Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi thường nhau - dấu hiệu báo trước ly hôn

Thứ ba, 09:48 11/06/2013 | Gia đình

Khinh thường, ngược lại với tôn trọng, thường là thể hiện qua trạng thái phán xét tiêu cực, hay mỉa mai về giá trị của bạn đời. Có 4 loại giao tiếp, mà khi trò chuyện, cố ý hay vô tình thể hiện sự khinh thường.

Cách giao tiếp của bạn đời nâng bạn lên hay hạ bạn xuống? Tiến sĩ John Gottman, Đại học Washington (Mỹ), chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về hôn nhân đã tổng kết sau hơn hai mươi năm nghiên cứu rằng dấu hiệu lớn nhất, đầu tiên của ly hôn là khi một hay hai người thể hiện sự khinh thường trong mối quan hệ.

Coi thường nhau - dấu hiệu báo trước ly hôn 1
  Ảnh minh họa: Forum.santabanta.com.

Nói kiểu đổ lỗi, đi kèm sự chỉ đạo

Nói kiểu đổ lỗi bao gồm những thông báo bắt đầu bằng "Anh/em là...", Anh/em nên...", "Anh/em cần...", Anh/em phải..." và "Tốt hơn là anh/em....". Sự chỉ đạo là những câu thông báo kiểu phán xét tiêu cực hay chỉ trích. Ví dụ về sự đổ lỗi kèm chỉ đạo là:

"Anh không tốt..."

"Anh nên dành sự chú ý..."

"Anh nên làm việc này ngay đi..."

Anh phải đứng vào vị trí của em mà hiểu chứ..."

Hầu hết mọi người đều không thích bị phán xét hay bắt phải làm việc gì đó, và khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ đổ lỗi, sẽ khơi dậy trong lòng người khác cảm giác oán giận và phòng thủ. Loại giao tiếp này cũng có vấn đề, ở chỗ nó có khuynh hướng tạo ra phản ứng phản bác, kết quả là sự bất đồng và mâu thuẫn kéo theo.

Kết tội chung chung

Những câu kết tội chung chung thể hiện sự khái quát về tính cách hay hành vi của một người theo cách tiêu cực. Các loại câu kiểu này phổ biến nhất bao gồm việc sử dụng những từ như "lúc nào cũng", "chẳng bao giờ", "lại", "quá", "mọi lúc", "đồ"... Những câu này thường dùng kết hợp ngôn ngữ chỉ trích. Chẳng hạn:

"Anh luôn luôn không chịu lật bệ ngồi bồn cầu lên"

"Anh chẳng bao giờ đậy nắp hộp kem đánh răng cho tử tế"

"Anh lại bày bừa ra rồi"

"Anh quá lười"

"Lần nào anh cũng quên làm điều này"

"Anh là đồ ngớ ngẩn"

"Ai cũng biết là anh quá tệ"

Những câu kết tội chung chung có vấn đề theo nhiều cách. Đầu tiên, trong suy nghĩ của người nói, người nghe không có bất cứ điều gì khác tốt. Khả năng thay đổi không được đếm xỉa tới. Thứ hai, vì những chỉ trích chung chung nhằm vào "những điều sai" thay vì "làm thế nào tốt hơn" nên thực sự không khuyến khích sự thay đổi. Cuối cùng, với ví dụ về ngôn ngữ ra lệnh, kết tội chung chung có thể dễ dàng gây bất đồng.

Nếu tôi nói với bạn "Em chẳng bao giờ rửa bát" thì tất cả những gì bạn làm là cố tìm ra một ngoại lệ "không đúng, em có rửa bát, một lần, vào năm ngoái" và bạn đã phủ nhận thành công lời kết tội của tôi. Những kết luận chung chung khiến người ta dễ tổn thương và phản pháo.

Nhằm vào con người, bỏ qua vấn đề

Trong mỗi tình huống giao tiếp bao gồm người khác, có hai yếu tố có mặt: người bạn nói đến và vấn đề hay hành vi bạn nhắm tới. Giao tiếp tỏ vẻ khinh thường nhắm vào cá nhân, trong khi lại giảm thiểu hoặc bỏ qua vấn đề hay hành vi. Ví dụ:

Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: "Anh thật ngớ ngẩn"

Giao tiếp hiệu quả: "Anh là một người thông minh, và việc anh làm sáng nay thì chẳng sáng dạ chút nào"

Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: "Anh chẳng bao giờ làm việc nhà. Anh thật vô dụng"

Giao tiếp hiệu quả: "Em thấy anh không làm việc nhà tuần này"

Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: "Anh lúc nào cũng có nhớ gì đến em đâu"

Giao tiếp hiệu quả: "Em biết anh đang có nhiều việc phải lo tới, và em nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta có một buổi đi chơi tối để gắn kết hơn"

Chỉ trích vào con người mà giảm nhẹ vấn đề có thể dễ dàng khơi dậy phản ứng tiêu cực từ người nghe - và kết quả là họ cảm thấy tức giận, bực bội, tổn thương hay chống đối. Hãy nhớ rằng nhắm vào con người và giảm nhẹ vấn đề cũng liên quan đến việc thường xuyên sử dụng câu ra lệnh và chỉ trích chung chung.

Cảm giác vô nghĩa lý

Cảm giác vô nghĩa lý xuất hiện khi chúng ta nhận ra những cảm xúc, tiêu cực hay tích cực của mình, vô nghĩa với một người, và thậm chí người đó chẳng thèm đếm xỉa đến, phớt lờ hay phán xét tiêu cực những cảm giác này. Ví dụ:

"Mối quan tâm của em chẳng có nghĩa lý gì với tôi"

"Những phàn nàn của em hoàn toàn chẳng có căn cứ gì"

"Em đang thổi phồng mọi việc đấy"

"Ai thèm quan tâm việc em tức giận chứ. Đừng có phản ứng thái quá nữa"

Khi chúng ta làm vô hiệu cảm xúc của người khác, chúng ta có thể gây ra sự bất bình ngay lập tức. Những người cảm thấy họ không được chúng ta quan tâm sẽ cảm thấy bị tổn thương và tức giận. Trong một số trường hợp, một người cảm thấy vô giá trị có thể sẽ đóng sập cánh cửa cảm xúc trước bạn, vì không muốn lại tiếp tục bị tổn thương.

4 đặc điểm của giao tiếp tỏ vẻ coi thường mô tả ở trên như chất độc - chúng phá hoại sức khỏe và sự gần gũi, gắn kết. Nếu mối quan hệ của bạn có dấu hiệu của điều này, hãy tìm cách cải thiện bằng khả năng giao tiếp.

"Giao tiếp là kỹ năng mà bạn có thể học. Nó như đi xe đạp hay gõ máy tính. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi, bạn có thể dần dần cải thiện chất lượng một phần cuộc đời bạn", John Gottman nói.

Theo Psychologytoday/VnExpress

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.

"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Ở tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Gia đình - 1 ngày trước

Bắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Gia đình - 1 ngày trước

Câu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.

Top