Chuyện hy sinh ngược đời của một cô giáo tiểu học
GiadinhNet - Sau khi khởi đăng loạt bài “Phụ nữ khổ vì chỉ biết… hy sinh” trên số báo 122, ra ngày 10/10, đường dây nóng Báo GĐ&XH nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ là giáo viên tiểu học. Chị chia sẻ về chuyện bế tắc trong việc giải quyết áp lực công việc, gia đình. Vì con, chị đang tính bỏ vị trí công việc hiện tại, vị trí mà chị đã phải phấn đấu mãi mới có được để có thời gian ở nhà lo việc gia đình…
"Cô khùng thì cứ nghỉ việc"
Vì lý do tế nhị nên chúng tôi không nêu tên thật của chị mà tạm gọi là chị Hạnh, giáo viên tiểu học tại huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh. Chồng chị Hạnh, anh Phan Văn Tùng là công chức nhà nước trong ngành cầu đường, phải đi làm xa cách nhà 50km. Anh Tùng và chị Hạnh quê ở Hoài Đức, Hà Nội, cùng vào Sài Gòn học tập, làm việc và lập gia đình. Vợ chồng họ có hai đứa con, cháu Bình đang học lớp 5 và cháu My đang học lớp 2.
Mặc dù cháu Bình và cháu My đang học tiểu học nhưng vì một số lý do nên chị Hạnh không cho hai con về học tại trường mà chị đang dạy. Hai cháu học ở một trường tiểu học gần nhà, không có chế độ ăn bán trú nên buổi trưa chị Hạnh thường phải về đón các con. Từ trường các con đến nơi chị Hạnh làm việc là 10km. Trong khoảng 2 tiếng đồng hồ đáng lẽ ra được ăn uống nghỉ ngơi để lấy lại sức cho công việc buổi chiều thì chị Hạnh phải như con thoi đi đi về về đón con trong quãng đường 20km và lo việc nấu cơm và ăn uống. Chiều tối về lại chợ búa, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị giáo án và kèm các con học bài… lâu ngày khiến cho chị Hạnh rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, rất dễ cáu giận với các con.
Không thể chịu đựng được thêm, chị Hạnh nghĩ đến việc thuê giúp việc hoặc mình bỏ việc chính, làm bán thời gian để đưa đón con. Chị đưa vấn đề này bàn với chồng thì anh Tùng gạt đi. Anh bảo chị “thừa tiền thì thuê giúp việc đi, có mỗi bữa cơm trưa đơn giản thế mà cũng thuê ô sin. Cô cứ làm như mình là công chúa, tiểu thư không bằng”. Nói đến chuyện nghỉ việc thì chồng chị Hạnh bảo “nếu cô bị khùng thì cứ nghỉ việc, tôi không cấm…”.
Theo chị Hạnh kể thì để có được vị trí là giáo viên đứng lớp chính như hiện nay, chị đã phải phấn đấu một thời gian dài mới có được. Đồng nghiệp của chị Hạnh nhiều người ra trường đi dạy 5 – 7 năm rồi nhưng chỉ được dạy hợp đồng hoặc giáo viên bộ môn phụ. Bởi vậy nếu chị Hạnh xin nghỉ vị trí hiện nay thì ngay lập tức sẽ có người thay thế ngay. Sau này chị có muốn lấy lại vị trí của mình cũng rất khó.
Mặc dù thế nhưng chị Hạnh nói với chúng tôi rằng, chị sẵn sàng từ bỏ tất cả vì…con, vì gia đình. Khi chúng tôi hỏi về trách nhiệm tài chính của anh Tùng thì chị Hạnh cho biết, chị không biết lương thưởng của chồng thế nào. Anh Tùng không đưa tiền chi tiêu hàng tháng cho chị Hạnh. Chỉ khi nào chị Hạnh nhắc thì anh mới đưa cho chị không quá 3 triệu đồng. Việc con cái thì dường như anh Tùng phó mặc cho vợ. Những ngày xa nhà không nói làm gì. Ngày cuối tuần về nhà anh chỉ nằm xem ti vi hoặc đi chơi nhà hàng xóm bạn bè, chờ vợ chuẩn bị cơm nước. Tiền bạc với vợ thì anh Tùng có vẻ chi ly nhưng với bạn bè ai cũng khen anh Tùng sống biết điều!?
