Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứng hàm, co giật vì chủ quan với vết thương nhỏ

Thứ hai, 10:42 28/07/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Dù vết thương rất nhỏ như trầy xước da, đứt tay, côn trùng cắn, dẫm phải đinh... nhưng nếu chủ quan và xử lý ban đầu không tốt thì tỷ lệ nhiễm trùng do uốn ván rất cao”, BS Đồng Phú Khiêm – Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay.

Cứng hàm, co giật vì chủ quan với vết thương nhỏ 1

Bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân điều trị uốn ván tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chí Cường

 
Tai họa không báo trước

Khoảng một tuần trước, ông Nguyễn Văn Đại (48 tuổi ở Hà Nội) không may dẫm vào đinh hàn ở lòng bàn chân. Ông chủ quan không đến cơ sở y tế và sau 4 ngày thì có biểu hiện cứng hàm, co cứng cơ toàn thân và co giật rất nhiều. Vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do bị co cứng các cơ hô hấp không thở được, bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy.

BS Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng khoa Cấp Cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay, người bệnh bị uốn ván thường phát hiện muộn vì họ chủ quan với vết thương nhỏ. Nhiều người vào viện điều trị khi bệnh đã nặng do nhầm lẫn với các bệnh khác. Đó là khi xuất hiện tình trạng cứng hàm, khó thở nhiều người nhầm lẫn đi khám, về hàm và răng, còn đau họng khó nuốt thì đi khám về họng… Bệnh nhân mắc uốn ván có thể tử vong do suy hô hấp bởi tình trạng co cứng các cơ hô hấp.

“Vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới dạng nha bào. Bình thường các nha bào uốn ván có ở khắp môi trường xung quanh, khi có vết thương hở nó sẽ xâm nhập vào. Nếu vết thương đó không được xử lý tốt ở trong môi trường yếm khí thì các nha bào đó sẽ thoát vỏ thành vi trùng uốn ván sinh độc tố uốn ván gây bệnh cho con người”, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết.
 
Biểu hiện sớm của nhiễm trùng uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ. Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện co cứng cơ hàm mặt, bệnh nhân sẽ có cảm giác cứng hàm khó há miệng, đau họng khó nuốt. Tình trạng co cứng cơ tăng dần lên, co cứng các cơ vùng cổ, co cứng cơ vùng lưng, vùng bụng làm cho bệnh nhân có cảm giác đau lưng. Bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể lên cơn co giật. Nếu không được khống chế tốt thì có thể dẫn đến co cứng những cơ hô hấp làm bệnh nhân không thở được hoặc co thắt cơ vòm họng khiến cho bệnh nhân ngạt thở. Đồng thời bệnh nhân có thể có các rối loạn thực vật khác như rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi hoặc có biến chứng nôn sặc phổi… “Nhiều bệnh nhân thường xuyên co cứng cơ và co giật nên phải dùng thuốc an thần cho họ đỡ đau. Có trường hợp giật nhiều quá dẫn đến tình trạng tiêu cơ, suy thận rất nặng…”, BS Nguyễn Trung Cấp cho hay.

Theo BS Đồng Phú Khiêm, các ca bệnh uốn ván thường gặp ở người lớn vì đó là những trường hợp chưa tiêm vaccine uốn ván hoặc việc tiêm vaccine lâu năm đã giảm khả năng bảo vệ. Lâu nay, vaccine uốn ván được tiêm cho bà mẹ mang thai; sau sinh trẻ được tiêm phòng uốn ván nên hiếm gặp ở sản phụ và trẻ nhỏ. Nếu mắc uốn ván, việc điều trị lâu dài và tốn kém, chi phí từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Một liều vaccine khoảng 60.000 đồng, nếu bệnh nhân được xử trí tốt và tiêm đủ 3 mũi theo đúng liệu trình thì chi phí thấp mà nguy cơ mắc bệnh không có.

Thông thường nha bào uốn ván tồn tại trong đất, trong gỉ sắt… nên những người hoạt động tay chân như nông dân, công nhân là những người có nguy cơ rất cao. Trong khi đó, người dân lại không chú trọng việc rửa và làm sạch vết thương. Đặc biệt với những vết thương rộng, ngoài việc làm sạch cần phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng, có thể dùng kháng sinh và tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh rất nhiều.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, sau khi tiêm đầy đủ 3 mũi uốn ván sẽ bảo vệ cho người được tiêm ít nhất 10 năm. Sau đó, nếu tiêm một mũi nhắc lại sẽ bảo vệ được thêm 10 năm nữa. Vì vậy, với tất cả những trường hợp bị thương dù rất nhỏ do tiếp xúc với đinh, bùn đất… cần đến các cơ sở khám. Đối với nhân viên y tế, ngoài việc khám và xử trí vết thương cần tư vấn cho người bệnh được dùng vaccine uốn ván và huyết thanh giải độc để tránh tình trạng tiến triển nặng.
 
“Trong trường hợp nếu ở xa quá hoặc không có điều kiện, biện pháp giảm thiểu bị uốn ván là rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc bằng cồn, xà phòng. Sau đó nên để hở vết thương không nên đắp kín. Rất nhiều người sai lầm, khi bị vết thương hở lại đi đắp lá vì thế vô hình trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nha bào uốn ván phát triển thành dạng vi khuẩn hoạt động. Nếu phát hiện dị vật còn nằm sâu trong vết thương, không được cố lấy ra vì sẽ làm vết thương càng chảy máu nhiều hơn”.

BS Đồng Phú Khiêm – Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)
 
Phương Thuận - Thu Hương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 11 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 15 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top