Công nhận 2 bảo vật Quốc gia tại khu Di tích Lam Kinh
GiadinhNet – Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi ( Bia Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao) tại khu Di tích lam Kinh là Bảo vật Quốc Gia.
Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao sinh năm 1420, người xã Động Bàng, nay thuộc Đồng Phang, xã Định Hòa (Yên Định). Bà là phụ nữ tiêu biểu, dòng dõi gia tộc lớn, ông, bà, bố, mẹ đều là quan. Cha là Ngô Từ - gia thần của vua Lê Thái Tổ, Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, vua Lê Thái Tông trông thấy gọi cho vào làm cung tần ở hậu cung.
Tháng 6 năm Đại Bảo thứ nhất (1440) bà được phong làm Tiệp Dư ở cung Khánh Phương. Vì lúc bấy giờ triều thần đố kỵ, bà phải rời cung đến ở chùa Huy Văn (nay là phố Hàng Bột, Hà Nội), được sự giúp đỡ của vợ chồng quan hành khiển Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ và mọi người trong chùa, bà nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống đạm bạc nơi cửa Phật.
Bà sinh ra Tư Thành (sau này là Lê Thánh Tông). Khi Lê Tư Thành chưa đầy tháng tuổi thì vua Lê Thái Tông qua đời, bà ở góa nuôi con, sống xa chốn cung đình, gần gũi nhân dân, bà tự rèn luyện thực hành đạo đức làm gương cho con và mọi người.
Năm 1460, sau nhiều loạn lạc trong triều đình, các công thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã tôn lập Tư Thành lên làm vua, bà được tôn làm Hoàng Thái hậu. Đến khi ở ngôi cao, tuổi đã già, Hoàng Thái hậu vẫn luôn coi trọng việc giáo dục và lưu truyền cho thế hệ sau tính hiếu học, sống cần kiệm. Hoàng Thái hậu được tôn vinh là người phụ nữ giỏi, giàu lòng khoan dung, đức độ, có đầy đủ tư chất của “Công, dung, ngôn, hạnh”. Điều đặc biệt là ở Thái hậu tuy đã già, nhưng tóc không bạc, răng không rụng, mắt không mờ, dáng mạo không suy, tự có sắc thái riêng, như người chừng 40 tuổi vậy”
Năm Bính Thìn (1496) Thái hậu mắc bệnh rồi qua đời ở điện Thừa Hoa, thọ 76 tuổi, truy tôn là Quang Thục Hoàng Thái hậu. Sau khi bà mất được đưa về an táng tại Sơn Lăng (Lam Kinh). Ngoài việc xây lăng, đắp mộ, còn dựng tấm bia lớn để ghi lại lai lịch, công đức.
Bia tạc bằng đá xanh nguyên khối, trọng lượng khoảng 13 tấn (rộng 1,92m, dài 2,75m, cao 2,8m, dày 0,27m) đặt trên lưng một con rùa lớn., hai mặt bia đều khắc chữ Hán, tên bia viết theo lối chữ triện, nội dung bia viết theo lối chữ khải chân phương. Mặt trước, xung quanh diềm bia mỗi bên khắc 2 đường chỉ chìm và 2 đường chỉ nổi chạy song song theo chiều dài từ đỉnh bia đến đế bia. Khoảng cách giữa các đường chỉ khắc nổi 24 rồng yên ngựa, hai bên mỗi bên khắc 9 rồng, miệng nhả ngọc hướng về đỉnh bia chầu vào mặt nguyệt. Dưới chân đế bia khắc 6 rồng, mỗi bên 3 rồng chầu vào mặt nguyệt xen lẫn hình vân mây và các đao lửa xoắn ngược kim đồng hồ, tượng trưng cho bầu trời. Phía dưới đỉnh trán bia ở giữa khắc rồng ổ uốn lượn, mặt hướng ra phía trước, thân có vẩy, bàn tay rồng lộ rõ 5 móng. Hai bên khắc 2 rồng nhỏ trong tư thế vươn cao chầu vào hình vuông, giữa thân rồng khắc lồng vân mây, phía ngoài vân mây trang trí hình lá đề móc câu, chóp lá đề trang trí hoa cúc dây cách điệu. Phía dưới rồng khắc 1 đường chỉ, phía trên và phía dưới khắc 4 đường chỉ nổi và 4 đường chỉ chìm, khoảng cách giữa các đường chỉ là: 0,32m khắc tên của bia theo hàng ngang gồm 6 chữ theo lối chữ Triện. “Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi ”. Nội dung văn bia viết theo lối chữ Khải chân phương khoảng 70 dòng, 3.000 chữ, ghi về gia tộc, ngày sinh, ngày mất và sự nghiệp, công lao của Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, đức độ sánh ngang với trời đất, công lao rạng danh cả 3 vua. Điều đặc biệt, trong một tấm bia lại có tới 36 bài thơ họa ca ngợi Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao.
Bia Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao là một tài liệu quý để nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc về Hoàng hậu ở Việt Nam thời Lê Sơ. Với nghệ thuật điêu khắc, trang trí cầu kỳ, công phu, tỷ mỷ có sự bố cục chặt chẽ, hình mẫu trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét....
Với lối trang trí kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tinh xảo, bia mang phong cách nghệ thuật thời Lê Sơ. Một mặt, kế thừa những tinh hoa truyền thống trong mỹ thuật thời Lý - Trần. Mặt khác, do sự thay đổi hoàn cảnh xã hội thời Lê Sơ nên bia mang một phong cách riêng, là tiền đề cho một thời đại huy hoàng của nghệ thuật kiến trúc cung đình, biểu hiện rõ nét quyền uy trên các đường nét trang trí rồng, hoa cúc mãn khai, đao lửa…
Trước đó cũng tại Khu di tích Lam Kinh bia Vĩnh Lăng được xem là tấm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế và là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Ngọc Hưng
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 39 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.