Chuyện về những đứa trẻ vượt 2.700 m dốc núi đi học từ mờ sáng
GiadinhNet - Ngày nắng cũng như ngày mưa, gần 30 đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 9 ở trên núi Chứa Chan (Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia, thuộc xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vẫn đều đặn thức dậy khi trời còn chưa sáng. Những em nhà ở gần đỉnh núi đi học từ lúc 4h30 bởi các em phải vượt quãng đường dốc dài trên 2.700m với khoảng 6.000 bậc tam cấp. Xuống đến chân núi lúc gần 6h, từ đây các em được những người làm nghề xe ôm chở đến lớp. Tan trường, hành trình của những đứa trẻ được lặp lại, có khác chăng, lúc này, những đôi chân mềm yếu phải gắng gượng để lên dốc.
Để có cái chữ những học sinh này đã vượt nhiều kilômét đường khó khăn. Ảnh: TL |
Đường lên núi với chúng tôi thực sự là cực hình, mỏi mệt nên những bậc tam cấp cứ nhòe dần trước mắt, gắng gượng được khoảng1/4 quãng đường chúng tôi đề nghị Hiểu Lam ngồi lại, cháu cười rồi kể: Các bạn cùng lớp đến nhà cháu một lần là sợ, không dám đến nữa. Ở lớp cô giáo hay khen cháu chịu khó, chăm chỉ nhưng Hiểu Lam cho rằng đi nhiều thành quen. Ngày cháu học lớp 1, do còn nhỏ nên 3h30 sáng là bắt đầu đi xuống núi. Ngày đó đi học còn phải dùng đèn pin để soi đường, những hôm trời mưa to bố mẹ khuyên cháu nghỉ học nhưng cháu không chịu. Hiểu Lam chỉ khi ốm nặng mới nghỉ học. Đường đến trường cực nhọc nhưng năm nào Hiểu Lam cũng là học sinh khá, giỏi.
Theo lời người dân, từ đầu những năm 1990, khi thấy khách du lịch đến núi Chứa Chan ngày một nhiều, những hộ dân trong vùng đã mua đất hai bên đường dẫn lên núi rồi mở cửa hàng buôn bán, định cư luôn ở đó. Trước đây, trẻ con đi học phải dùng đèn soi để thấy đường, khoảng 5 năm gần đây hai bên đường lên đỉnh núi người dân buôn bán nhiều, đèn điện nhà dân luôn bật, học sinh nhờ đó không phải dùng đèn để đi học. Đường đến trường dù xa xôi, cách trở nhưng từ trước đến nay trẻ con núi Chứa Chan đa số đều có thành tích học tập khá, giỏi và không bao giờ bỏ học.
Gia đình những học sinh ở núi Chứa Chan bố mẹ đều làm nghề buôn bán, chỉ những dịp lễ, Tết thu nhập của họ mới khấm khá, cuộc sống chỉ đủ ăn hàng ngày. Anh Trương Văn Thiếp (bố Hiểu Lam) tâm sự: Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ít người nên từ trước đến nay trẻ con ở đây từ lớp 1 là tự mình xuống núi đi học cho đến hết lớp 9. Nhà nào có con cũng phải thuê xe ôm ở chân núi, mỗi tháng trả họ 350.000đồng/học sinh. Để tiết kiệm, có gia đình đã thử mua xe đạp, gửi ở chân núi cho con tự đi nhưng từ chân núi đến trường gần 7km, các cháu sau khi đi bộ quãng đường dài không đứa nào đủ sức đạp xe. Bước sang bậc THPT, do trường quá xa, các gia đình phải cho con ở nhà người thân, thuê trọ gần trường.
Anh Nguyễn Xuân Lộc có 2 người con sinh đôi là Nguyễn Thành Lãm và Nguyễn Thành Lễ, năm nay bắt đầu vào lớp 1. Từ giữa tháng 8, Lễ và Lãm đã phải thức dậy giữa đêm khuya, 2 em tự chuẩn bị “hành trang” và xuống núi từ hơn 4h sáng. Tuần đầu đi học, cặp song sinh cần gần 2h đồng hồ mới đến được chân núi. Tuy nhiên, núi Chứa Chan với thế chót vót, có độ cao 837m so với mặt đất và 1.800m so với mặt biển – là ngọn núi cao thứ 2 Đông Nam Bộ, đường leo núi về nhà với đôi trẻ mới lắm gian nan. Cháu Thành Lãm nhớ lại: Đi học cháu rất vui nhưng tan học, leo núi về nhà là cháu sợ. Những ngày đầu 2 anh em mỗi khi lên núi phải ngồi nghỉ hơn 10 lần, đi rất mệt song cháu phải cố gắng, một thời gian sẽ quen, các anh chị trước đi được, anh em cháu cũng không thua.
Thương con nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng anh Lộc đành chịu. Anh Lộc cho biết: Tuần đầu 2 đứa đi học về là nằm, bỏ cơm tối, cháu Lễ còn bị sốt cao. Tôi đã tính cho con thêm tuổi nữa rồi mới đi học nhưng 2 đứa không chịu. Giờ chỉ mong 2 đứa sớm học hết lớp 1, càng lớn sức khỏe chúng càng tốt, khi đó lên, xuống núi cũng dễ dàng hơn. Cứ an ủi 2 con là đi lâu rồi sẽ quen, thực ra ở đời có ai muốn quen với cực nhọc, chỉ là phải chấp nhận. Từ dưới chân núi lên đỉnh có 110 hộ dân sinh sống, chẳng ai có đủ khả năng xây dựng trường để đảm bảo thuận tiện cho mọi học sinh.
Phải vượt lên hoàn cảnh để đi học, đó là ý chí, là suy nghĩ âm thầm nhưng mạnh mẽ của những đứa trẻ sống trên núi Chứa Chan. Lãm, Lễ, Hiểu Lam và những đứa trẻ khác sẽ còn phải leo núi nhiều, rất nhiều giờ đồng hồ để đến trường. Trước các em, nhiều anh, chị sống trên núi đã học hết cấp 3, vào đại học, đây là động lực, tấm gương để các em noi theo.
Bé Khánh An mất một bên chân sau tai nạn đã tự tin bước đi trên ‘chân’ mới
Kết chuyển - 58 phút trướcGĐXH – Mới đây, bé Khánh An bị mất một bên chân sau tai nạn đã được nhà hảo tâm hỗ trợ lắp chân giả miễn phí. Con đã có thể tự tin đi lại trên đôi chân mới của mình.
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.