Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về những bác sĩ không mặc áo blouse trắng giữa tâm dịch COVID-19

Thứ bảy, 18:16 27/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - Trong suốt những đợt dịch COVID-19 vừa qua có một đội ngũ y, bác sĩ luôn lặng thầm lặng cống hiến sức mình vào cuộc chiến chung của ngành Y tế Việt Nam. Họ chính là những chuyên gia dịch tễ có nhiệm vụ giám sát, theo dõi dịch và đưa ra những đánh giá chung vể tình hình dịch bệnh tại các điểm nóng trên khắp cả nước để kịp thời đưa ra những quyết sách dập dịch.

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 2.

Hóa giải "đòn phủ đầu" của COVID-19 ở Hải Dương

COVID-19 là một cuộc chiến chưa từng có tiền lệ đối với đội ngũ các y, bác sĩ dịch tễ tại Việt Nam. Những điểm dịch như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Đà Nẵng và đặc biệt là Hải Dương đều có những đặc điểm riêng. Đoàn chuyên gia từ Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương được Bộ Y tế điều động về chống dịch COVID-19 tại Hải Dương gồm 5 bác sĩ dịch tễ dưới sự chỉ đạo, điều phối của PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng.

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 3.

TS. Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Ngay từ những ngày đầu tiên trong cuộc chiến chống COVID-19 tại đây, đội ngũ các y bác sĩ đã khẩn trương vào cuộc khoanh vùng, truy vết, để nhanh chóng khóa trọn các ổ dịch.

Là một trong những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm với công tác dịch tễ, TS. Ngũ Duy Nghĩa chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn ban đầu của cả đoàn công tác: "Ổ dịch ở Hải Dương ngay từ đầu đã rất phức tạp, khi điểm bùng phát của ổ dịch là ở khu vực nhà máy có đông công nhân làm việc. Không chỉ vậy, thời điểm Tết Nguyên đán còn là một thời điểm nhạy cảm. Dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Trần Như Dương, anh em chúng tôi xác định phải tìm mọi giải pháp để có thể "khóa chặt" ngay ổ dịch này. Điều may mắn là chúng tôi đã xác định đúng và thành công bước đầu khi chặn đứng được ổ dịch tại POYUN".

Xác định đây là một cuộc chiến lâu dài, việc truy vết, điều tra dịch tễ đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn, nên ngay sáng ngày 29.1, các chuyên gia dịch tễ đã bắt tay ngay vào công tác tập huấn cho các sinh viên tình nguyện. Các kỹ năng khai thác thông tin, truy vết qua điện thoại được các chuyên gia truyền đạt và tập huấn từng giờ.

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 4.

TS. Ngũ Duy Nghĩa đang trao đổi nghiệp vụ cho các sinh viên về công tác truy vết qua điện thoại.

Gần 1 tháng qua, các bác sĩ dịch tễ gần như không có ngày nghỉ ngơi. Những ngày xuất hiện các ca nhiễm có yếu tố dịch tễ phức tạp, gần như các anh phải làm việc xuyên đêm. So sánh với những lần chống dịch COVID-19 tại các ổ dịch trước đây, TS. Nghĩa cho biết: "Các nguồn lây ở ổ dịch tại Đà Nẵng đều có thể xác định và theo dấu được. Còn ổ dịch Hải Dương thì như một "đòn phủ đầu" dẫn tới một khối lượng công việc khổng lồ và bắt buộc phải đáp ứng dịch ngay trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên rất may mắn là đoàn công tác chi viện của Bộ Y tế hỗ cùng tỉnh Hải Dương đã đồng lòng thống nhất và đề ra những giải pháp hợp lý. Các trọng điểm dịch đã dần dần được khoanh vùng theo thời gian".

Chọn vợ cùng ngành để dễ cảm thông

Với những bác sĩ dịch tễ thì việc đi công tác xa nhà có lẽ đã trở thành một "phản xạ" trong lập trình của cuộc sống. Nhưng chuyến công tác xa đến hơn 1 tháng lại xuyên Tết như ở Hải Dương thì có lẽ đây là lần đầu tiên họ trải qua.

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 5.

BS. Nguyễn Hải Tuấn mắt đỏ hoe khi nói về gia đình.

BS Nguyễn Hải Tuấn - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xúc động cho biết: "Đây là đợt chống dịch dài nhất mà chúng tôi từng tham gia. Đi chống dịch qua Tết thì anh em, họ hàng, nội ngoại ai cũng hỏi han và thông cảm. 14 năm làm bác sĩ dự phòng, tôi đã quen với việc không thể sắp đặt trước thời gian công tác. Dẫu cảm giác nhớ nhà là điều không tránh khỏi nhưng mọi thứ đều phải gác lại vì nhiệm vụ chung, vì cuộc chiến chống COVID-19 đang ở trước mắt".

