Đã đến lúc người trưởng thành thay đổi nhận thức về trách nhiệm dự phòng HPV
Trang bị đầy đủ kiến thức về HPV cùng cách phòng ngừa hiệu quả là bước đầu giúp loại trừ nguy cơ mắc phải những vấn đề sức khỏe có liên quan đến loại virus này.
Thực trạng nhận thức về HPV và những nguy cơ đáng báo động
Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng phát triển, ý thức của người dân về sức khỏe cá nhân cũng ngày càng được chú trọng. Một trong những thách thức lớn nhất với sức khỏe cộng đồng hiện nay chính là căn bệnh ung thư. Theo CDC Hoa Kỳ, có hơn 100 loại ung thư khác nhau mà phần lớn nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, ví dụ như việc hút thuốc hoặc lạm dụng đồ uống có cồn… (1). Nhưng có khoảng 630.000 ca ung thư, chiếm tỷ lệ 4,5% số ca ung thư mới trên toàn cầu mỗi năm, lại liên quan đến một loại virus nguy hiểm là HPV (2).

HPV – viết tắt của Human Papillomavirus – là tên gọi chung cho loại virus gây u nhú ở người gồm hơn 100 týp (chủng/biến thể) chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Cũng theo WHO, ít nhất 13 týp trong số đó là nguyên nhân gây nên bệnh lý ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, đồng thời có liên hệ tới một số loại ung thư khác như hầu họng, thanh quản, hậu môn hay ung thư cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ (3).
Với nữ giới, ung thư cổ tử cung do tình trạng viêm nhiễm dai dẳng có liên quan đến HPV chiếm 95% số ca ung thư dạng này trên thế giới (4), trong đó 70% được xác định là hai týp HPV nguy cơ cao: 16 và 18 (5). Nhiều chiến dịch kêu gọi nâng cao nhận thức của phụ nữ về căn bệnh này đã được chính phủ và các tổ chức khác thực hiện. Tuy nhiên, điều tra từ Tổng cục Thống kê kết hợp cùng UNICEF thực hiện năm 2021 cho thấy chỉ có 28,2% phụ nữ từ 30 đến 49 tuổi đã được khám sàng lọc ung thư, và chỉ khoảng 7,5% phụ nữ và trẻ em gái độ tuổi từ 15 đến 29 đã chủ động dự phòng HPV (6).
Liệu bức tranh phòng ngừa HPV có đang bỏ sót nam giới?
Mối liên hệ giữa HPV và ung thư cổ tử cung là vấn đề nổi cộm ở nữ giới vô tình gây nên hiểu lầm rằng căn bệnh này không ảnh hưởng tới nam giới. Mức độ tuyên truyền về sự nguy hiểm của HPV hướng đến đối tượng nam giới vẫn chưa cao như dành cho nữ giới dẫn tới việc chủ quan trong phòng ngừa.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 3 nam giới thì có 1 người bị nhiễm ít nhất một týp HPV, và cứ 5 người thì có 1 người bị nhiễm một týp HPV nguy cơ cao. Ước tính trên toàn cầu, có đến 5% nam giới bị nhiễm HPV týp 16 (7), vốn là nguyên nhân chính gây nên ung thư hầu họng, dương vật và hậu môn ở nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đưa nam giới vào chương trình hành động nhằm kiểm soát HPV trong cộng đồng.
Độ tuổi trưởng thành là mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến chống HPV
Gần như tất cả mọi người có thực hiện quan hệ tình dục đều đối mặt nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, ngay từ lần đầu tiên cho đến hết tuổi trưởng thành. Gần 50% các trường hợp nhiễm HPV ở nữ giới rơi vào độ tuổi từ 15 đến 24 (8), và tỷ lệ nhiễm vẫn duy trì ở mức gần 40% ở độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi (9). Thống kê cũng cho thấy, mức độ phổ biến của HPV là cao ở đối tượng nam giới trưởng thành, đỉnh điểm rơi vào độ tuổi từ 25 đến 29, sau đó duy trì ổn định và giảm dần (10).
Những con số trên cho thấy chúng ta cần tập trung hơn đến việc nâng cao nhận thức cho người trưởng thành về sự nguy hiểm của HPV cùng cách thức phòng tránh. Không chỉ nỗ lực tuyên truyền từ chính phủ và các cơ quan ban ngành, sự chung tay của truyền thông và mức độ lan tỏa của mạng xã hội đang góp sức cùng cộng đồng hướng đến mục tiêu này.

Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước nguồn lây tiềm tàng mà cả 2 giới đều có thể thực hành là tình dục an toàn, sử dụng bao cao su…; ngoài ra cần chú ý vấn đề vệ sinh vì khả năng lây nhiễm gián tiếp của HPV qua tiếp xúc (11). Ngoài ra, phương pháp dự phòng HPV dành cho cả 2 giới cũng được khuyến nghị, và gần nhất đã được Chính phủ lên kế hoạch đưa vào "Chương trình tiêm chủng mở rộng" từ năm 2026 thông qua nghị quyết 104/NQ-CP (12).
Người trưởng thành cũng cần nắm được những bước tiến mới trong phương pháp dự phòng HPV dành cho cả 2 giới, kể cả người đã từng quan hệ tình dục hoặc từng bị nhiễm. Để thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất về HPV, người dân có thể truy cập vào cổng thông tin tại địa chỉ: hpv.vn
Mỗi người có ý thức dự phòng HPV cho bản thân cũng là bảo vệ những người xung quanh mình. Đó cũng là trách nhiệm của người trưởng thành đối với việc nâng cao sức khỏe của cả cộng đồng và góp phần đẩy lùi mối đe dọa của HPV.
*Nguồn tài liệu tham khảo
(1) C.D.C of USA
[https://www.cdc.gov/tobacco/campaign/tips/diseases/cancer.html]
[https://www.cdc.gov/cancer/risk-factors/alcohol.html]
(2) Worldwide burden of cancer attributable to HPV by site, country and HPV type. Catherine de Martel, Martyn Plummer, Jerome Vignat, and Silvia Franceschi
[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5520228/]
(3) WHO. Human Papillomavirus (HPV)
[https://www.who.int/teams/health-product-policy-and-standards/standards-and-specifications/vaccine-standardization/human-papillomavirus]
(4) WHO. Cervical cancer
[https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cervical-cancer]
(5) Dr Silvia de Sanjose S, Quint WG, Alemany L, et al.
[https://www.thelancet.com/journals/lanonc/article/PIIS1470-2045(10)70230-8/abstract]
(6) UNICEF & Tổng cục Thống kê Việt Nam
[https://www.unicef.org/vietnam/media/8716/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt%20-%20MICS%206.pdf]
(7),(10) WHO. One in three men worldwide are infected with genital human papillomavirus
[https://www.who.int/news/item/01-09-2023-one-in-three-men-worldwide-are-infected-with-genital-human-papillomavirus]
(8) C.D.C USA. Human Papillomavirus. Elissa Meites, MD, MPH; Julianne Gee, MPH; Elizabeth Unger, PhD, MD; and Lauri Markowitz, MD
[https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/downloads/hpv.pdf]
(9) Rayleen M. Lewis, Lauri E. Markowitz, Julia W. Gargano, Martin Steinau, and Elizabeth R. Unger
[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5991084/]
(11) Clinical Microbiology Reviews. Human Papillomavirus and Cervical Cancer. Eileen M. Burd (2003)
[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC145302/]
(12) Nghị quyết chính phủ 104/NQ-CP
[https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2022/08/104-cp.signed.pdf]
"Nội dung này do Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục."
VN-GSL-01042 17072025
PV

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.