Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con khủng hoảng tâm lý vì bố mẹ "mỗi người dạy một phách"

Chủ nhật, 09:00 31/03/2013 | Gia đình

Sự bất đồng quan điểm trong việc giáo dục con cái của cha mẹ đôi khi không chỉ ảnh hưởng không tốt tới lối sống, cách hành xử của con mà nó còn khiến các con bị khủng hoảng tâm lý.

1. Là một vị giám đốc giàu có, quyền lực nhưng chẳng hiểu tại sao anh Quân lại mê mệt chị Hoan, một thôn nữ lên Hà Nội làm nghề gội đầu thuê. Với anh, chị như một bông hoa thôn dã thuần khiết, đáng trân trọng.

Bỏ qua mọi lời ngăn cản từ gia đình, anh vẫn cưới chị. Và đến khi bé Thiên Anh ra đời, anh mới nhận ra sự chênh lệch về nhận thức, quan điểm, lối sống của hai người ảnh hưởng lớn đến con như thế nào.

Khi bé Thiên Minh còn nhỏ, mọi chuyện còn đơn giản vì việc ăn uống, vệ sinh cho bé đã có osin lành nghề giúp đỡ. Tới khi bé nhận thức được mọi vấn đề, rắc rối mới nảy sinh. Và điều anh lo nhất cũng đã đến. Đó là con cái dễ bị khủng hoảng tâm lý vì khi bố dạy điều này mẹ lại gạt phắt chỉ cho con kiểu khác...

Anh Quân than thở: “Mẹ cháu ở nhà nên việc dạy dỗ phải do mẹ đảm nhận. Nhưng giao con cho mẹ cháu, tôi thấy không yên tâm. Bởi vì cô ấy luôn xuề xòa mọi thứ, làm để cho xong việc. Tôi không muốn tính cách đó ảnh hưởng đến con”.

Anh Quân kể thêm rằng gia đình anh sống rất nề nếp, gọn gàng, ngăn nắp. Bố anh khi đi về lúc nào cũng phải sắp xếp hai chiếc dép thẳng thắn, bằng nhau chằn chặn. Hễ thấy dép bị lệch, ông cụ quay lại xếp vào đúng vị trí. Anh không cần vợ anh phải dạy con cẩn thận đến thế nhưng anh làm sao chấp nhận được khi con đi học về quăng một chiếc ngay tận cửa, còn một chiếc đá vào gầm giường.

Anh nhắc nhở con thì chị lại xuề xòa: “Anh rắc rối thế, trẻ con biết gì. Nó mới có 5 tuổi thôi, anh đừng sớm đưa con vào khuôn khổ như thế, khổ con lắm”.

Con khủng hoảng tâm lý vì bố mẹ "mỗi người dạy một phách" 1
Đừng bao giờ dạy con theo cách riêng của mình mà hãy thống nhất quan điểm của cả bố và mẹ. (Ảnh minh họa)

Ngay ngày hôm sau, bé Thiên Minh lại tái diễn màn quăng dép. Bị bố mắng, Thiên Minh cự nự: “Mẹ bảo con làm thế nữa cũng được cơ mà. Bố nói một kiểu, mẹ nói một kiểu con biết nghe ai. Con không làm như mẹ nói thì mẹ không yêu con...”.

Không chỉ có chuyện xếp dép, bao nhiêu việc anh muốn đưa con vào nề nếp như lấy đồ ở đâu phải cất vào chỗ đó, học xong phải xếp vở gọn gàng, quần áo cởi ra phải treo lên mắc hoặc để vào chậu,... nhưng chị lại gạt phăng đi vì muốn con thoải mái phát triển.

Cứ bố nói một đằng, mẹ lại bảo kiểu khác, Thiên Minh đứng giữa chẳng biết nghe ai, thế là cứ thấy cái gì dễ là thằng bé làm còn lại toàn lảng tránh. Dần dần, đứng giữa "cuộc chiến" bất phân của bố mẹ, Thiên Minh phản ứng bằng cách đảo tròn tròng mắt, nhăn nhó trước khi dậm chân uỳnh uỳnh xuống nền rồi khóc mếu bỏ đi chỗ khác.

Lần gần đây nhất, khi anh chị còn đang mải mê tranh cãi xem ai dạy con đúng, ai dạy con, thì tiếng cốc vỡ cùng với mảnh thủy tinh bắn tung té khiến anh chị giật mình quay lại. Hóa ra thủ phạm ném chiếc cốc xuống nền để dập tắt cuộc "khẩu chiến" của anh chị chính là Thiên Minh. Còn chưa kịp cất tiếng hỏi tội con thì anh chị khựng người khi con vừa khóc gào lên, vừa chạy khỏi nhà: "Con ghét bố mẹ... Ông ơi, bà ơi...".

