Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đa dạng thêm phương tiện tránh thai vào kênh xã hội hóa để nâng cao hiệu quả của Đề án 818

Thứ tư, 10:21 08/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hiện nay Đề án 818 đã có 28 sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường được đưa vào phân phối. Tuy nhiên, theo kiến nghị của nhiều nhiều chuyên gia, để nâng cao hiệu quả của Đề án 818 cần đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai…

Thị trường chưa đáp ứng nhu cầu

Ở nước ta, trước năm 1993, việc cung cấp các biện pháp tránh thai (BPTT) chỉ được triển khai qua các cơ sở y tế nhà nước nhưng hiện nay đã triển khai qua 3 kênh chủ yếu bao gồm kênh dịch vụ lâm sàng (thực hiện BPTT qua các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế tư nhân), kênh phân phối dựa vào cộng đồng (thông qua mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn bản cung cấp bao cao su và viên uống tránh thai), kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường tự do.

Đa dạng hoá các biện pháp tránh thai để tăng thêm nhiều lựa chọn cho người phụ nữ luôn được khuyến khích trong chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình. Thực tế ngày càng có nhiều lựa chọn về BPTT. Các BPTT càng về sau càng có nhiều ưu điểm như an toàn, hiệu quả cao, có thể hồi phục tốt khả năng sinh sản sau khi ngưng dùng, nhiều dạng hàm lượng và nhiều đường dùng khác nhau phù hợp ý thích mỗi phụ nữ.

Tuy nhiên, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, nhu cầu về phương tiện tránh thai sẽ tăng thêm 40% trong 10 năm tới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều này cho thấy, đáp ứng nhu cầu về tránh thai là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong khi thị trường tự do chưa đáp ứng nhu cầu.

Đa dạng thêm phương tiện tránh thai vào kênh xã hội hóa để nâng cao hiệu quả của Đề án 818 - Ảnh 1.

Hiện trên thị trường không ít loại phương tiện tránh thai kém chất lượng xuất hiện. Ảnh minh họa

Theo bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng Đại diện Tổ chức phi chính phủ Marie Stopes tại Việt Nam, một khảo sát mới đây cho thấy rất nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn Việt Nam có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các tuyến xã còn rất hạn chế. Cụ thể: có 42,3% trạm y tế không thường xuyên thực hiện dịch vụ đặt vòng, 23% người cung cấp dịch vụ tuyến xã gặp khó khăn khi đặt dụng cụ tử cung do chưa được tập huấn đầy đủ, không đủ trang thiết bị, hoặc ít thực hiện, cơ cấu sử dụng phương tiện tránh thai chưa đa dạng. Ngoài ra, ngân sách quốc gia cho kế hoạch hóa gia đình hằng năm liên tục giảm và chậm giải ngân.

Nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra thực trạng cung ứng sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản hiện còn chưa phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do việc cung cấp miễn phí các sản phẩm đã trải qua thời gian rất dài (hơn 50 năm) và tâm lý bao cấp đã ăn sâu trong tâm trí của người dân. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ động cung cấp sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản trên thị trường thương mại.

Thị trường phương tiện tránh thai tư nhân đang nở rộ, việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các loại này (nhất là bao cao su, viên uống tránh thai) gặp rất nhiều hạn chế và bất cập. Hiện xuất hiện không ít loại phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được đăng ký quản lý chất lượng và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khiến người dân lo ngại về chất lượng các phương tiện tránh thai trên thị trường.

Sản phẩm cần đa dạng hơn

Ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng). Sau 5 năm triển khai từ 2015, Đề án 818 đã đạt được các kết quả bước đầu, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân.

Đa dạng thêm phương tiện tránh thai vào kênh xã hội hóa để nâng cao hiệu quả của Đề án 818 - Ảnh 2.

Sản phẩm Đề án 818 đa dạng, chất lượng góp phần cho việc phân phối dễ hơn. Ảnh TL

Các sản phẩm phân phối trong Đề án đã trải qua quá trình đánh giá, thẩm định của hội đồng chuyên môn. Bên cạnh đó, các sản phẩm đều có xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn mác rõ ràng, hợp pháp; hàng hóa hợp quy, hợp chuẩn, được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo của Ban Quản lý Đề án 818, tính đến hết năm 2020, đã có 28 sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường được đưa vào phân phối trong Đề án 818.

Cụ thể:

+ Nhóm sản phẩm, hàng hóa KHHGĐ (9 sản phẩm): Viên uống tránh thai Anna; Bao cao su sản xuất trong nước: Hello, Hello Plus, Young Lovers; Bao cao su nhập khẩu: Kimiko Plus, I Love You, Nevalyashka; Thuốc tránh thai khẩn cấp BK-1 và Vòng tránh thai Pregna+ Tcu 380A.

+ Nhóm sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ KHHGĐ, chăm sóc SKSS (19 sản phẩm): Viên bổ sung vi chất Prenatal; dung dịch vệ sinh Vagis; dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro loại 100ml; dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro loại 60 ml; Gel bôi trơn Sensi Love; Bột Unical For Rice loại 10 gói/hộp; Bột Unical For Rice loại 20 gói/hộp; Liquid Calci –D3; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Premom; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucankid; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baciplus; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imuglucan; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lacto Turmerin; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Enzyme 125TM; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố nữ hoàng sâm; Viên đặt phụ khoa Gyno Gold; Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi (Loại 400g và loại 900g); Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt MetaMom hương Vanilla (Loại 400g và loại 900g) và thực phẩm bổ sung Nutricarebone (loại 400g và loại 900g).

Theo các chuyên gia dân số, để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng SKSS/KHHGĐ chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo chất lượng hàng hóa chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cần khuyến khích phát triển các sản phẩm sức khỏe sinh sản có đăng ký và có chứng nhận GMP hoặc ISO, đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm định của Tổ chức Y tế thế giới đối với hàng hóa sức khỏe sinh sản. Nhà nhập khẩu và nhà sản xuất hàng hóa sức khỏe sinh sản trong nước cần phải đăng ký sản phẩm với nhà nước và có hồ sơ chứng nhận chất lượng phù hợp.

Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn kiến nghị, Ban Quản lý Đề án 818 ở Trung ương cần đa dạng hóa các sản phẩm của Đề án, đặc biệt là các phương tiện tránh thai như: Vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai… để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện kinh tế, theo phân khúc thị trường; kịp thời cung ứng sản phẩm và bố trí thời gian hợp lý cho việc thanh toán, thu hồi sản phẩm.

Sự tham gia của các nhà cung cấp tư nhân bên cạnh các công ty nhà nước để nâng cao khả năng cung cấp các mặt hàng sức khỏe sinh sản và dịch vụ tư vấn. Các bằng chứng cho thấy, sự phối hợp giữa khu vực tư nhân với chính phủ và có sự hỗ trợ của các đối tác phát triển là cần thiết để đảm bảo tiếp cận phổ cập hàng hóa sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai chất lượng. Bằng việc hợp tác chặt chẽ có thể đảm bảo hàng hóa sức khỏe sinh sản luôn có sẵn để mọi cá nhân có thể tiếp cận và sử dụng hàng hóa sức khỏe sinh sản có chất lượng theo lựa chọn và nhu cầu của mình.


H.My
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư nội mạc tử cung là một trong số những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này, đó chính là ra máu âm đạo bất thường.

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Top