Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con Cuông - Nghệ An: Chênh vênh nghề săn thuốc trên núi

Chủ nhật, 08:00 15/07/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi ngày họ hái hàng tá cây thuốc nhưng chẳng biết công dụng nó như thế nào, chữa bệnh ra làm sao.

Thuốc được khai thác về phơi khô, đóng hàng chất đống
ở khắp quốc lộ 7.
 
Họ bất chấp những hiểm nguy rình rập, treo mình trên những ngọn núi cao vắt vẻo đánh cược với mạng sống...

Chỉ biết bán cho người Trung Quốc...

Hơn 20 năm trước, người dân đất Con Cuông (Nghệ An) chứng kiến một "sự kiện" lạ chưa từng có: Người Nùng từ Cao Bằng di cư vào đây để sinh sống.

Lạ bởi vì "sự ngược đời" này chỉ có người Kinh đi lập khu kinh tế mới ở các vùng miền núi, hay sự di canh, di cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc chứ ít thấy người dân tộc Nùng di cư ngược từ phía Bắc vào miền Trung. Và cũng hơn 20 năm đó, giữa núi rừng xanh ngút ngàn của huyện Con Cuông này, hình thành nên một xóm nhỏ người Nùng với hơn 20 hộ dân sống ẩn khuất, ít giao lưu với người bản địa và những công việc "đầy bí ẩn" của họ.
Sau hơn 20 năm "nhập tịch", những con người, gia đình ở đây đã ổn định với cuộc sống mới, được "khai sinh" như một người bản địa. Nhưng cuộc sống mưu sinh hàng ngày vẫn đè nặng lên đôi vai của đồng bào Nùng nơi đây.

Ông Dương Văn Thí, một trong số những người trong đoàn di cư năm trước không khỏi xúc động khi nhắc lại chuyến đi đầy khó khăn của gia đình cũng như 20 hộ vào vùng đất Trung Yên, xã Yên Khê này. Ông bảo, do cuộc sống nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn quá khó khăn, lam lũ nên cuộc đời ông phải tha phương cầu thực khắp trong Nam ngoài Bắc để kiếm sống, nhiều khi ông nản chí, tưởng như cuộc sống sẽ luôn rày đây mai đó sẽ theo suốt kiếp, suốt đời mình. Năm 1993, được một người bà con giới thiệu ông vào huyện Con Cuông làm ăn, thấy đất rừng nơi đây khá phong phú, người dân Con Cuông thân thiện, sẵn lòng chia sẻ, vậy là ông trở về quê hương bàn bạc với một số hộ dân trong bản quyết định bán nhà để khăn gói đưa vợ con vào làm ăn sinh sống ở vùng đất mới.

Ban đầu vào với hai bàn tay trắng, đồng vốn ít ỏi nên vô cùng khó khăn, nhiều người lại không biết nói tiếng Kinh nên ngôn ngữ bất đồng. Đến vùng đất mới, đầu tiên họ tập hợp lại, giao nhiệm vụ cho từng người rồi cùng nhau khai hoang vùng lau lách hoang dại dựng nhà ở.

Đến nơi ở mới, không tiền, không phương tiện sản xuất, nguồn nước thì khan hiếm, điện lưới cũng chẳng có, họ tối ngày phải kiếm nơi làm thuê hay đổi công cho người dân bản địa để mượn trâu bò về lấy sức kéo, sức cày. Có những nhà phải tối ngày cuốc thuổng những thớ đất cứng như đá để trồng ngô, lạc mong có lương thực để tồn tại với cuộc sống khắc nghiệt. Nhưng điều mà họ ít lo lắng hơn cả là bệnh tật. Kinh nghiệm bao nhiêu năm trong đời sống đã cho họ nhiều phương thuốc quý hiếm để chữa nhưng căn bệnh hàng ngày. Cho nên, lúc rảnh họ lên rừng hái thuốc về dùng hoặc mang bán đổi gạo ăn qua ngày.

Và trong những lần mang thuốc bán cho người dân bản địa, rồi những chuyến đi về quê để thăm người thân, họ được các thương lái Trung Quốc môi giới để mua những loại thuốc mà chỉ có vùng đất Con Cuông này là nhiều. Nhưng bao nhiêu năm qua, họ chẳng biết người Trung Quốc mua những cây thuốc quý đó về làm gì, công dụng như thế nào.

Cái nghề hái thuốc tuy vất vả, nhưng thu nhập cũng đáng kể nên họ đánh cược với chính mạng sống. Gặp chúng tôi khi vừa bán xong bó thuốc, anh Đặng Văn Thông thật thà: Thấy người ta đi thu mua những loại cây dược liệu như cây sâm đá, huyết giác, củ bình vôi, cây lá gai... giá lại cao nên mấy tháng nay chúng tôi kéo nhau vào rừng sâu để khai thác. Mình cũng chẳng hỏi họ mua để làm gì, chỉ biết người ta mua thì mình cứ bán. Nếu không bán cây đó thì chẳng biết làm gì để kiếm tiền, vì thời điểm này là dịp nông nhàn rồi.