2. Cũng chung tình trạng cha mẹ dạy con theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giống gia đình anh Quân - chị Hoan, chị Nguyệt - anh Nam cũng khiến con khủng hoảng tâm lý chỉ vì nhất nhất muốn uốn nắn con đối nhân xử thế theo kiểu của riêng mình. Cụ thể là chị Nguyệt luôn hướng con phải lễ phép, chào hỏi tử tế với tất cả mọi người. Còn anh Nam thì lại muốn con có sự phân biệt mà hành xử...

Vốn là nhà có điều kiện nhưng chị Nguyệt dạy bé Nga phải chào hỏi, lễ phép với hai osin là bà Biên và chị Thủy. Chị luôn giải thích cho con bây giờ không phải thời xưa, osin cũng là công việc bình thường như chị đi làm... sếp. Osin không phải người hầu.

Thế nhưng khi chị vừa dứt lời, anh Nam lại ghé vào tai con: “Con đừng tin mẹ, osin khác nào kẻ hầu người hạ đâu. Con cần gì phải hạ mình hỏi han họ. Con nên nhớ ở nhà chúng ta là chủ nhé”.

Để “chứng minh” vị thế ông chủ, anh lên giọng quát mắng, chỉ trích osin trước mặt con. Thấy chồng dạy con như vậy, chị Nguyệt thường xuyên nhắc nhở thế nhưng anh ậm ừ rồi lại đâu vào đấy, 2 bố con cứ thì thụt nói chuyện nhỏ to về "tư cách" của chị giúp việc. Rồi trong một lần chứng kiến cảnh con “sao y bản chính” những lời lẽ xúc phạm osin, chị mới giật mình. Không muốn cu Bi mới tí tuổi đầu đã học thói hách dịch, phân biệt đối xử với người khác chị gọi con lại và tét vào mông con mấy cái thì cu Bi la toáng lên: “Mẹ thì biết cái quái gì chứ. Vô học như chị ý mà đòi ngang bằng với con à?”.

Lúc này chị quay sang nhìn anh thì anh giả vờ quay mặt đi chỗ khác coi như không phải lỗi tại mình. Mãi đến khi hỏi rõ nguyên do những lời nói đó là ai dạy con thì thằng bé chỉ về phía bố rồi bảo rằng: "Bố bảo mẹ nói không đúng".

Nghe con nói, chị trào nước mắt vì bế tắc. Chị lo lắng bố mẹ mỗi người dạy con một kiểu thế này thì không biết cu Bi sẽ có nhận thức về cuộc sống thế nào. Đấy là chưa kể, cu Bi còn lây bố cái tính coi thường người khác.

Kết:

Trong quá trình nuôi dạy con, điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất, đồng lòng và tìm ra phương thức giáo dục con đúng đắn. Nếu cứ khi mẹ mắng cha chạy lại bênh (hoặc ngược lại), trẻ sẽ vin vào một điểm tựa mà không biết vâng lời. Cha mẹ cũng tuyệt đối đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau để tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa.

Theo các chuyên gia tư vấn tâm lí, việc giáo dục trẻ cần phải được dựa trên sự yêu thương và quan tâm đúng cách và có sự thống nhất giữa cha mẹ. Không để tình trạng cha mẹ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, trẻ không biết nghe theo lời ai và vì thế lời nói của cha mẹ cũng dần mất trọng lượng. Hơn thế việc không biết phải nghe theo ai mới đúng sẽ dễ khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, có lối suy nghĩ lệch lạc khi còn quá nhỏ.

Mâu thuẫn trong cách dạy con chính là một trong những thảm họa dạy con mà bố mẹ cần phải tránh. Hãy gần gũi và thân thiết với con, chịu khó lắng nghe những điều con nói hơn là chỉ biết đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho trẻ.
 
Theo A.family 
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi

Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Cụ ông 102 tuổi ở Trung Quốc tán đổ cụ bà 85 tuổi tại viện dưỡng lão bằng nhiều tài lẻ, chuyện tình của họ khiến các cư dân mạng trẻ ngưỡng mộ.

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH – Thời điểm ấy, chồng chị nhiều lần hỏi chị, sao không đánh, không mắng, không nổi giận như những người vợ khác, chị chỉ khẽ mỉm cười mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào.

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Gia đình - 14 giờ trước

Quá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Gia đình - 19 giờ trước

Tro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Gia đình - 1 ngày trước

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gia đình - 1 ngày trước

Khoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Top