh góa chồng nhưng ngày ngày họ vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy này, nếu không thì chẳng biết lấy gì trang trải cuộc sống.
Dụng cụ kiếm cơm của họ chỉ là những chiếc máy rà kim loại được cải tạo từ nhiều đồ vật khác nhau, độ chính xác rất thấp. Chính vì thế, nhiều lúc có những quả bom bi, mìn cóc còn sót lại không được máy báo, người rà dẫm vào và phải hứng chịu hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chị Đào Thị Huệ (38 tuổi), một người làm nghề rà phế liệu, tâm sự về cuộc sống cơ cực của gia đình mình. Do nhà nghèo, không có đất canh tác, gia đình chị đành gắn bó với nghề tìm phế liệu này. Suốt 10 năm qua, chồng chị phải đi khắp nơi để tìm những mảnh bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Đã nhiều lần “chết hụt” khi bom mìn phát nổ nhưng vì miếng cơm manh áo, anh vẫn phải nhắm mắt làm ngơ. “Sinh nghề tử nghiệp”, cuối năm ngoái, chồng chị đã tử vong vì mìn phát nổ.
Không riêng gia đình chị Huệ, nhiều hộ ở khu phố 2 này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Năm ngoái, chị Dương Thị Thúy cũng vướng phải bom bi trên đường đi tìm phế liệu khiến chị mất cả đôi chân. Vậy là bao nhiêu gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của những đứa trẻ không còn cha. Cũng như chị Thúy, hoàn cảnh của chị Thuận, chị Muông, chị Tươi và nhiều người đàn bà khác ở nơi này cũng chẳng sáng sủa gì. “Ngày khá thì thu nhập được trên 50.000 đồng, ngày đen đủi thì chỉ được dăm nghìn. Tìm phế liệu ở công trình xây dựng thì không sợ gặp phải bom mìn nhưng được rất ít. Vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi đành đánh liều tìm ở các cánh đồng, bãi đất trống. Dù rất sợ nhưng khi máy phát hiện ra kim loại, ai cũng mừng rỡ, cật lực đào chứ đâu biết mình có gặp phải điều xui xẻo hay không. Sáng đi, tối về mà mình còn nguyên vẹn là mừng rồi”, chị Muông ngồi co ro dưới hiên nhà tâm sự. Vừa ngồi trò chuyện, chúng tôi quan sát thấy lòng bàn chân, bàn tay của các chị trắng toát, lớp da bị “quét” thành những rãnh sâu hoắm chạy dài. Ở đây, cứ 10 người thì cả 10 đều bị bệnh về da, chân tay, thậm chí mắt cũng bị hỏng vì… đào phải mìn.
Cách đây 10 năm, trong một lần đi rà phế liệu tại đồi tràm, chị Nguyễn Thị Thuận dẫm lên một quả bom bi. Hậu quả là đôi chân của chị giờ bước đi tập tễnh. Chị Thuận cũng là người sáng lập ra xóm và đã duy trì hơn 18 năm nay. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, những người phụ nữ lại lẫn trong đám sương sớm đi ra bãi rác lượm ve chai, phế liệu để kiếm sống qua ngày. Bên cạnh nỗi cơ cực, họ còn phải đứng trước những mối hiểm nguy đang rình rập. Trong cuộc mưu sinh ấy, không ít người đã phải để lại một phần thân thể ở những nơi có bom mìn mà họ đã đi qua.
Điều đau lòng là chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 20 người phải bỏ mạng và hơn 15 người bị thương khi đi tìm phế liệu. Hầu hết họ đều là những hộ nghèo nên buộc phải lấy nghề này làm kế sinh nhai. Những đứa trẻ ở “xóm không chồng” khi lớn lên đều phải theo mẹ đi lượm ve chai, rà phế liệu. Chỉ một số ít được đến trường. Chiều muộn, sau một ngày lăn lộn khắp các bãi rác, chúng trở về quây quần bên nhau, tranh thủ chơi đùa trước khi màn đêm buông xuống. Lúc chúng tôi đến xóm nhỏ này, bọn trẻ đang nô nức chạy theo cánh diều giấy. Sau ít phút ngơ ngác thấy người lạ ghé thăm, chúng chạy ùa đến, vây lấy chúng tôi. Đứa nào đứa đấy cởi trần tồng ngồng. Có cô bé lém lỉnh, mạnh dạn níu tay tôi: “Chú ơi, chụp cho cháu vài kiểu ảnh để cháu khoe với mẹ!”, nghe sao mà xót xa đến thế.