Bà Hoàng Thị Ban, năm nay gần 70 tuổi cho biết: Cứ có người đến chỉ dẫn cho chúng tôi kiếm loại thuốc cây sống trên núi ấy, tên thuốc gọi là huyết giác và tuyết nhung. Họ đưa cho chúng tôi cái cây như thế nào thì chúng tôi tìm y như thế. Sau đó về cắt nhỏ, phơi khô, khi thành phẩm thì nhập cho thương lái. Chúng tôi cũng không rõ nó có công dụng gì và người ta mua làm gì cả. Chúng tôi thấy cái nghề này có thu nhập thì đi làm thôi, tuy vất vả nhưng ngày nào ít thì cũng được dăm bảy chục ngàn, có hôm nhiều thì một vài trăm chứ chẳng ít...

Và để có những bao tải thuốc đóng gói cẩn thận khi nhập cho thương lái, họ phải trèo lên những vách núi cao chót vót, bất chấp sự nguy hiểm với những vách đá dựng đứng. Với những "người rừng" đi lấy thuốc, cái chết mới là "tai nạn" đáng lưu tâm.
 
Anh Chương Văn Sóng đã có "thâm niên" hàng chục năm
đi khai thác thuốc.

Mưu sinh với tử thần

Đến ngôi làng thuộc bản Trung Yên (xã Yên Khê) những ngày này, mùi đặc trưng của các vị thuốc xông lên nồng nặc. Mùa hè, cái nóng như đổ lửa, người dân tận dụng mọi không gian để phơi thuốc, bởi đây là mùa "dễ làm ăn" nhất. Việc đi khai thác cũng dễ, chế biến, đóng gói cũng thuận lợi. Hỏi tất cả những người bản địa và những người trong "làng Nùng" chẳng ai biết những dược liệu này có công dụng gì, chỉ biết rằng, bán cho thương lái để nhập sang Trung Quốc.

Cái gì khai thác lắm cũng cạn, ngày họ mới bắt đầu lấy thuốc thì cứ lên núi là có. Nhưng bây giờ những ngọn núi cách nhà họ 3, 4 km đã không còn cây thuốc. Họ phải đi xa hơn, leo núi cao hơn, nguy hiểm hơn.

Kha Thị Hiền đến vùng đất mới khi em còn tí xíu. Giờ đây, Hiền 24 tuổi nhưng hơn nửa thời gian làm người của em là treo mình trên những dốc đá dựng đứng để hái những cây thuốc về cho bố mẹ bán lấy tiền ăn học. "Mỗi lần đi lấy thuốc em phải trèo lên núi cao, thậm chí phải bấu víu từng mỏm đá để tìm thuốc về bán kiếm tiền. Gia đình em nghèo, bố mẹ bảo phải chịu khó để còn có tiền nuôi các em ăn học", em bảo.

Ông Chương Văn Sóng thì có vẻ "tự tin" hơn. Bởi ông đi lấy thuốc khi sức khỏe còn trai tráng lắm. Giờ tuy "có già đôi tí nhưng đi lắm riết rồi quen thôi. Ở đâu có lèn đá là chúng tôi đi tìm và trèo lên hái, giờ nhiều núi đã cạn kiệt hết rồi nên chúng tôi phải đi xa hơn thậm chí sang huyện khác để kiếm thuốc về bán".

Theo người dân nơi đây, trước kia, những loại cây này ở trong rừng có nhiều lắm, cứ ra ngõ là thấy rồi chứ chưa nói là lên núi. Bây giờ muốn tìm được cây đó, mọi người trong làng phải vào tận rừng sâu, có lúc đi cả ngày cũng chỉ kiếm được vài cây. Những cây dược liệu ở đây gần như tuyệt chủng, chỉ còn sót lại rất ít trong rừng rậm hoang vắng ít người đặt chân đến.

Giờ đây, để lấy được nhiều những loại cây này, có người còn mang theo cơm nắm để ăn trong 1 - 2 ngày là chuyện bình thường. Nhưng không phải lần nào may mắn cũng đến với người đi rừng, mà đi "kiếm ăn" trên rừng cần phải có linh cảm và óc phán đoán tốt. Rừng núi mênh mông làm gì có lối nhất định, nhưng không may dẫm vào vết chân người đi trước thì coi như là công toi.

