Đại biểu kiến nghị điều chỉnh dự thảo để người tiêu dùng không bị 'trói' bởi Luật Bảo vệ người tiêu dùng
GĐXH - Đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị cần làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận vì không khéo luật sẽ vô tình 'làm khó' người tiêu dùng.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cần làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận. Ảnh quochoi
Dịch vụ dùng mới biết chứ không ai kiểm tra được trước
Sáng 26/5, tại hội trường Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dự án luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, được các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua, đồng thời cũng đã được lấy ý kiến của các đoàn ĐBQH.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về các nội dung như phạm vi, đối tượng điều chỉnh, khái niệm "người tiêu dùng", tính đồng bộ, thống nhất với các luật khác, các hành vi bị cấm, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức xã hội, việc thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức kinh doanh, việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.
Nhiều đại biểu đã cho ý kiến thảo luận về một số nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi. Đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cần làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận.
Về nghĩa vụ của người tiêu dùng, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho biết, khoản 1, Điều 5 dự thảo luật quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Vấn đề này, báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải thích và cho rằng việc kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận là không bắt buộc đối với mọi trường hợp. Tuy nhiên, nội dung này cần được phân tích làm rõ để đảm bảo tính khả thi khi luật được ban hành kịp thời, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn cho biết, đối với hàng hóa, sản phẩm có thể kiểm tra được nhưng đối với dịch vụ chỉ khi sử dụng mới biết được chất lượng nên không thể quy định là kiểm tra trước khi nhận đối với các dịch vụ nói chung.

Phiên họp ngày 26/5 tại Hội trường Quốc hội.
Đối với hàng hóa, sản phẩm có thể lựa chọn nguồn gốc xuất xứ theo nhãn mác giấy chứng nhận nhưng đối với dịch vụ không thể không xác định theo tiêu chí nguồn gốc xuất xứ. Việc kiểm tra và lựa chọn trước khi nhận hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ như dự thảo đang quy định, nghĩa là nghĩa vụ người tiêu dùng.
Trên thực tế, việc kiểm tra, lựa chọn và quyết định mua sản phẩm, hàng hóa và quyết định sử dụng dịch vụ được người tiêu dùng luôn thực hiện một cách tự nhiên nhất để đáp ứng với nhu cầu, mong muốn của họ.
Trong khi đó, các quy định được xây dựng trong dự thảo luật này là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trước sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khiếm khuyết không đảm bảo chất lượng.
Vậy, trách nhiệm trước tiên là của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra xã hội phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện nhất định.
Việc quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng trong trường hợp này không khác gì đẩy trách nhiệm cho chính những người tiêu dùng trong bảo vệ quyền lợi của họ. Vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét bổ quy định tại Khoản 1, Điều 5.
Cần quy định rõ trách nhiệm của bên sản xuất, cung ứng dịch vụ, sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng
Cũng liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, đại biểu Trần Thị Thu Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đồng tình với việc ban hành dự án Luật này nhằm thể chế hóa Hiến pháp, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành.
Đại biểu cho rằng, để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi lừa dối, trong dự thảo luật đã có quy định rõ ràng các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin minh bạch, chính xác và đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, các biện pháp bồi thường, xử lý cho người tiêu dùng khi có sự cố, sản phẩm, hàng hóa khuyết tật.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện xử lý các hành vi lừa dối người tiêu dùng còn bất cập, đại biểu cho rằng dự thảo luật cần quy định cụ thể tiêu chí đánh giá xem hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh có lừa dối người tiêu dùng hay không, dựa trên khả năng nhận thức, nhận dạng của người tiêu dùng thông thường.
Cụ thể, cần quy định rõ phương pháp xác định dựa trên thời gian, phương thức cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, mức độ sai lệch, thiếu sót của thông tin so với thực tế, mức độ ảnh hưởng của thông tin sai lệch hoặc thiếu sót dẫn đến quyết định của người tiêu dùng.

Lương hưu đại tá quân đội nghỉ hưu năm 2023 đóng 30 năm BHXH là bao nhiêu?
Đời sống - 1 phút trướcVới 30 năm đóng BHXH của nam Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được hưởng mức lương hưu là 65%.

Siêu bão Mawar mạnh kỷ lục, thời tiết Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, tuy không tác động trực tiếp đến biển Đông nhưng siêu bão Mawar ảnh hưởng đến thời tiết trên biển nước ta.

Đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Đời sống - 6 giờ trướcViên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của hạng cao hơn liền kề có thể được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không phải thi thăng hạng, theo đề xuất của Bộ Nội vụ.

9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2023
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2023 tới đây 9 nhóm đối tượng sẽ được áp dụng mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng trong đợt điều chỉnh.

Hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội khốn khổ vì mất nước
Đời sống - 1 ngày trướcHơn 1 tháng qua, nhiều hộ gia đình sinh sống tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội rơi vào tình cảnh cuộc sống bị đảo lộn do không có nước sạch để sinh hoạt.

Không kích hoạt được tài khoản định danh điện tử người dùng cần làm gì?
Đời sống - 2 ngày trướcGĐXH - Sử dụng tài khoản định danh điện tử người dân sẽ được hưởng nhiều tiện ích. Tuy nhiên đăng ký rồi nhưng không kích hoạt được, người dân cần làm gì? Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Vụ 2 anh em đuối nước thương tâm: "Mất 2 con tôi mất tất cả rồi"
Đời sống - 2 ngày trướcGĐXH - Nỗi đau mất con khiến người bố khắc khổ ngồi lặng trước di ảnh 2 cháu bé. Nhìn bạn bè trang lứa của các con đến thắp hương, người bố gạt nước mắt, đứng không vững, quỳ sụp xuống.

Điều tra vụ cụ bà 85 tuổi bị đánh đập ở cơ sở nuôi dưỡng tại TP HCM
Đời sống - 2 ngày trướcMạng xã hội đang lan truyền nhiều clip ghi lại cảnh một người đàn ông liên lục chửi bới, đánh vào đầu, đá vào chân của một cụ bà. Hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc.

Thông tin cá nhân được bảo mật trên tài khoản định danh điện tử như thế nào?
Đời sống - 2 ngày trướcGĐXH - Tài khoản định danh điện tử là phương thức quản lý thông tin thẻ căn cước công dân và nhiều giấy tờ tùy thân của công dân. Bộ Công an đã áp dụng nhiều biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn dữ liệu cho công dân.

Chiêm ngưỡng cây cầu bắc qua Sông Hồng dài nhất Việt Nam
Đời sống - 3 ngày trướcVới chiều dài hơn 5 km, cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam cho đến nay.

Vụ 2 anh em đuối nước thương tâm: "Mất 2 con tôi mất tất cả rồi"
Đời sốngGĐXH - Nỗi đau mất con khiến người bố khắc khổ ngồi lặng trước di ảnh 2 cháu bé. Nhìn bạn bè trang lứa của các con đến thắp hương, người bố gạt nước mắt, đứng không vững, quỳ sụp xuống.