Những phận đời bất hạnh
Hạnh phúc bình dị của mẹ con chị Hà
Trên những khoảnh đất trống, có chỗ cắm biển báo hiệu khu vực nguy hiểm nhưng vẫn thấy thấp thoáng một vài người phụ nữ đang cặm cụi rà phế liệu. Cái nghèo khó, nhọc nhằn cứ bám riết lấy những người phụ nữ ở này. Mỗi người có một hoàn cảnh éo le riêng nhưng họ có một điểm chung là vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha của những đứa trẻ. Họ chèo lái gia đình trong cảnh không người đàn ông chia sẻ. Nơi tá túc của họ là những ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa rừng tràm bao la. Gọi là nhà cho đỡ chạnh lòng, chứ thực ra đó chỉ là những chiếc chòi tranh, vách đất. Trong những trống huơ trống hoắc ấy, không có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ kỹ và chiếc bàn xập xệ.
Tập tễnh đi lại bằng đôi chân giả sau khi giẫm phải bom mìn, chị Dương Thị Thúy vẫn đang bươn chải để kiếm tiền nuôi hai đứa con ăn học. Bù lại, các con chị đều ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó và học giỏi. Nhìn những gương mặt buồn buồn, ánh mắt nặng nề chất chứa sự hờn tủi trong lòng của các chị mà thấy đời lắm nỗi gian truân. Những đôi mắt chỉ chực khóc khi nói về tương lai của những đứa con nhỏ. “Tại nhan sắc chẳng bằng ai nên tôi không kiếm nổi một tấm chồng. Nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định đi xin con nuôi để sau này tuổi già còn có chỗ nương tựa. Người đời có cười chê rồi họ cũng thôi. Tôi đã sống một đời không chồng, giờ không có con chắc tôi sống không nổi”, chị Thúy ngậm ngùi.
Không chỉ người lớn mà nhiều đứa trẻ trong làng cũng đang “nối nghiệp” các mẹ, các cô. Ngoài giờ học, chúng lại mỗi đứa một bao tải, một gậy rà ra đồng. Một cậu bé buồn buồn: “Cháu mần (làm) nghề ni (này) đã gần hai năm rồi, cực lắm chú à! Mỗi khi nghe tiếng nổ mà sợ mất hồn nhưng trời nắng, trời mưa gì cũng phải đi mần. Không mần thì không có cơm gạo mà ăn, mà nuôi mẹ!”. Có lẽ “kỷ lục” về việc học hành ở đây là một cô bé lên được Trung học cơ sở, sau đó chẳng bao lâu cũng nghỉ học. Còn những đứa trẻ khác, biết đến con chữ, phép tính đã là may mắn lắm. Chị Thúy cho biết, trước đây cũng có lớp học tình thương của cô giáo Ngọc. Lúc ấy, những đứa trẻ trong xóm rất chịu khó đến lớp. Nhưng khi cô giáo Ngọc tuổi già sức yếu, không dạy được nữa thì những đứa trẻ cũng thất học từ đó. Nhiều lúc các bà mẹ khóc thầm vì nghĩ tội cho những đứa trẻ khi tương lai mịt mờ phía trước. Nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, họ đành buông xuôi theo số phận.
Có thể đâu đó dưới lớp đất kia, những cơ hội đổi miếng cơm manh áo của họ vẫn đang nằm lẩn khuất, cùng với đó là những ám ảnh về cái chết và thương tật nhưng họ vẫn chấp nhận đánh đổi bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả tính mạng của mình. Bởi chính nhờ cái nghề nguy hiểm này mà họ có thể nuôi sống được bản thân và gia đình. Và hàng ngày, những người phụ nữ này lại thắp lên một niềm hy vọng: biết đâu bữa nay “trúng” ổ kim loại ngon bán được nhiều tiền hơn! Nhưng lúc chia tay các chị, bỗng có một tiếng nổ vang lên từ phía bên kia, thấy các chị hộc tốc chạy ra, thảng thốt, lo lắng mà tôi cũng nát lòng. Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng trong sâu thẳm những người mẹ này, nỗi ám ảnh về bom đạn đến bây giờ vẫn còn chưa dứt.
Quần tụ từ muôn nẻo đời cơ cực
Hồi đầu chỉ có ba, bốn người đến sinh sống rồi dần dà phát triển thành thôn xóm. Hầu hết những người phụ nữ ở đây đều gặp trắc trở trong chuyện tình cảm. Có nhiều người kém duyên, liều tìm đến xin những người đàn ông đứa con để dựa dẫm về già. Sau đó, các chị tìm về đây để sinh sống. Họ quần tụ với nhau và mảnh đất này trở thành nơi nương náu của nhiều hoàn cảnh éo le.
Đức Bảo
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 32 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 36 phút trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 39 phút trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 44 phút trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 45 phút trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.