Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
GĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Vì sao chúng ta chưa tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa?

Sao Hỏa ẩn chứa nhiều bí mật, và chúng ta đang có cơ hội để tìm thấy sự sống trên hành tinh này (Ảnh: Getty).
Đã từ rất lâu, các tàu thám hiểm Sao Hỏa đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết sinh học trên hành tinh này. Thế nhưng, chúng có thể đã bỏ qua các dạng sống siêu nhỏ mà không phát hiện thấy điều gì. Đơn giản chỉ vì thiết bị của chúng ta có thể không đáp ứng được yêu cầu.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu mới được thực hiện ở Atacama - sa mạc lâu đời nhất của Trái Đất, công nghệ hiện tại không phải lúc nào cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu của sự sống, cho dù nó nằm ngay trên bề mặt hành tinh của chúng ta.
Được biết, sa mạc Atacama ở Chile có một vùng đồng bằng cổ xưa, được gọi là Đá Đỏ. Khu vực này chứa nhiều cát, trộn lẫn đá giàu hematit và đá bùn. Về mặt địa chất, khu vực khá giống với một phần của Sao Hỏa. Đây cũng là lý do tại sao các nhà sinh vật học vũ trụ thường sử dụng đây làm nơi thí nghiệm cho những dự án trên Hành tinh Đỏ.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học ở Chile tiến hành kiểm tra những mẫu khoáng vật ở đồng bằng Đá Đỏ bằng cách sử dụng những công nghệ hiện đại nhất. Kết quả là họ đã phát hiện ra một số dấu hiệu bí ẩn.
Cụ thể, có tới gần 9% trình tự gen thu được bằng cách sử dụng phương pháp Giải trình tự thế hệ tiếp theo. Điều đáng nói là mẫu này từng nằm trong danh mục "không được phân loại". Bên cạnh đó, 40% số trình tự còn lại hiện chưa thể được gán cho bất kỳ danh mục cụ thể nào, chẳng hạn như bộ hoặc miền.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học tự trị Chile cho biết những phát hiện của họ cho thấy mức độ cao bất thường về "phát sinh loài không xác định".
Một khái niệm mới đã được đề xuất, đó là "hệ vi sinh vật tối". Thuật ngữ này về cơ bản bao gồm các vi sinh vật mà các nhà khoa học hiện nay chưa thể phát hiện, hoặc đã có thể phát hiện thông qua giải trình tự gen - nhưng không biết chính xác chúng là thứ gì.
Một lập luận được đưa ra, đó là "hệ vi sinh vật tối" có thể đã tồn tại từ lâu trên Sao Hỏa, nhưng mãi cho tới nay, chúng ta vẫn chưa thể phân loại được chúng, cũng như truy tìm được dấu vết của bất kỳ sinh vật nào.
Để lập luận thêm phần đáng tin cậy, các nhà khoa học thậm chí đã sử dụng các thiết bị đang được hoạt động trong các sứ mệnh trên Sao Hỏa và vũ trụ. Kết quả là chúng gặp nhiều khó khăn để phát hiện vi sinh vật tại vùng Đá Đỏ, hay thậm chí là không thể phát hiện được trong hầu hết các trường hợp.
"Chúng ta có thể sẽ không phát hiện được dấu vết của vi sinh vật trong đất và đá của Sao Hỏa. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy điều này phụ thuộc rất nhiều vào công cụ và kỹ thuật được sử dụng", các nhà nghiên cứu cho biết.
"Bởi vậy, sẽ rất quan trọng để đưa các mẫu này trở lại Trái Đất. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể khẳng định rằng sự sống có tồn tại trên sao Hỏa hay không".

Một góc quan sát từ robot tự hành Perseverance đang thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa (Ảnh: NASA).
Đây chính xác là điều mà NASA cùng các cơ quan vũ trụ khác đang nỗ lực triển khai.
Trong nhiều năm trở lại đây, NASA đã đạt được bước tiến mới khi tàu thám hiểm Perseverance đã tìm thấy "dấu hiệu mạnh mẽ" của vật chất hữu cơ khi di chuyển qua một vùng đồng bằng sông cổ trên Sao Hỏa. Những năm trước đó, robot tự hành Curiosity cũng đã thu được dấu hiệu của các phân tử hữu cơ trong cát và bùn khô.
Thế nhưng để đi tới Sao Hỏa, rồi quay trở lại, đòi hỏi một cuộc cách mạng nhiều hơn những gì mà chúng ta đã và đang thực hiện. Các nhà khoa học hy vọng rằng mục tiêu này có thể được thực hiện trong khoảng từ 10 - 20 năm nữa.
Tại sao con người không thể sống ở trên Sao Hỏa?

Sao Hỏa có thể có sự sống tiến hóa cao hơn chúng ta từng nghĩ - Ảnh: NASA
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời và là hành tinh có kích thước bé thứ hai trong Hệ Mặt Trời, chỉ lớn hơn Sao Thủy. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt oxide có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Nhưng liệu điều đó có khả thi không?
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra tính không khả thi của ý tưởng này. Đầu tiên là về nước, thành phần cơ bản cấu tạo nên mọi sự sống. Mặc dù nước có tồn tại trên sao Hỏa, nhưng phần lớn trong số đó đều nằm trong các khoáng chất hoặc bị đóng băng, thậm chí là nhiễm mặn. Điều này đồng nghĩa với việc để khai thác và sử dụng được những nguồn nước ở đây đòi hỏi rất nhiều máy móc và công sức của con người.
Thứ hai là không khí, không khí trên sao Hỏa loãng hơn trênTrái đất cực nhiều, nhiệt độ trung bình là âm 62 độ. Nó được tạo thành từ 95% CO2 và chỉ có 0,13% oxy. Để có thể sống ở sao Hỏa, con người sẽ phải tạo ra một bầu khí quyển thích hợp để thở. Và hai cực của nó chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này, cả hai đều được bao phủ bởi một lượng cực lớn CO2 đông lạnh (băng khô). Nếu chúng ta tìm ra cách tăng nhiệt độ hai vùng này khiến băng bốc hơi, CO2 sẽ hòa vào với không khí và làm cho không khí ở đây dày hơn y như ở trên Trái Đất. Song song với đó, việc phải thiết kế những bộ quần áo vừa có tác dụng chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt trên sao Hỏa, vừa có khả năng ngăn chặn các tia phóng xạ, lại dễ dàng cho việc vận động là một vấn đề nan giải mà trong một thời gian ngắn e là con người không thể giải quyết được
Thứ ba là bức xạ từ Mặt trời, Social Post báo cáo rằng, mức độ phơi nhiễm bức xạ trên sao Hỏa trung bình là 233 microgram mỗi ngày, tương đương với 17 lần mức phơi nhiễm bức xạ cao nhất mà Trái đất có thể trải qua. Hơn nữa, ảnh hưởng của một cơn bão Mặt trời trên sao Hỏa có thể khắc nghiệt hơn 50 lần so với trên Trái đất. Với lượng bức xạ lớn như vậy thật khó để con người có thể sinh sống an toàn, và trồng trọt các loại cây trồng, chăn nuôi các loại vật nuôi trên sao Hỏa được.
Để giải quyết được những vấn đề trên con người sẽ mất hàng triệu năm, nhưng với trí thông minh, sự thích ứng mạnh mẽ và khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, biết đâu sẽ có một ngày điều này trở thành hiện thực. Nếu thành công đưa con người lên sinh sống ở sao Hỏa, thì đây sẽ là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 1 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 12 giờ trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 22 giờ trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 23 giờ trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 2 ngày trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 2 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểmDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?