Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ chế “2 giá đất”: “Vỗ béo” tiêu cực

Thứ hai, 16:40 06/12/2010

GiadinhNet - Mới đây 2 hộ dân ở phố Hàng Bài (Hà Nội) đã đòi đền bù đến 1 tỷ đồng/m². Chuyện gì đã xảy ra ở đây?

Trong tháng này, HĐND TP Hà Nội sẽ lại phải quyết định một việc mà năm nào họ cũng phải quyết, đó là: Khung giá đất. Giá đền bù cao nhất theo khung giá của Hà Nội năm 2010 chỉ là 81 triệu đồng/m², nhưng mới đây 2 hộ dân ở phố Hàng Bài (Hà Nội) đã đòi đền bù đến 1 tỷ đồng/m². Chuyện gì đã xảy ra ở đây?
 
3 kẽ hở từ  “giá Nhà nước”
 

Từ sau năm 1996 cơ chế thay đổi, đất đai đã trở thành một tài sản lớn, nhất là tại các khu đô thị. Ảnh: H.H

 
Khung giá đất hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố. Khung giá đất này làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại nghĩa vụ về đất như lệ phí trước bạ, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng...
 
Thế nhưng, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cơ chế giá này, với mức chênh lệch lớn so với mức giá thị trường hiện nay đang tạo cơ hội cho 3 điểm bất cập.
 
Thứ nhất, đất do cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý và sử dụng. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê cả nước hiện có 7,8 triệu ha đất do khoảng 144.000 tổ chức đang sử dụng và không ít đất bị sử dụng sai mục đích do sự buông lỏng quản lý của địa phương.
 
Thứ hai, đất nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước sử dụng, khi chuyển đổi sang mục đích sản xuất kinh doanh vẫn xử lý theo giá Nhà nước như các loại đất khác là không hợp lý. Theo các chuyên gia việc định giá “đôi khi” không minh bạch, dẫn đến tình trạng “đất vàng giá rẻ như cho”. Cần có cơ chế định giá độc lập minh bạch với loại đất này.
 
Thứ ba, là các loại đất nông nghiệp bị thu hồi. Đây chính là khu vực được cho là gây ra nhiều khiếu kiện nhất trong thời gian qua vì cơ chế định giá chưa thoả đáng.
 
Theo khung giá hiện nay của các địa phương, đất khu vực này hiện định giá “rất rẻ” so với các loại đất khác, nhưng khi chuyển đổi mục đích xong thì lại có giá trị “rất lớn”, sự chênh lệch này đã tạo ra mâu thuẫn, khiếu kiện. Các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh việc đàm phán giá đất giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư hoặc đấu giá đất thay vì các biện pháp cưỡng chế. 
 
Ai sinh “đất vàng” giá rẻ?
 
Tại Hội thảo “Tăng cường minh bạch trong quản lý đất đai ở Việt Nam”, ông Lê Đức Thịnh (Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn) cho rằng, cơ chế “2 giá đất” đã tạo điều kiện cho tham nhũng. Hiện nay giá đất theo khung quy định của Nhà nước chỉ bằng 1/3 giá thực tế trên thị trường. Thực tế trong nhiều trường hợp, giá của Nhà nước không bằng đến 1/5 giá đền bù. Như trường hợp 2 hộ dân ở phố Hàng Bài, chủ đầu tư đã trả đến mức 500 triệu đồng/m².
 
Nếu đổi lại chủ đầu tư này là một doanh nghiệp nhà nước vốn đã được giao sử dụng khu đất này từ trước thì sao? Khi chuyển đổi mục đích để xây cao ốc văn phòng sẽ được định giá như thế nào? Chắc chắn sẽ không có mức giá 500 triệu đồng/m², với khung giá của thành phố Hà Nội. Đó chính là điểm bất cập mấu chốt của cơ chế “2 giá đất”.
 
Hiện nay, nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhà nước “cát cứ” tại những khu “đất vàng”, khi đó, doanh nghiệp sử dụng được hưởng giá trị thực tế lớn trên thị trường, trong khi chi phí cho việc sử dụng đất lại rất thấp do vẫn được hưởng cơ chế tiền sử dụng đất theo “giá nhà nước”. Ưu thế đắc địa này đang là một lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường cho các doanh nghiệp.
 
