Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái trẻ phải tháo độn cằm vì biến chứng do tiêm chất làm đầy từ 4 năm trước

Thứ tư, 09:29 05/12/2018 | Sống khỏe

Có thể thấy, những năm gần đây, phẫu thuật thẩm mỹ không còn là chuyên quá xa lạ đối với mọi người, và đây được xem là cách để thay đổi ngoại hình giúp bản thân trở nên tự tin hơn.

Phương pháp làm đẹp bằng cách tiêm chất làm đầy ngày càng được khá nhiều chị em áp dụng, thay thế cho hình thức phẫu thuật thẩm mỹ thông thường. Ưu điểm của hình thức thẩm mỹ không phẫu thuật này là không cần "bóc tách", không để lại sẹo và thường được quảng cáo là "hiệu quả tức thì".

Tuy nhiên, bên cạnh sự nhanh chóng, tiện lợi thì thủ thuật làm đẹp này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Cô gái 24 tuổi phải tháo độn cằm vì filler tiêm 4 năm trước không tan

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của cô gái trẻ khi phải đi tháo độn cằm và lấy chất làm đầy chưa tan sau nhiều ngày bị sưng đau, ăn uống khó khăn khiến nhiều người xôn xao.


Bài chia sẻ trên mạng xã hội của cô gái sinh năm 1994 khiến nhiều người xôn xao

Bài chia sẻ trên mạng xã hội của cô gái sinh năm 1994 khiến nhiều người xôn xao

"Ám ảnh cuộc đời tôi, lần này là rạch lần thứ 4 rồi, nhiều lúc cảm thấy mình mạnh mẽ. Chẳng biết có làm lại được nữa không, bác sĩ nói phải theo dõi, 2 tuần nữa đến tiêm mỡ vào cho em để nó tái tạo lại cằm, nếu được thì ít nhất 6 tháng nữa có thể làm lại.

Khuyên mọi người đừng có tiêm filler linh tinh vào bất cứ chỗ nào trên người, tìm hiểu kĩ nhé vì nhiều khi chính người làm và người bán cũng chả biết nó có phải filler chuẩn hay không, chính em cũng học và làm nghề tiêm mà giờ em bị như thế này em cũng cảm thấy ghét luôn cái nghề này đó.

Edit một chút cho một số bạn không biết hết chuyện đỡ thắc mắc quay ra nói mình là chưa tiêm tan filler đã đi độn vào để rồi bị như này. Xin lỗi các bạn mình sửa cằm đến lần thứ 3 rồi và trước khi làm lần đầu bác sĩ đã nạo chất làm đầy ra cho mình rồi đó, vậy mà giờ vẫn còn. 4 năm rồi mà vẫn không tan thì nó chắc chắn không phải là filler đúng không? Nếu để kể về lịch sử cái cằm của mình thì nó dài đúng như 1 tớ sớ. Vì vậy mình không muốn nói nhiều và cũng không muốn bóc phốt ai ở đây cả. Bài này chỉ như một lời tâm sự của mình với bạn bè về nỗi khổ khi đi làm đẹp mà thôi!", đoạn chia sẻ của tài khoản V.V.N. trên mạng xã hội.


Chiếc cằm bị sưng tấy bất thường trước đó của Vân Anh

Chiếc cằm bị sưng tấy bất thường trước đó của Vân Anh

Ngay sau khi những dòng chia sẻ trên được đăng tải lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người cũng bày tỏ lo lắng, hoang mang khi trên thị trường xuất hiện nhiều loại filler với nhiều nguồn gốc, xuất xứ và giá thành khác nhau.

"Thực sự nhiều khi cũng là tin tưởng bác sĩ, họ nói filler thì mình biết là filler, nói là botox thì mình biết là botox. Thấy nhiều người cũng làm ở đó nên cũng nghĩ là uy tín thôi chứ không phải người trong ngành thì đúng là không biết hết được. Mình cũng đã bị tiêm chất làm đầy ở mũi 3 năm liền, tưởng đã tan hết và cuối cùng nó nổi như cục hạch cứ tưởng bị u gì. Sau đó mất bao tiền đi xét nghiệm rồi sinh tiết cuối cùng là phải đi mổ thẩm mĩ lôi nó ra. May quá vẫn phát hiện ra sớm, không ảnh hưởng gì quá lớn đến sức khỏe", tài khoản S.T. chia sẻ.

