Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện những cặp mẹ con sau cánh cửa trại giam: Kỳ 2 - Nhà trẻ bất đắc dĩ

Thứ bảy, 10:12 03/02/2007 | Xã hội

(GĐ&XH) Trong gần 5.000 phạm nhân ở trại giam Phú Sơn 4, hiện có 1.239 nữ tù. Để họ yên tâm cải tạo, chính sách nhân đạo của Nhà nước đã cho phép các nữ phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi không người nuôi dưỡng được mang theo con vào trại. Nhà trẻ mẫu giáo trong trại giam Phú Sơn 4 từ đó cũng được thành lập để chăm sóc, dạy dỗ các cháu khi các bà mẹ ra ngoài lao động.

Kỳ 1: Những bà mẹ “ở cữ” trong trại giam

Khu nhà trẻ nằm trên địa phận phân trại 6 của trại giam Phú Sơn 4. Đây là phân trại có địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều cây xanh, sát trục đường chính và rất gần nhà dân. Theo quy định của lãnh đạo trại, nhà trẻ có trách nhiệm chăm sóc các cháu bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Hiện nhà trẻ đang có 13 cháu (lúc đông nhất, nhà trẻ có 36 cháu).

Từ xa, chúng tôi đã nhận ra ngôi nhà mái bằng khang trang, quét vôi màu vàng nhạt với xích đu, cầu trượt xanh đỏ vui mắt đặt ngoài khuôn viên. Chúng tôi đến lớp học vào buổi chiều tà, các cháu đang ngồi tập trung ở phòng học nghe cô giáo Chu Thị Huế kể chuyện, còn cô giáo Hoàng Hồng Hạnh đang lúi húi dưới bếp pha sữa cho các cháu ăn giữa giờ.

Cũng giống như bất cứ nhà trẻ nào ở ngoài xã hội, nhà trẻ ở trại giam Phú Sơn 4 có đầy đủ điều kiện học tập và đồ chơi cho các bé. Cùng với hàng đống đồ chơi ở giữa phòng học: Bóng, xe ôtô, bộ xếp hình, thú nhồi bông cho bé trai, búp bê, bộ đồ nấu bếp cho bé gái... là một chiếc tivi 21 inch, một chiếc đầu video dành cho các bé xem hoạt hình và quảng cáo. Đây cũng là “món tủ” để hai cô bảo mẫu khi các bé chán ăn. Cô bảo mẫu Huế cho biết: Mặc dù các bé lắc đầu nguây nguẩy, nhưng khi ngồi trước màn hình tivi xem chương trình quảng cáo hay phim hoạt hình thì các bé lại ngoan ngoãn há miệng để các cô cho ăn.

Trung tá Vũ Văn Duy, Đội trưởng đội Giáo dục kể: Trước đây, trại cũng có một nhà mẫu giáo nhưng quy mô nhỏ hơn và đặt trong phân trại 2. Nhưng đầu năm 2005, lãnh đạo trại quyết định dành khoảnh đất đẹp, tách biệt khỏi khu trại giam để xây một khu nhà trẻ mới khang trang với không gian rộng rãi, thoáng đãng, đầy đủ đồ chơi. Không chỉ đầu tư về cơ sở vật chất, yêu cầu về kiến thức, con người đối với các cô bảo mẫu cũng được lãnh đạo trại đặc biệt quan tâm. Hai cô bảo mẫu hiện đang làm việc ở nhà trẻ đều có nghiệp vụ  nuôi dạy trẻ.

Theo tiêu chuẩn của nhà nước, mỗi một cháu bé sống cùng mẹ trong trại giam đều được hưởng 120 nghìn đ/tháng. Số tiền này được cô bảo mẫu Hồng Hạnh dành dụm để đi chợ lo sữa và thức ăn hàng ngày cho các cháu. Kể về việc đi chợ, cô giáo Hạnh cho biết cô cũng phải lên hẳn “một lịch đi chợ” giắt túi và kê những món ăn, thức uống hàng ngày cho các cháu vì lứa tuổi ở trong nhà trẻ thường không đồng đều. Hiện nay chỉ có ba cháu là Tùng Linh (3 tuổi), Minh Hiếu (2 tuổi), Thuý Hằng (2 tuổi) là ăn được cơm, và bé Minh Tiến mới 6 tháng ăn bột, các bé còn lại là ăn cháo. Do vậy, lịch thực đơn của cô giáo Hạnh có 3 loại thức ăn cho ba lứa tuổi. Cô giáo Hạnh cho biết ngoài việc ghi cho dễ nhớ, còn để đa dạng loại thức ăn, tránh lặp lại khiến các bé chán ăn.

Cô giáo Hạnh cũng có hai con cùng lứa tuổi với các bé trong nhà trẻ, nên cô bảo mẫu này đã không cho con đi nhà trẻ ở ngoài xã hội mà cho luôn con vào lớp học của mình trong trại để chơi cùng với các bạn mà không hề có sự phân biệt. Vì đặc thù làm việc trong trại giam nên hàng ngày, hai cô bảo mẫu phải đi làm sớm hơn các lớp học ở ngoài xã hội hơn một giờ đồng hồ vì 6h các bé đã được mẹ đưa đến lớp để họ còn đi lao động. Đối với các em bé còn bú mẹ, ban lãnh đạo trại cho phép bà mẹ giữa buổi về cho con bú và cuối buổi lao động được về sớm hơn nửa tiếng để lên nhà trẻ với con.

Trò chuyện với các bà mẹ trong trại giam, tôi được nghe họ luôn miệng nhắc đến một cán bộ quản giáo già Đỗ Văn Tới vì đã từ lâu, người quản giáo này hàng tháng đều trích một phần lương của mình ra cho các bé trong nhà trẻ. Sở dĩ cán bộ quản giáo Tới làm thế là vì ông trực tiếp quản lý và giáo dục đội 15 và đội 16 - nơi có những cặp mẹ con nữ tù nên ông có điều kiện gần gũi và hiểu những tâm tình các học viên của mình.