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với đất của Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị sử dụng, nhưng lại mang đi “cho thuê kinh doanh”, thực hiện các “chức năng ngoài mục tiêu”. Nếu đổi lại các loại đất này được các tổ chức định giá độc lập, chịu mức chi phí sử dụng theo đúng “giá thị trường” thì có lẽ không nhiều cơ quan muốn chiếm đất, giữ bằng được đất như hiện nay.
 
Như vậy khung giá đất hiện nay một mặt không có lợi cho người dân khi bị giải toả, đền bù, thì lại rất có lợi cho doanh nghiệp và tổ chức khi chiếm được vị trí đắc địa. GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần đánh thuế thật cao với các loại đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là đất giao rồi bỏ hoang.
 
Còn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) thì cho rằng, những lúng túng trong vấn đề quản lý đất đai hiện nay có nguồn gốc sâu xa từ vấn đề quyền sở hữu. Khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” chưa được làm rõ. Khi chúng ta phân định rõ khái niệm này, sẽ quy được trách nhiệm và có phương thức quản lý hiệu quả, còn cứ nói “chung chung” thì sẽ dẫn đến quản lý “chung chung”.
 
An Nhiên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bi kịch tận cùng, nam ca sĩ Việt mất cả em gái và vị hôn thê trong vòng 5 năm: Tiếng hát từ trái tim tan vỡ

Bi kịch tận cùng, nam ca sĩ Việt mất cả em gái và vị hôn thê trong vòng 5 năm: Tiếng hát từ trái tim tan vỡ

Giải trí - 7 giờ trước

Jimmii Nguyễn, cái tên gắn liền với những bản tình ca buồn, đã vượt qua những mất mát lớn để tìm lại ý nghĩa cuộc sống qua âm nhạc và tình yêu.

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Chứng kiến biến cố của 2 người thân, người đàn ông 58 tuổi nhận ra bài học quý

Chứng kiến biến cố của 2 người thân, người đàn ông 58 tuổi nhận ra bài học quý

Bốn phương - 7 giờ trước

Sau khi chứng kiến 2 người thân đều trải qua hoàn cảnh éo le, người đàn ông 58 tuổi nhận ra bài học quý giá về việc giữ lại ngôi nhà ở quê.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Truy tìm 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh trong đêm khuya

Truy tìm 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh trong đêm khuya

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang truy tìm 5 người (gồm 1 người Việt Nam và 4 người chưa rõ quốc tịch) đã bỏ trốn sau khi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong đêm khuya.

Tài xế container kể lại toàn bộ quá trình 80km ngồi cùng Bùi Đình Khánh, hé lộ lý do khi tên tội phạm xin đi nhờ về Hà Nội

Tài xế container kể lại toàn bộ quá trình 80km ngồi cùng Bùi Đình Khánh, hé lộ lý do khi tên tội phạm xin đi nhờ về Hà Nội

Pháp luật - 8 giờ trước

Vừa mở cửa xe gặp tài xế container, Bùi Đình Khánh thản nhiên, bình tĩnh nói lý do vừa uống rượu và xin đi nhờ về Hà Nội.

Chăm mẹ vợ một tuần, bà liền làm di chúc để lại hết tài sản cho tôi: Điều kiện kèm theo mới trớ trêu và khó chấp nhận

Chăm mẹ vợ một tuần, bà liền làm di chúc để lại hết tài sản cho tôi: Điều kiện kèm theo mới trớ trêu và khó chấp nhận

Tâm sự - 8 giờ trước

Khi mẹ vợ lập di chúc để lại tài sản cho mình, tôi bàng hoàng, không thể nào tin nổi.

Xoài hạt lép bán đầy thị trường giá hơn chục nghìn/kg, tiểu thương tiêu thụ vài tạ mỗi ngày

Xoài hạt lép bán đầy thị trường giá hơn chục nghìn/kg, tiểu thương tiêu thụ vài tạ mỗi ngày

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Xoài hạt lép được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi vừa dễ ăn, giá lại rẻ. Mặt hàng này đang được bán khắp thị trường với giá tương đối rẻ.

Top