Có một nghề cực nhọc mang tên "phu cá" cho đàn bà nơi cửa biển
GiadinhNet - Trong đêm tối, những nữ phu cá âm thầm đội những mẻ cá nặng nhọc lên trên mình để mưu sinh kiếm kế sinh nhai. Trong sâu thẳm, đó không chỉ đơn thuần là nghề kiếm sống...
Mỗi ngày đội cả tấn cá, tôm..
Trong màn đêm tối đen như mực, con đường dẫn đến cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) càng heo hút, lạnh lẽo khi âm thanh của những chú côn trùng kêu văng vẳng ở bãi cát bên kia bờ biển.
Đặt chân đến cảng Cửa Sót đúng 4h sáng, hương vị mặn mòi của biển cùng mùi tanh riêng biệt của tôm cá hòa lẫn vào nhau tạo nên một mùi hương đặc biệt. Ở vào dịp cuối năm nên cái lạnh càng tê tái hơn khi những cơn gió mùa đông bắc thổi ràn rạt tràn từ biển vào xối xả vào mặt.
Trong không gian mờ ảo với chút ánh sáng lấp lóe nơi những con tàu cá đầy khoang lộ rõ hình ảnh những người phụ nữ chân đất đội từng khay tôm, cá… từ dưới tàu lên bờ, người ướt nhẹm, run lên từng hồi trong cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Vì cuộc sống mưu sinh, những người phụ nữ chân yếu tay mềm phải làm những công việc nặng nhọc
Người ta gọi họ là những nữ phu cá. Đối với đàn ông còn "khiếp vía" nói gì đến người phụ nữ tay yếu chân mềm. Nhưng đối với họ, đó là một cái nghề trụ cột, bởi ở vùng này không còn nghề nào khác nhàn rỗi hơn. Bà Nguyễn Thị Lý (57 tuổi), trú tại xã Thạch Kim là 1 trong số 22 nữ phu tại cảng. Hơn 5 năm nay, không một đêm nào trọn giấc ngủ. Từ 3h sáng, bà phải dậy lục đục chuẩn bị hành trang để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Với bộ quần áo cũ mèm, đôi mắt thâm cuồng vì thiếu ngủ, bà Lý tâm sự về quãng đời vất vả của mình.
Vốn là cô gái được sinh ra trong một gia đình đông con ở miền biển, thủa nhỏ bà Lý sống dựa vào những con tôm, con cá nơi biển khơi. Sau khi nên duyên và kết hôn với chàng trai xóm bên, bà sinh được 5 người con. Rồi hai vợ chồng sắm một chiếc thuyền nhỏ để đi biển. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến năm 2013, chồng bà gặp nạn rồi chết trên biển. Kể từ đó, gia đình mất đi người trụ cột, mọi thứ bị xáo trộn, việc làm không có, nhà đông con, bà Lý cũng xin đi làm thuê ở các vùng khác kiếm tiền nhưng do đường xa, không chăm sóc được con cái đành nghỉ.
Mỗi ngày những người phụ nữ mưu sinh nơi đây phải đội cá tấn cá lên bờ.
Mỗi khi nhìn biển nỗi đau mất chồng năm xưa lại hiện hữu, bà từng hứa với bản thân sẽ không bám biển, bởi sợ sự mất mát, sợ đau thương, sợ mỗi lúc biển giận giữ trách phạt ngư dân. Thế nhưng, vì khó khăn, bà đành xuống xin làm phu cá ở cảng Cửa Sót. "Sau khi chồng mất, tôi từng nghĩ mình nên chọn nghề khác, bỏ không muốn làm gì liên quan đến biển, vì mỗi lần ra nhìn biển tôi lại thương chồng. Nhưng thực ra không có nghề nào khác nữa, ở đây không đi biển thì làm phu cá chứ không có nghề nào hơn", bà Lý nói.
Dứt lời, ánh mắt của người phụ nữ sát tuổi 60 hướng nhìn về biển, nỗi đau năm xưa lại thêm một lần nữa đâm xé vào lòng ngực. Nhưng cái ký ức đau buồn vừa gợi về lại bị dập tắt khi tiếng còi của chiếc tàu sắp cập bến mang theo cá tôm đầy khoang. Bà Lý lẳng lặng mang rổ nhựa của mình lại đặt ở thuyền rồi tiếp tục công việc mưu sinh.