Việc kiếm tiền "dễ" nên giờ đây, tại một số xã của huyện Con Cuông, người người lên núi, nhà nhà lên núi, thanh niên, mọi lứa tuổi lao động của cả bản lên núi vì cây huyết giác, củ bình vôi, sâm đá, cây cút mây. Các loại cây như: Chạc quạch, chác chìu, máu chó, hoàng đằng, huyết giác, tuyết nhung có giá cũng khá cao từ 18.000-26.000 đồng/1kg. Cho nên cứ thời gian rảnh rỗi là "phong trào" khai thác các loại cây thuốc nói trên phát triển như... lễ hội.
Vào thời gian này, đi đâu trên đất Con Cuông cũng có thể bắt gặp cảnh hàng trăm hộ dân đang phơi khô cây thuốc để nhập cho các chuyến xe vận chuyển ra cửa khẩu Móng Cái rồi bán sang Trung Quốc. Chỉ tính sơ qua các điểm chúng tôi đi qua như thị trấn Con Cuông, rồi dọc hai bên đường quốc lộ 7A đi qua địa phận xã Bồng Khê, Chi Khê... đã có hàng trăm tấn cây rừng được đổ về. Họ băm nhỏ, phơi khắp cả mặt đường và một số ít đã được đóng tải chờ nhập cho các thương lái.

Hiện nay việc khai thác các loại nguyên liệu trên không bị cấm nên ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Không ít loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, tính đa dạng sinh học của rừng bị ảnh hưởng rất lớn. Việc khai thác vô ý thức, buôn bán tràn lan các loại dược liệu quý hiếm khiến dược liệu tự nhiên đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Thật tiếc, chưa thấy tiếng nói nào từ cơ quan chức năng. 
 
Phùng Bình
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi tháng 9 âm lịch Giáp Thìn: Ngọ có nhiều tài lộc, Thìn và Mùi cần biết điều này

Tử vi tháng 9 âm lịch Giáp Thìn: Ngọ có nhiều tài lộc, Thìn và Mùi cần biết điều này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tháng 9 âm lịch Giáp Thìn 2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tuổi Ngọ hanh thông về nhiều phương diện, trong khi Thìn và Mùi cần thận trọng với điều này.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ GD&ĐT vừa đề nghị các Sở GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông đối với một số nội dung liên quan. Trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia

Triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, thành lập hoạt động dưới dạng công ty, chuyên lôi kéo, tuyển mộ những đối tượng người Việt Nam và Lào tham gia thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam trong nước.

Thông xe đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thông xe đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 3 giờ trước

Sáng 4/10, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình và thông xe cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên và dự án nâng cấp cải tạo đường Xuân Diệu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Cháy lớn tại công ty sản xuất xe điện, cột khói bốc cao hàng trăm mét

Cháy lớn tại công ty sản xuất xe điện, cột khói bốc cao hàng trăm mét

Thời sự - 3 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ một vụ cháy lớn tại nhà xưởng của một công ty chuyên sản xuất xe điện

Hai thiếu niên giết người, cướp tài sản sau khi uống bia xuyên đêm

Hai thiếu niên giết người, cướp tài sản sau khi uống bia xuyên đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

Các lực lượng chức năng Công an tỉnh Lai Châu đã bắt giữ 2 đối tượng giết người, cướp tài sản sau 5 giờ gây án.

Ở chung cư cao cấp, gen Z đang đầu tư cho chất lượng cuộc sống hay chi tiêu lãng phí?

Ở chung cư cao cấp, gen Z đang đầu tư cho chất lượng cuộc sống hay chi tiêu lãng phí?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trong thời đại chất lượng sống ngày càng được coi trọng, nhiều bạn trẻ Gen Z sẵn sàng chi hơn nửa số thu nhập của bản thân cho việc thuê chung cư cao cấp thay vì nhà trọ giá rẻ. Tuy nhiên, đối mặt với mức sống đắt đỏ, đây có phải việc làm hợp lý?

Hà Nội sẽ cấm, tạm cấm nhiều tuyến đường để phục vụ Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Hà Nội sẽ cấm, tạm cấm nhiều tuyến đường để phục vụ Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội vừa thông báo kế hoạch phân luồng giao thông từ ngày 4 - 6/10/2024. Nhiều tuyến đường bị cấm, tạm cấm trong 3 ngày này.

Cảnh báo giả danh shipper giao hàng lừa đảo

Cảnh báo giả danh shipper giao hàng lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo về các hình thức lừa đảo trên không gian mạng, nhưng nhiều nạn nhân vẫn bị mắc lừa, trong đó có việc giả danh shipper giao hàng...

Những điều quan trọng cần biết trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025

Những điều quan trọng cần biết trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Đến độ tuổi quy định công dân sẽ được gọi hoặc tình nguyện tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy trước khi gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, người tham gia cần tìm hiểu những thông tin gì?

Top