Chúng tôi không khỏi xúc động khi nghe TS. Nghĩa tâm sự: "Nhiều lúc, trẻ con trong xóm cứ hỏi sao chú là bác sĩ mà chẳng bao giờ thấy mặc áo blouse trắng. Tôi cũng chỉ biết nói: "Rồi sau này lớn các con sẽ hiểu!". Đó là phần "thiệt thòi" của những bác sĩ dịch tễ khi ít được xuất hiện và để ý hơn so với những đội ngũ y bác sĩ khác.

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 6.

BS. Ngô Huy Tú chia sẻ về những ngày chống dịch tại Hải Dương.

Dù không phải là lần đầu tiên làm nhiệm vụ liên quan đến COVID-19 nhưng đối với BS. Ngô Huy Tú, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, thì ổ dịch Hải Dương cần nhiều sự "nhẫn nại" hơn hết: "Làm bác sĩ dịch tễ thì không chỉ cần chuyên môn mà còn cần cả sự thấu hiểu. Có nhiều hôm để khai thác các thông tin dịch tễ, anh em phải gọi đến hàng chục cuộc điện thoại. Không chỉ vậy, cách nói chuyện điện thoại đều phải rất khéo léo. Đôi khi, chúng tôi còn phải tính toán "kịch bản" cho cuộc gọi để vừa khai thác được thông tin, vừa ổn định tâm lý của người được hỏi".

Một điều đặc biệt mà chúng tôi đã "xin phép" các anh để tiết lộ với độc giả chính là cả nhóm đều chọn vợ cùng ngành y mà lý do thì giản dị như các anh Hải Tuấn nói: "Chúng tôi đi công tác suốt ngày, chọn vợ cùng ngành thì sẽ dễ thấu hiểu, cảm thông hơn. Nhiều lúc chúng tôi được gọi là chiến binh nhưng kỳ thực nếu không có những hậu phương vững chắc thì chẳng có một thành quả nào được gọi tên".

Vũ khí chống dịch tối thượng

Các bác sĩ, chuyên gia dịch tễ của Bộ Y tế đều có ấn tượng tốt về sự đoàn kết chặt chẽ từ mọi lực lượng trong xã hội ở Hải Dương trong đợt chống dịch này. BS. Ngũ Duy Nghĩa chia sẻ: "Có trực tiếp chống dịch thì mới hiểu rõ được những tác động đến sức khỏe cũng như đời sống của người dân sinh trong vùng dịch. Để có thể dập được dịch bất kể một người dân nào cũng phải chấp nhận sự hy sinh, đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích cộng đồng".

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 7.

BS. Trần Anh Tú (bìa phải) trao đổi công việc với các đồng nghiệp.

Thấu hiểu điều đó nhưng muốn cụ thể hóa thì lại là một bài toán không hề đơn giản. Được sự hướng dẫn từ vị "thuyền trưởng" là PGS.TS Trần Như Dương, nhiều thông điệp đã được được nhóm bác sĩ dịch tễ cho ra đời để hướng dẫn cho người dân.

Với bác sĩ Trần Anh Tú, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thì đây là lần đầu tiên anh thực chứng về tinh thần "chiến tranh". Anh tâm sự: "Là một bác sĩ dịch tễ trẻ, tôi đã từng nghe nhiều về chiến tranh qua phim ảnh và sách vở. Nhưng thực sự, khi tham gia trực tiếp nhiệm vụ chống dịch tại đây chúng tôi mới thấm thía được sự đoàn kết của mọi người dân. Từ sự vào cuộc của những lãnh đạo cấp cao nhất cho sự phối hợp của từng xã, phường thôn xóm. Đặc biệt, là sự cống hiến tận tụy không ngừng nghỉ của các tổ COVID-19 cộng đồng".

Những bác sĩ không mặc áo blouse trắng! - Ảnh 8.

Bữa ăn vội của các bác sĩ dịch tễ tại điểm nóng của dịch COVID-19.

Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các cán bộ y tế cơ sở, trưởng thôn, lực lượng thanh niên mà hiệu ứng truyền thông được lan tỏa. Thông điệp truyền thông đến được với từng hộ gia đình, từng người dân. Chúng tôi đến để lắng nghe những câu chuyện về các bác sĩ dịch tễ nhưng chẳng có câu chuyện nào tách rời khỏi trách nhiệm chung với cộng đồng cả. Vì như BS. Nghĩa tổng kết: "Nghề của chúng tôi là nghề của cộng đồng. Bạn thấy đấy, chỉ cần một đánh giá sai có thể gây quá tải hệ thống điều trị, thiệt hại trầm trọng cho kinh tế, xã hội".

Trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, cả nhóm chuyên gia, bác sĩ dịch tễ đều có nguyện ước chung là dịch bệnh sớm kết thúc để có thể trở về bên gia đình. Bởi như cách tếu táo của các bác sĩ thì câu hỏi được nghe nhiều nhất từ vợ là: "Bao giờ anh về?". Và câu trả lời mang tính "bất hủ" của bác sĩ dịch tễ là "Còn tùy tình hình dịch bệnh!".

Huy Hoàng - Đức Tùy (từ tâm dịch)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top