Chuyên gia lý giải về bé 1 tháng tuổi biết nói ở Hà Nội
GiadinhNet – Những ngày gần đây, clip về bé gái 1 tháng tuổi ở xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội có thể nói các từ “bà ơi, mẹ ơi, bố ơi” đang gây xôn xao dư luận.
Trong khi đó có những đứa trẻ 18, 24 tháng tuổi cũng chỉ mới bặp bẹ những từ vô nghĩa. Chuyên gia giáo dục sẽ có những phân tích vì đâu trẻ nói sớm, nói muộn.

Mặc dù còn ẵm ngửa trên tay nhưng con chị Hương đã biết nói (Ảnh infonet)
1 tháng đã gọi bà, gọi mẹ
Bé gái đặc biệt một tháng tuổi biết nói này là con gái đầu lòng của chị Kiều Thị Hương (SN 1987), xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội. Theo người nhà bé, khi cháu bé tròn 1 tháng tuổi mẹ con chị Hương chuyển sang nhà ngoại. Ở đến ngày thứ 3 thì cháu bắt đầu gọi ba. Sang ngày thứ 5 thì cháu bé gọi rõ và nhiều hơn. Cháu bé thường hay gọi ông, bà, bố, mẹ vào những lúc thay bỉm hoặc khi cháu tắm xong. Không chỉ gọi được những câu như “bà ơi”, “mẹ ơi” mà cháu bé còn gọi được những câu như “ba ơi bầm”.
Clip của gia đình quay lại điều này đã gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Biết chuyện, nhiều người xung quanh ai cũng muốn tận mắt chứng kiến cháu bé biết gọi ông bà, bố mẹ từ khi còn rất nhỏ.
Trao đổi về trường hợp này, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục và phát triển tiềm năng con người) cho biết, con người có khả năng đặc biệt là điều mà khoa học đã ghi nhận nhưng không phải trường hợp nào gia đình phản ánh cũng là sự thật. Đã có những trường hợp nói sớm khi 3 tháng tuổi, còn trường hợp mới được 1 tháng tuổi này không chắc là có đúng hay không. Những người có khả năng đặc biệt phải duy trì được trong thời gian nhất định chứ không phải nói một vài lần rồi không lặp lại được nữa. Bởi vậy để khẳng định phải theo dõi một quá trình dài.
Theo các chuyên gia Viện nghiên cứu tiềm năng con người, đến thời điểm này Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người chưa ghi nhận trường hợp nào có khả năng đặc biệt như vậy. Với những trẻ có biểu hiện hiện vượt hơn các bạn cùng tuổi thì vẫn là một đứa trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh để con phát triển toàn diện thay vì tập trung khai thác quá mức khả năng của con, chú ý đặc điểm lứa tuổi của con và cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thay vì cứ hướng trẻ theo thế mạnh của trẻ.
Trẻ nói sớm, nói muộn vì đâu?
Lý giải vì sao trẻ có thể nói sớm, PGS.TS Kỳ Anh cho rằng, khoa học đã chứng minh trẻ em ngay trong bào thai đã có thể phát triển về thần kinh và giác quan của nó. Ở giai đoạn sơ sinh, một tuổi thì trẻ có những phát triển đột biến về ngôn ngữ thông qua tương tác của người mẹ giáo dục trong giai đoạn bào thai thì trẻ có thể phát triển sớm được (phương pháp thai giáo). Ở trẻ bình thường có thể chậm hơn. Đặc biệt khi trẻ ra đời được tiếp xúc ngay với người mẹ, môi trường xung quanh người thân, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ sớm hơn so với những đứa trẻ khác, gọi là phát triển vượt trội.
Để trẻ em biết đọc, nói thì sau khi ra đời phải có tương tác của người mẹ cùng người thân tiếp cận và hướng dẫn thường xuyên cho trẻ thì chúng mới có thể phát ra những âm tiết “bà, ba…”. “Dạy” ở đây thực tế là chơi với trẻ. Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người lớn. Bởi vậy khuyến khích cha mẹ phải nói chuẩn với trẻ ngay từ đầu.
“Phương pháp thai giáo rất quan trọng, nhưng khi ra đời cần tiếp tục giáo dục trẻ. Trẻ cần được dậy ngay từ sơ sinh để trẻ biết được những gì cần cho cuộc sống của nó giai đoạn đó, như bú, nhìn, đưa mắt, vận động tay chân… Cái này là giáo dục sớm hiện rất có hiệu quả ở nhiều nước, ở nước ta mấy năm nay cũng đã nhập và phát triển” – PGS.TS Kỳ Anh cho hay.
Ngược lại, những đứa trẻ nói chậm cũng do không được chú ý đến giáo dục sớm. Trẻ từ năm rưỡi không nói được là cần phải suy nghĩ. Hiện chúng ta chỉ quan tâm đến những trẻ lớn mà không quan tâm đến giáo dục những trẻ dưới mẫu giáo (tức dưới 3 tuổi). Việc chỉ chăm lo ăn, ngủ của trẻ là không đủ. Trẻ cần giáo dục về ngôn ngữ. Theo PGS.TS Kỳ Anh, trẻ em ở giai đoạn đầu (0 – 2 tuổi) phát triển não phải; từ 2 – 3 tuổi trở lên, trẻ sẽ phát triển từ não phải dần phát triển sang não trái.Khi não phải phát triển là giai đoạn cơ hội vàng vì não phải có một số chức năng chụp hình. Trẻ sẽ nhìn, nghe mọi thứ và chụp hình vào trong não bộ của chúng, lưu lại giống như ổ cứng của máy tính. Trẻ cũng có tốc độ nhớ nhanh hơn những lứa tuổi khác và khả năng sáng tạo hơn. Não phải thiên về năng lực hội họa, âm nhạc, chụp hình ghi nhớ. Nếu ta biết vận dụng để giúp con ghi nhớ con số, tiếng thì con sẽ vượt trội so với những đứa trẻ khác cả về mặt cảm xúc, tình cảm, phát triển giác quan cũng như tố chất của trí tuệ.
“Để trẻ nói nhanh hơn, cha mẹ cần cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ của mình và những người xung quanh thông qua nói chuyện thường xuyên với trẻ. Thứ 2, cho trẻ xem tranh ảnh và nói cho trẻ biết về nó. Cho trẻ nghe những lời ru, bài hát thiếu nhi, nghe âm nhạc…” – PGS.TS Kỳ Anh khuyên.
Phương Thuận