"Nhiều ngày cằm bị sưng tấy bất thường, ăn uống rất khó khăn và đau đớn"

Liên hệ với cô gái Vân Anh (SN 1994, Hà Nội), người chia sẻ câu chuyện trên xác nhận sự việc và cho biết sau một thời gian bị sưng tấy, đau đớn khó chịu chị đã đến bác sĩ để tháo độn cằm và lấy chất làm đầy còn sót lại ra ngoài vào ngày hôm qua.

"Mình tiêm filler cách đây 4 năm. Nhưng trong thời gian từ đó đến khoảng hơn nửa năm trước bản thân mình hoàn toàn không có vấn đề gì về sức khỏe. Trước khi làm cằm lần đầu tiên cách đây khoảng 3 năm, bác sĩ đã nạo hết chất làm đầy ra cho mình nên cũng yên tâm".

Trước đó, cô gái này cũng từng đến bệnh viện để siêu âm phần cằm khi có dấu hiệu sưng bất thường

Bên cạnh đó, cô gái này cũng cho biết đã thực hiện làm cằm tổng cộng 3 lần nhưng 2 lần trước không xảy ra biến chứng gì. Tuy nhiên, do không ưng ý dáng cằm cũ nên cuối cùng cô quyết định đi sửa lại mới đây.

"Sau hơn 1 tháng chỉnh sửa lần thứ 3, thì cằm của mình bắt đầu sưng bất thường. Mình đi khám bác sĩ rất nhiều lần, uống nhiều đợt kháng sinh thuốc dị ứng nhưng chỉ đỡ sưng chứ không hết hẳn sưng được. Mỗi lần cứ ăn uống vào là lại sưng đau. Suốt thời gian vừa rồi mình rất khổ trong việc ăn uống vì cứ ăn vào những đồ nhiều chất, đồ có thể gây dị ứng không cẩn thận là cằm lại sưng và nhói đau", Vân Anh lo lắng kể lại tình trạng của mình trước đó.

Do bị đau đớn và sưng tấy trong thời gian dài, cô gái đã quyết định đi tháo độn cằm

Ngoài ra, Vân Anh cũng cho biết, một số ý kiến cho rằng bạn không tiêm thuốc tan filler là chưa chính xác. "Cách đây vài tháng mình đã tiêm 2 lần thuốc tan filler vào cằm nhưng không hết. Và hôm qua, sau nhiều ngày cằm sưng tấy và đau đớn mình đã quyết định tháo độn cằm ra để điều trị.

Lúc làm các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán do ngày xưa mình tiêm chất làm đầy. Đồng thời, khi tháo độn cằm ra thì bác sĩ còn lấy thêm những cục bao xơ lẫn với chất làm đầy nữa", Vân Anh cho hay.


Phần độn cằm được tháo ra sau đó được Vân Anh chụp lại

Phần độn cằm được tháo ra sau đó được Vân Anh chụp lại

Chia sẻ thêm về tình trạng hiện tại, Vân Anh cho biết, "Mình vừa phẫu thuật thẩm mỹ hôm qua nên giờ vẫn rất đau. Cằm của mình vẫn phải theo dõi lâu dài, ít nhất 6 tháng nữa mới có thể can thiệp được sau khi tháo độn cằm. Mình tháo và nạo cùng ở chỗ trước đó mình đã độn cằm cùng một bác sĩ. Nên khi mình gặp vấn đề người ta có chế độ bảo hành, hoàn toàn bác sĩ làm chứ không mất chi phí", Vân Anh cho hay.


Hình ảnh xinh xắn của Vân Anh trước đó

Hình ảnh xinh xắn của Vân Anh trước đó

Bên cạnh đó, cô gái này cho biết sau những biến chứng đã gặp phải chắc chắn sẽ không bao giờ tiêm chất làm đầy vào cơ thể nữa. "Bản thân mình vẫn muốn phẫu thuật độn lại cằm nếu sau này cằm mình không được đẹp. Còn bây giờ mình vẫn đang băng nẹp, không biết tháo ra nó sẽ ra sao nữa", Vân Anh không khỏi lo lắng.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 4 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 21 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top