Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ở ngôi trường đặc biệt

Thứ sáu, 10:00 27/04/2018 | Xã hội

Thầy cô giáo ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật không chỉ nuôi, mà còn dạy cho trẻ có những kỹ năng cơ bản để giao tiếp, học tập, vượt qua khiếm khuyết cơ thể.

Đứng lặng lẽ nhìn ra sân trường, nơi các học trò đang chơi đùa, cô Trần Thị Bích Âm - phó Hiệu trưởng trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng - bày tỏ: “Những đứa trẻ đang theo học tại đây bị khuyết tật như chậm phát triển trí tuệ, khiếm thị và khiếm thính…

Nhiều em còn chịu nỗi đau không kém là hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, có em mồ côi cha mẹ, có em có gia đình không trọn vẹn… Những đứa trẻ này chịu tổn thương tinh thần rất lớn, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất mong sao bù đắp thiệt thòi cho các em”.

Mở rộng vòng tay với trẻ thiệt thòi

Sinh ra với cơ thể không hoàn hảo đó là nỗi đau, nhưng ấu thơ không được trọn vẹn trong vòng tay cha mẹ nỗi đau nhân lên bội phần.

Hình ảnh bạn bè đồng tuổi được cha mẹ thương yêu bao nhiêu thì càng đối nghịch với hoàn cảnh những em này.

Em Triệu Dương Tường - học sinh khiếm thị đang theo học tại trường - chia sẻ: “Cha mẹ em đã mất, bây giờ em sống với bà ngoại. Được vào đây học với các bạn em thấy mình đã tự tin hơn, vơi đi nỗi buồn về cha mẹ. Được học chữ rồi cuối tuần được bà ngoại đón về nhà em rất vui. Ước mơ lớn lên em được đánh đàn organ, bây giờ em tự học cũng đã đàn được”.

Dạy đứa trẻ bình thường đã vất vả, giáo viên nuôi dạy trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều thử thách trong nghề cái nghề “gõ đầu trẻ”. Ấy vậy mà những người thầy, người cô đang công tác tại những ngôi trường nuôi dạy trẻ khuyết tật rất tận tâm với nghề, yêu trẻ như con cái trong nhà. Mấy ai biết được gian nan trong nghề giáo tại ngôi trường đặc biệt lại rất đỗi cao quý.

Cô Nguyễn Thị Kim Ngân - GV dạy môn Mỹ thuật tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng - chia sẻ: “Sau nhiều năm công tác, được tiếp xúc với trẻ, dạy trẻ những môn năng khiếu, tôi phát hiện có nhiều em thể hiện năng khiếu hội họa rất tốt, các em có nhiều cố gắng.

Dạy trẻ khuyết tật phải thật sự kiên nhẫn để chỉ dẫn các em theo chương trình, hơn nữa phải thật sự thông cảm hoàn cảnh của các em để thầy và trò hiểu được nhau. Học sinh có nhiều sở thích, tự kiểm soát hành vi cá nhân của trẻ rất hạn chế. Vì thế, giáo viên phải linh hoạt phương pháp giảng dạy phù hợp giúp đỡ trẻ nhiều hơn”.

Dạy chữ, dạy nhân cách

Không hề dễ dàng khi dạy những đứa trẻ khuyết tật, giáo viên mới công tác tại đây vừa giảng bài vừa rèn luyện những kỹ năng để giúp trẻ khiếm thị, khiếm thính và trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể hiểu bài.

Trách nhiệm của thầy cô càng nhiều hơn, trong vai trò người thầy đóng nhiều vai, phải làm sao hoàn thành bài học trẻ có tiếp thu. Tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer theo học tại trường khuyết tật trong tỉnh Sóc Trăng chiếm trên 30%, vì vậy hạn chế về ngôn ngữ phổ thông của trẻ rất lớn, thầy cô phải đáp ứng năng lực bản ngữ tạo môi trường học tập thuận lợi tối đa.

Dù chỉ là đánh giá năng lực của các em qua các mức độ hoàn thành theo đánh giá của môi trường giáo dục đặc biệt, các cô, các thầy vừa dạy chữ vừa dạy nhân cách cho trẻ. Nhiều em học sinh tuy cơ thể cao lớn về mặt sinh học nhưng não bộ như những đứa trẻ thơ, phải dạy từ những điều nhỏ nhất cơ bản nhất trong quá trình sống.

Không đơn thuần chỉ là dạy, mỗi thầy cô quan tâm việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ học bán trú cũng khá vất vả. Thể trạng mỗi em học sinh khác nhau nên thực đơn áp dụng cũng đa dạng, bổ sung dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ vừa phát triển trí tuệ vừa đảm bảo thể chất khỏe mạnh.

Cô Trần Thị Bích Âm cho biết: “Đối mặt với những trường hợp học trò có hành vi mất kiểm soát nếu thầy cô ứng xử mềm dẻo thì các em sẽ nghe lời. Trẻ đùa giỡn gặp sự cố thầy cô phải túc trực chăm sóc. Trẻ ở nội trú đều được nhân viên trực đêm theo dõi tình hình.

Lúc nào giáo viên cũng phải vừa dạy vừa học thêm và hoàn thiện những ký hiệu giao tiếp với trẻ. Giáo viên giao tiếp tốt với trẻ nên đa số học sinh được đến trường rất ham học, dễ hòa nhập với môi trường giáo dục, sống có nề nếp ý thức”.

Những đứa trẻ khuyết tật có tuổi thơ không êm đềm trong khi bạn bè đồng trang lứa có thể vui chơi, được lớn lên lành lặn thì các em lại tự ti với khiếm khuyết cơ thể. Cơ hội hòa nhập cuộc sống của các em ít dần, thời thơ ấu của em là những nỗi lo của gia đình. Ngôi trường khuyết tật đã đem đến cho các em nguồn sống mới, các em được vui chơi học tập trong sự đùm bọc của thầy cô.

Thầy Huỳnh Minh Tuấn - Hiệu trưởng trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng - nhận định: “Trẻ gặp khó khi mức độ tiếp thu hạn chế, khiếm khuyết ảnh hưởng sức khỏe và trí tuệ khiến thầy và trò gặp khó khăn trong học tập.

Vì thế, thầy cô phải tận tụy, yêu nghề, nhân từ, nhẫn nại với học sinh, cố gắng bù đắp những thiệt thòi khiếm khuyết mà các em không may mắn gặp phải; chia sẻ trách nhiệm với gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt vừa nuôi vừa dạy trẻ nếu không thành danh thì phải thành người tốt”.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đánh dã man 2 học sinh TP.HCM, 3 thanh niên bị bắt khi đang trốn tại Lâm Đồng

Đánh dã man 2 học sinh TP.HCM, 3 thanh niên bị bắt khi đang trốn tại Lâm Đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Đội CSGT đường bộ số 2 cùng Công an xã Liên Hương (Lâm Đồng) truy bắt được 3 thanh niên đánh dã man 2 học sinh tại TP.HCM khi đang lẫn trốn ở nhà nghỉ trên địa bàn.

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Những cây cầu vượt sông mới xây dựng xong và đang thi công kết nối 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình nay là tỉnh Ninh Bình, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Đời sống - 4 giờ trước

Sau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra nồng độ cồn và test nhanh chất ma túy, lực lượng chức năng phát hiện tài xế Đ. dương tính với chất ma túy tổng hợp.

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhằm phát triển du lịch trên địa bàn, Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn theo hợp đồng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, không cần lựa chọn nhà đầu tư hay yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất như các dự án đầu tư dài hạn.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Đời sống - 5 giờ trước

“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Pháp luật - 6 giờ trước

Sự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Top