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 7 giờ trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

8 năm trả tiền thuê nhà mất 1,3 tỷ đồng, chồng chết lặng khi biết danh tính thật sự của chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 8 giờ trướcGĐXH - Suốt 8 năm trời đều đặn trả tiền thuê nhà, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện mình đã "trả tiền cho chính vợ".

4 cung hoàng đạo có năng lực quản lý tài chính bẩm sinh, xứng đáng là 'tay hòm chìa khóa'
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Bốn cung hoàng đạo nữ dưới đây không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn có tay giữ của nên cuộc đời không phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc.

Ngày sinh Âm lịch của người hết lòng vì tình yêu
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này khi yêu là cam kết trọn đời.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 11 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m², mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá
Gia đình - 15 giờ trướcSau gần 10 năm sống trong căn nhà thuê nhỏ hẹp giữa thành phố để tiện chăm con học đại học, chị Lan – 45 tuổi – quyết định bỏ phố về quê khi con trai tốt nghiệp và đi làm ổn định.

Lấy vợ cùng xã hơn 6 tuổi, ông bố một con hài hước kể chuyện xưng hô
Chuyện vợ chồng - 19 giờ trướcSau nhiều lần bị chặn tài khoản mạng xã hội, Vĩnh đã chinh phục được “người chị cùng xã” và làm đám cưới chỉ 6 tháng sau đó.

Chàng trai 28 tuổi lấy vợ U70 gây bão dư luận 6 năm trước giờ ra sao?
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhiều năm trước, sau nhiều lần thất bại trong tình yêu, chàng trai trẻ 28 tuổi chấp nhận lấy người phụ nữ 65 tuổi khiến dư luận xôn xao.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Bố mẹ vợ mang máy đếm tiền ra kiểm kê sính lễ khiến nhà trai sững sờ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Khi cầm vào phong bao đỏ chú rể đưa, người dì của cô dâu có chút lăn tăn. Thấy thái độ của người dì, bố mẹ cô dâu lập tức bê máy đếm tiền trong nhà ra đếm.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.