Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có dấu hiệu này trên 10 ngày không hết phải khám ngay kẻo ung thư

Thứ ba, 15:03 30/04/2019 | Sống khỏe

Theo PGS Lê Minh Kỳ - Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các ca ung thư thanh quản.

Khàn giọng đi khám, bất ngờ với chẩn đoán ung thư

Ông Nguyễn Như Hoa (ngụ tại Ngọc Hồi, Hà Nội) bị ung thư thanh quản từ 15 năm trước. Ông Hoa kể mình bị khàn tiếng khoảng 2 tuần nhưng không đi khám vì nghĩ khàn tiếng do cảm cúm, thời tiết, tình trạng khàn ngày càng nặng, uống thuốc không khỏi.

Ông Hoa đến bệnh viện khám được chẩn đoán ung thư thanh quản. Ông Hoa được bác sĩ mổ cắt cả hai dây thanh quản năm 2004. Đến nay, ông vẫn sống khỏe sau điều trị ung thư thanh quản. Việc nói năng khó khăn hơn vì những bệnh nhân như ông phải nói bằng giọng thực quản.

Nói về nguyên nhân ung thư thanh quản, ông Hoa cho biết mình nghiện thuốc lá từ hơn 20 năm trước khi bị bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến ung thư thanh quản phát triển.


Hình ảnh ung thư thanh quản

Hình ảnh ung thư thanh quản

Trường hợp của anh Lê Văn Q (47 tuổi, Hà Nội) cũng bị ung thư thanh quản. Anh Q kể anh bị khàn tiếng và ngày càng khàn nặng hơn, anh còn nghĩ do anh bị ảnh hưởng từ viêm xoang và viêm dây thanh quản. Anh Q mua kháng sinh uống cả tuần không khỏi.

Khi đến bệnh viện nội soi bác sĩ phát hiện thanh quản có u sùi và sinh thiết giải phẫu tế bào học chẩn đoán ung thư thanh quản. Anh Q đã mổ được 6 tháng và vẫn đang phải điều trị hóa trị kết hợp với xạ trị. Anh Q không nói được nữa mà phải nhờ đến thiết bị điện tử hỗ trợ.

Vợ anh Q chia sẻ, chồng chị nghiện thuốc lá nặng có ngày hút tới 2 bao thuốc, hút hết điếu này ra, điếu kia vào chỉ khi đi ngủ mới không hút thuốc. Đến khi bị thanh quản, cắt bỏ hai dây thanh không nói được, thở bằng lỗ khí quản anh Q, mới ân hận vì đã không bỏ thuốc sớm.

Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư thanh quản do Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương tổ chức với hàng trăm bệnh nhân từ Quảng Bình trở ra khu vực phía Bắc. Câu lạc bộ gặp gỡ nhau hàng tháng. Trong khoảng 30 – 40 bệnh nhân ung thư thanh quản chỉ có 2 phụ nữ mắc bệnh này và họ cũng là nạn nhân của thuốc lá vì chồng hút thuốc lá và vợ được hút ké.

Còn lại danh sách số bệnh nhân mà khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương lưu thì tới 90 % là nam giới.

Thủ phạm gây ung thư thanh quản

Theo PGS Lê Minh Kỳ - ung thư thanh quản là một bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành ở trong mô thanh quản, chiếm tỷ lệ khoảng 2% trong số các căn bệnh ung thư. Một trong những dấu hiệu đầu tiên nhưng dễ bị bỏ qua của bệnh ung thư thanh quản chính là khàn tiếng kéo dài.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do viêm, phù nề niêm mạc họng, thanh quản, tổn thương niêm mạc thanh quản hay do u nhú, gây bất thường cử động của dây thanh. Khi dây thanh bị kích ứng hoặc bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến giọng nói.


Ung thư thanh quản đa phần là nam giới mắc phải do thuốc lá gây ra

Ung thư thanh quản đa phần là nam giới mắc phải do thuốc lá gây ra

Bác sĩ Kỳ cho biết ung thư thanh quản có dấu hiệu nhận biết sớm nhất đó là khàn tiếng. Khi ung thư thanh quản khối u không gây đau đớn nhưng chúng hầu như luôn gây ra hiện tượng khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Khối u ở vùng phía trên dây thanh âm có thể gây nổi cục ở cổ, đau họng hoặc đau tai. Khối u vùng phía dưới dây thanh âm thường hiếm gặp.

Chúng có thể gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho kéo dài hoặc cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản. Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.

Vì thế, nếu bệnh nhân khàn tiếng trên 10 ngày cần nhanh chóng vào viện kiểm tra. Bác sĩ chỉ cần nội soi tai mũi họng là có thể biết được có nguy cơ ung thư thanh quản hay không.

Với ung thư thanh quản, thủ phạm được chỉ ra đích danh. Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích, người phơi nhiễm hóa chất. Bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi trên 40 vì sau một thời gian dài hút thuốc lá các chất độc hại bám lại thanh quản và tạo ra các tế bào ác tính.

Ở khoa, bác sĩ Kỳ cho biết 99 % nam giới là hút thuốc. Với tình trạng hàng triệu nam giới hút thuốc như ở Việt Nam thì con số bệnh nhân ung thư thanh quản trong vài năm tới chắc chắn sẽ tăng lên.

Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư. Để tiến hành sinh thiết, bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và bác sĩ lấy một mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi thanh quản.

Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu phát hiện ra ung thư, bác sĩ giải phẫu có thể cho biết đó là loại ung thư gì. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vẩy.

Ung thư thanh quản phát hiện sớm bệnh nhân có cơ hội điều trị tốt hơn. Tại Bệnh viện có những bệnh nhân điều trị 20 năm vẫn khỏe mạnh chưa tái phát. Phòng bệnh ung thư thanh quản, bác sĩ Kỳ nhấn mạnh chỉ không hút thuốc mới không lo mắc ung thư thanh quản.

Theo Tri Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 58 phút trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top