Gánh nặng tương lai
Ở cảng này, những nữ phu đều có hoàn cảnh khó khăn, họ được xem là trụ cột trong gia đình. Đa phần những nữ phu đều ở cái tuổi đáng nhẽ được nghỉ ngơi, nhưng họ vẫn cố gắng làm việc, mưu sinh kiếm sống. Mặc dù năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà Nguyễn Thị Long, trú thôn Đông Hải, xã Thạch Kim vẫn ròng rã mưu sinh. Ngày nào người đàn bà này cũng thức dậy từ 3h sáng chuẩn bị các dụng cụ rồi ra cửa biển để "hành nghề". Tính đến nay bà tròn 10 năm làm nghề phu cá. Trong những năm làm nghề phu cá, bà không nhớ bao nhiêu lần mình bị ngã bầm tím người. Nhưng vì công việc, nghĩ đến bữa ăn trong nhà bà lại phải gồng mình để mưu sinh. Với bộ quần áo ướt chũng, khuôn mặt để lộ những nếp nhăn bà Long cười nói: "Ở làng này già mới theo nghề này thôi".
Trong sâu thẳm, phu cá không chỉ đơn thuần là nghề kiếm sống, với những người phụ nữ nghèo khổ nơi đây, biển là ký ức, nuôi dưỡng thế hệ tương lai.
Người phụ nữ ngoài 70 lý giải, nơi vùng biển, những người còn sức lực, tuổi trẻ họ đi tìm công việc khác nhàn rỗi, có tiền hơn. Còn đối với nghề phu cá đã không được coi trọng lại còn bấp bênh, nhất là công sức bỏ ra nhiều nhưng cuối buổi chỉ được chi trả bằng hiện vật tôm cá. Nhưng nếu ở nhà, không có việc làm, cái ăn, cái mặc cũng chật vật nên những người phụ nữ có tuổi ở đây vẫn phải ra cảng để mưu sinh. Mỗi ngày làm việc của bà Long và các nữ phu khác trôi qua khoảng 2h đồng hồ. Thứ dụng cụ duy nhất là khay đựng cá, mỗi người đều có khoảng 5-7 khay đựng, khi tàu cấp bến, họ sẽ nhận chuyển từng khay hàng lên bờ với giá tự thỏa thuận. "Cái lạ của nghề phu cá là họ cho thế nào lấy vậy, không đòi hỏi, không trả giá. Khi con tàu về mà trúng thì họ sẽ cho nhiều, còn không thì cho ít. Đa phần họ trả bằng tôm, cá, những thứ mà chủ tàu làm ra được", bà Long tâm sự.
Nhận tôm, nhận cá sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những nữ phu tập trung sản phẩm mà mình được trả rồi bán lại cho thương lái. Mỗi ngày nếu may mắn thì kiếm được 80.000 - 150.000 ngàn đồng, nhưng có những ngày tiền công không mua nổi bát bún. Những nữ phu chia sẻ, chỉ trừ ngày bão, còn bất kể nắng hay mưa những "nữ phu" vẫn xuống biển để làm việc. Nghề này không chỉ là kế sinh nhai mà nó như đã ngấm ngầm vào sâu da thịt, nên khi nào nghỉ làm, họ nói ngày đó là ngày buồn nhất. "Nếu như ngày nào thiếu mùi tanh của cá, hương vị của biển là xem như ngày đó buồn nhất", đó là chia sẻ của bà Lê Thị Thanh (57 tuổi), trú thôn Xuân Phượng (Thạch Kim).
Một góc khu vực cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Bà Thanh chia sẻ, từ năm 25 tuổi bà theo nghề phu cá đến nay được gần 30 năm. Những năm làm nghề này rất cực, mỗi ngày tính ra bình quân mỗi nữ phu phải đội, cõng hàng tấn cá lên bờ. Do đã có tuổi, nên đêm về đau mỏi chân, tay và có những lúc thở thôi cũng mệt.
"Ba đứa con ăn học cũng nhờ đồng tiền ít ỏi kiếm được nhờ vào nghề này. Khay đựng cá nặng lắm, từ 35-50kg nên người thường khó có thể mà khuân chúng rồi leo qua 13 bậc thang để lên bờ. Thật ra phải làm, đây là nghề, phần nữa đi ra biển thấy vui lắm, nó như một phần cuộc sống của tôi vậy", bà Thanh nói.
Khánh Chi
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 51 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.