Trong rất nhiều cặp mẹ con ở trong trại giam này, không phải nữ tù nào cũng được gia đình quan tâm, có rất nhiều nữ tù có thể vì nhiều lý do khác nhau mà vài năm ở trong trại vẫn không có người thân nào đến thăm nom, chia sẻ như trường hợp mẹ con nữ tù Nguyễn Thị Thanh (phạm tội giết chồng). Thanh mồ côi cha mẹ, chỉ có người anh trai ở xa xôi quá nên không có điều kiện vào trại thăm em. Gia đình nhà chồng thì giận Thanh đã gây nên cái chết cho con em họ nên cũng từ mặt, không đoái hoài gì đến con dâu và cháu nội của mình.

Hay như trường hợp của mẹ con nữ tù Nguyễn Thị Hà, quê ở Hà Nội (phạm tội buôn bán ma tuý), hai vợ chồng Hà đều cùng bị bắt vì buôn bán ma tuý. Chồng Hà bị đưa vào trại giam ở Thanh Hoá còn Hà lên Phú Sơn 4 đã được hơn 2 năm. Khi vào trại, gửi cậu con lớn mới lên 10 tuổi  cho ông bà ngoại nuôi còn Hà vác bụng chửa lùm lùm 5 tháng vào thụ án. Ông bà ngoại tuổi cao lại vướng bận cháu nhỏ nên không có điều kiện lên thăm con gái. Giây phút buồn tủi nhất với những nữ tù này là khi các bạn tù của mình được bố mẹ, chồng con mang lỉnh kỉnh bỉm, sữa... lên cho em bé thì họ chỉ biết ôm con vào lòng nước mắt lã chã xuống đầu con trẻ. Được chứng kiến nhiều lần giây phút ấy, nên người cán bộ quản giáo Đỗ Văn Tới đã tình nguyện trích 50 nghìn đồng tiền lương hàng tháng của mình dành cho các em bé trong nhà trẻ.

Cùng với tấm lòng nhân hậu này còn có cả các tù nhân đội 15, đội 16 của phân trại 6. Từ khi nhà trẻ được chuyển từ phân trại 2 ra đây thì những người trong tổ làm vàng mã này cũng đã tình nguyện trích một phần thu nhập từ việc làm vàng mã, dành cho các bé trong nhà trẻ với mong ước giản dị: Sưởi ấm những tấm lòng tê tái của các bà mẹ khi phải gạt nước mắt ôm con vào sống trong tù và chia sẻ những thiệt thòi của các bé khi phải theo mẹ vào trại...  

Cô giáo Hoàng Hồng Hạnh cho biết: Nhờ những tấm lòng hảo tâm trên, cùng với tiền trợ cấp hàng tháng của các cháu nên ngoài bữa ăn hàng ngày đầy đủ các loại nhóm thức ăn đảm bảo dinh dưỡng: Thịt, cá trứng, sữa, rau xanh, hoa quả tươi, giữa buổi sáng và non buổi chiều các bé còn có một bữa sữa. Ngoài ra, mỗi năm các bé còn được phát quần áo theo mùa và vào những ngày Tết thiếu nhi hay những ngày lễ lớn đều được chia quà là bánh kẹo, quần áo, đồ chơi... Nhìn các bé chạy nhảy, nô đùa ríu rít quanh khu nhà trẻ mát rượi, rợp bóng cây, tôi chợt nghĩ nếu không có chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước thì không hiểu những em bé được sinh ra từ những người mẹ lầm lỗi, không còn người thân ngoài xã hội sẽ sống như thế nào?

Kỳ 3: Những người đàn bà cô đơn sau song sắt.

Mai Thuý

xahoi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 5 phút trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người

Xã hội - 9 phút trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tạt a-xít vào chị N tại khu bếp của trạm dừng nghỉ đã khiến người phụ nữ này tổn hại tới 68% sức khỏe, không thể lấy lại dung mạo như cũ. Công an tỉnh Hòa Bình xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đã giao Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an huyện Cao Phong nhanh chóng tìm ra hung thủ.

Thiếu niên 13 tuổi đuối nước, các bạn tưởng đùa giỡn

Thiếu niên 13 tuổi đuối nước, các bạn tưởng đùa giỡn

Xã hội - 2 giờ trước

H. cùng nhóm bạn đi tắm và câu cá tại hồ nước ở phường Thới Hòa. Sau đó, H. bơi ra xa và bị chuột rút rồi đuối nước. Tuy nhiên, các bạn khác tưởng H. đang đùa giỡn.

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Quá trình khám xét, cơ quan Công an phát hiện một phụ nữ dù đang mang thai 8 tháng nhưng vẫn sử dụng ma tuý cùng 2 đối tượng khác.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 19/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 19/5/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 19/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Quá trình đào móng thi công trạm y tế, người dân phát hiện một quả đạn còn nguyên đầu nổ. Hiện lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo nguy hiểm để tiến hành các bước xử lý.

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Cà Mau đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn.

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông báo cáo năm thứ 2 liên tiếp có lãi, riêng năm 2024 vừa qua lãi đến 13 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm rõ thông tin trên.

Tuyệt đối không dùng hội trường xã, nhà văn hóa để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Tuyệt đối không dùng hội trường xã, nhà văn hóa để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương trên địa bàn tuyệt đối không cho phép tổ chức các sự kiện, hội thảo bán hàng đa cấp, giới thiệu sản phẩm, bán hàng khuyến mại tại hội trường xã, nhà văn hóa thôn, bản, phố.

Top