Nên tạo vị thế trong gia đình
Khi nghe chị Hạnh tâm sự, chúng tôi gợi ý chị nên rõ ràng và cương quyết trong việc trao đổi những trách nhiệm của vợ và chồng trong gia đình.Trong những áp lực công việc gia đình hiện nay chị phải gánh chịu, ngoài lỗi vô tâm của chồng chị thì chị cũng có một phần lỗi. Lỗi của chị là đã âm thầm treo một chiếc “thòng lọng” vào cổ mình khi xem việc chăm sóc con cái và gia đình là của một mình chị. Anh Tùng vì điều kiện công việc xa nhà không thể chăm sóc con được nhưng gia đình là của hai người, con cái cũng là của hai người. Khi anh không “bỏ công” thì đương nhiên anh phải “bỏ của”, tức là trách nhiệm tài chính cho gia đình phải gấp đôi chị. Nhưng chị Hạnh đã không thẳng thắn và dũng cảm nói lên điều đó với chồng. Chị e dè khi đề cập đến vấn đề tiền nong. Chị Hạnh vốn đã bế tắc lại càng bế tắc hơn. Đó chính là lý do khiến chị chỉ nghĩ quẩn đến việc bỏ việc để có thời gian đón con là như vậy.
Trong câu chuyện của chị Hạnh, chúng tôi nhận ra rất rõ sự bất bình đẳng giới ngay chính trong gia đình chị. Anh Tùng xem việc nhà và chăm sóc con cái là việc hết sức đơn giản, là việc cỏn con nhưng bản thân anh lại chưa bao giờ mó tay vào. Mà theo lôgíc thì, chính vì không làm nên anh mới không hiểu. Và vì không hiểu nên mới trở nên vô tình, ích kỷ đến mức không biết được giá trị về những việc mà chị Hạnh đang “hy sinh” cả sự nghiệp cá nhân của mình cho gia đình.
Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển) đã cho biết, phụ nữ muốn bình đẳng thì tự mình phải giải phóng cho mình trước. Cách giải phóng khỏi chiếc gông cùm bất bình đẳng giới đó chính là hãy cố gắng tạo vị thế cho mình. Đó là vị thế xã hội, vị thế trong gia đình, vị thế với chính người chồng của mình. Khi phụ nữ có “vị thế”, sẽ buộc người đàn ông phải nghĩ khác. Phụ nữ càng “thấp cổ bé họng” thì tiếng nói của họ trong gia đình càng ít giá trị.
Với riêng chị Hạnh, tiếng nói của chị vốn đã không được anh Tùng để ý thì khi chị vứt bỏ tất cả sự nghiệp và tiền bạc là đồng nghĩa chị sẽ mất quyền tự chủ. Mất tự chủ về tài chính sẽ mất tự chủ trong cuộc sống. Khi chị bỏ sự nghiệp, cam tâm về làm “ô sin” cho chồng con, sống dựa vào đồng tiền của chồng thì không những chị đánh mất vị thế xã hội mà tiếng nói của chị - vị thế của chị với chồng càng ít giá trị hơn. Một khi tiếng nói của người vợ không có giá trị với chồng thì hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của con cái rất khó để được bảo toàn. Do vậy, suy cho cùng, nếu chị Hạnh có sẵn sàng hy sinh thì sự hy sinh đó cũng là vô nghĩa.
Mạc Vi
U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat
Gia đình - 3 giờ trướcBuổi họp lớp bỗng mất đi hoàn toàn ý nghĩa sau những dòng tin nhắn tranh cãi của đôi bên.
5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Sở hữu trực giác mạnh mẽ, 5 cung hoàng đạo này có thể "đọc vị" bất kỳ ai, đoán đúng nhiều chuyện sắp xảy ra.
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 9 giờ trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 10 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 22 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.