Con trai liên tục than có người bước ra từ ti vi, ai cũng không tin, sự thật sau đó khiến bà mẹ hối hận
Những tưởng con trai chỉ nói đùa hóa ra điều này lại ẩn chứa một sự thật khiến bà mẹ đau lòng.
Thế giới của trẻ thơ luôn muôn màu muôn vẻ, trí tưởng tượng của chúng rất mạnh mẽ và thường nói những điều mà người lớn không thể hiểu hết được. Đối với những câu nói lạ của trẻ, nhiều bậc cha mẹ phớt lờ và cho rằng không có gì quan trọng. Tuy nhiên, trẻ luôn thành thật với những gì mình chứng kiến mình biết, thế nên người lớn đừng chỉ xem lời nói của con chỉ là vô nghĩa.
Quy Quy là một đứa trẻ 3 tuổi, bố mẹ rất yêu thương cậu bé nhưng vì quá bận rộn nên họ không có nhiều thời gian chăm sóc cho đứa trẻ. Do vậy mà người bạn gắn liền với em ở nhà chỉ có chiếc ti vi mà thôi, hầu hết phần lớn thời gian trong nhà em đều xem các chương trình phát trên ti vi. Thậm chí, sau khi đi làm về, vì quá mệt mỏi nên bố mẹ Quy Quy cũng dùng ti vi để dỗ con.
Một ngày nọ, khi thấy mẹ đi làm về, em đã vội lao đến phía mẹ và nói: "Mẹ ơi, những người trên TV đã chạy ra ngoài".
Tưởng đây chỉ là một lời nói đùa nên người mẹ cũng hài hước đáp: "Khi có ai bước ra khỏi ti vi thì người đó có thể chơi với Quy Quy của mẹ!".
Nhưng những ngày sau đó, Quy Quy luôn nói những điều tương tự với mẹ. Điều này khiến chị băn khoăn, nếu là trò đùa thì không thể cậu bé lúc nào cũng lặp đi lặp lại nói 1 câu như thế được. Sau đó, chị dành thời gian để quan sát xem trong camera con trai mình đã làm gì. Chị phát hiện, nhiều ngày qua con mình không xem ti vi thường xuyên nữa. Đặc biệt vào ban tối khi nhìn thấy ti vi đứa bé lại tỏ ra hoảng sợ.
Người mẹ cuối cùng cũng nhận ra sự nghiêm trọng của sự việc nên vội vàng đưa con đến bệnh viện để khám. Sau khi thăm khám và tìm hiểu, bác sĩ mới biết vấn đề là ở bố mẹ của Quy Quy.
Vì cả bố và mẹ đều bận rộn với công việc nên họ hầu như không có thời gian chăm sóc con và họ luôn để con cái xem TV một mình. Cậu bé cố tình nói: "có ai bước ra khỏi TV" để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Sau một thời gian dài, cậu bé nghĩ rằng bố mẹ không yêu thương mình. Thêm nữa em nghĩ rằng bố mẹ mình không thích ti vi nên cũng nảy sinh tâm lý chán ghét luôn ti vi.
Thực tế có nhiều gia đình trông chờ vào các thiết bị điện tử, công nghệ để giữ chân con nhưng họ lại quên mất rằng không có gì có thể thay thế được sự đồng hành của cha mẹ trong quá trình trưởng thành. Việc thường xuyên nhìn vào các sản phẩm điện tử khi trẻ còn nhỏ tất nhiên không hề tốt, vì nó có thể dẫn đến suy giảm thị lực của trẻ, làm trẻ mắc chứng nghiện điện thoại di động, cản trở giao tiếp.
Bởi thế, là cha mẹ, bạn nên chú ý đồng hành cùng con nhiều hơn, nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể đồng hành với con cái một cách hiệu quả?
1. Đặt điện thoại của bạn xuống
Nếu bạn muốn đồng hành cùng con một cách hiệu quả, điều đầu tiên bạn phải làm là kiểm soát bản thân và hạn chế dùng điện thoại khi ở cùng con. Nếu bạn vừa trông trẻ, vừa nghịch điện thoại, bạn sẽ chẳng thể kiểm soát toàn bộ những gì con làm. Từ đó, bạn sẽ không thể hiểu hết về con cái mình.
2. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Học cách giao tiếp là nền tảng của việc đồng hành với con sao cho hiệu quả. Hãy tưởng tượng nếu bạn và con bạn lớn tiếng nhau ngay khi vừa bắt đầu nói chuyện, điều đó sẽ chỉ khiến cả hai bên không thể tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, cha mẹ phải học cách giao tiếp với con cái, thông qua giao tiếp, bạn mới hiểu được suy nghĩ của con, biết được con cần gì và đang cảm thấy thế nào.
3. Đọc sách với con
Bằng cách cùng con đọc sách, cả hai bên đều có thể cùng nhau trưởng thành. Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con mình về nội dung sách, để trẻ học được một số đức tính cần thiết và hình thành thói quen tốt từ sách ngay từ khi còn nhỏ.
5 điều cấm kỵ khi về ra mắt nhà bạn trai dịp Tết
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.