'Đất rừng phương Nam' gây tranh cãi về chi tiết sai lệch lịch sử
Êkíp 'Đất rừng phương Nam' của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đề xuất cơ quan quản lý cho chỉnh sửa vài chi tiết sau khi vấp phải một số chỉ trích rằng phim làm sai lệch lịch sử.
Sau khi ra rạp với các suất chiếu sớm hôm 13/10, bộ phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vấp phải một số ý kiến trái chiều. Bên cạnh những lời khen về mạch phim cảm xúc, cảnh sắc miền Tây tuyệt đẹp, một số ý kiến chỉ trích, cho rằng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và êkíp gây hiểu lầm khi "nâng tầm vai trò của Thiên địa hội", hạ thấp Việt Minh. Một bài viết trên mạng xã hội có hàng nghìn lượt chia sẻ cho rằng sự hư cấu trong phim đã làm "sai lệch lịch sử".
Trích dẫn từ các tài liệu lịch sử, bài viết cho rằng phong trào yêu nước kháng thực dân Pháp của Thiên địa hội diễn ra ở miền Nam và kết thúc từ 1916, sau cuộc nổi dậy cứu Phan Xích Long. Bối cảnh lịch sử trong tác phẩm gốc của Đoàn Giỏi là những năm kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ, từ năm 1945. Trong khi đó, phim Đất rừng phương Nam vừa ra rạp lấy bối cảnh là thập niên 1920 - 1930.

Tiến Luật trong vai thành viên Thiên địa hội được đề cập trong 'Đất rừng Phương Nam'.
Một số khán giả cho rằng phim có dấu ấn đậm nét của Thiên địa hội với các chi tiết bé An thắp hương xin vào hội, sống theo hội. Các nhân vật nổi bật trong phim như anh Tiều (Tiến Luật), Võ Tòng (Mai Tài Phến) đều là người của hội này. Trong khi đó, Hai Thành - cha bé An - là người cách mạng lại mờ nhạt. Các đồng chí của anh thậm chí còn tỏ ra nhỏ nhen, kém cỏi so với những anh hùng của Thiên địa hội. Những chi tiết này cho thấy phim bước xa khỏi nguyên tác của nhà văn Đoàn Giỏi.
Vài ý kiến của khán giả xem xong cho rằng phim dù chỉ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết, êkíp cũng nên chọn tên khác để không quá lệ thuộc vào nguyên tác, cũng như bị quy chiếu từ không gian lịch sử của tác phẩm gốc.
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh - cho biết chiều 14/10, Hội đồng thẩm định, phân loại phim và một số cơ quan, đơn vị chức năng đã tiến hành thẩm định lại bộ phim Đất rừng phương Nam theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Sau đó, Cục cũng đã mời nhà sản xuất, đoàn phim Đất rừng phương Nam đối thoại, trao đổi một số nội dung liên quan đến phim. Trước các tranh cãi xoay quanh Đất rừng phương Nam, đại diện nhà sản xuất đề xuất phương án chỉnh sửa phim và hoàn thiện trong ngày 15/10. Theo đó, phim sẽ bỏ tên cũng như lời loại Thiên địa hội và Nghĩa hòa đoàn, thay bằng tên Chính nghĩa hội. Sự thay đổi này nhằm tránh liên tưởng đến Thiên địa hội và Nghĩa hòa đoàn từ thời nhà Thanh Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phim sẽ điều chỉnh dòng chữ "bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi" lên đầu phim. Sự điều chỉnh này nhằm làm rõ hơn ý đoàn phim về sự thay đổi mốc thời gian trong tác phẩm văn học, theo sát hơn bản phim truyền hình.

Mai Tài Phến trong vai Võ Tòng.
Ông Vi Kiến Thành cũng cho biết phiên bản chỉnh sửa sẽ trình lên Cục Điện ảnh, trước khi ra rạp chính thức ngày 20/10.
Theo Cục trưởng, trong buổi thẩm định, phân loại ngày 29/9, toàn bộ thành viên Hội đồng kết luận phim không vi phạm Luật Điện ảnh, cho phép được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi, với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.
"Phim Đất rừng phương Nam có biên tập tương đồng phim truyền hình Đất phương Nam, lấy bối cảnh từ những năm 1920-1930, trong khi tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi được xác định là năm 1945. Lý do thay đổi vì bộ phim muốn mô tả ở phần một - ngày bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, nhiều bang hội cũng như nhiều nhóm nghĩa quân...", ông Vi Kiến Thành cho biết.
Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng cho rằng đây là bộ phim truyện với nhân vật hư cấu, không xác định chính xác thời điểm diễn ra. Các yếu tố lịch sử, nhân vật trong tiểu thuyết là cảm hứng để xây dựng nên câu chuyện phim. Bộ phim không đề cao, ca ngợi hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó, bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer. Trên phim, giai đoạn 1920-1930, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh yêu nước còn tổ chức rời rạc. Sau khi Đảng ra đời, các tổ chức được tập hợp lại và đấu tranh có mục tiêu cụ thể. Định hướng câu chuyện là xây dựng nhân vật Hai Thành - Cha An - cùng hội của ông sẽ là những thành viên gia nhập Việt Minh về sau.

Hạo Khang (trái) trong vai An và Tuấn Trần trong vai Út Lục Lâm.
Việc tự phát nổi lên chống ngoại xâm và cường hào ác bá với nhiều lực lượng phe phái có tính chất địa phương, tôn giáo, chủng tộc lẫn những cá nhân đơn lẻ như Võ Tòng, Thầy Giáo Bảy là tiền đề cho tinh thần kháng chiến chống Pháp sau này. Câu chuyện phim sẽ được phát triển ở những tập tiếp theo để dẫn dắt câu chuyện đến khi các lực lượng yêu nước trong phim tìm được đường lối đấu tranh đúng đắn, dẫn đến Cách mạng Tháng Tám.
Theo ông Vi Kiến Thành, phim có những hoạt động và lời thoại nhắc đến Nghĩa hòa đoàn và Thiên địa hội là hội nhóm tập hợp bởi một số người dân lao động sinh sống chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên - hoàn toàn không liên quan đến phong trào cùng tên do Chu Hồng Đăng lãnh đạo ở Trung Quốc. Thiên địa hội cũng như Nghĩa hòa đoàn chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam.
Đất rừng Phương Nam là dự án được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ấp ủ từ 7 năm trước. Anh giữ lại tên phim giống tiểu thuyết gốc, mời nghệ sĩ Nguyễn Vinh Sơn - đạo diễn bản truyền hình Đất phương Nam phát sóng năm 1997 - làm cố vấn sản xuất. Phim có sự tham gia của các diễn viên Hạo Khang, Tuấn Trần, Hứa Vĩ Văn, Băng Di, Tiến Luật...

MC Cát Tường đóng cửa sân khấu sau 7 tháng hoạt động
Giải trí - 1 giờ trướcMC Cát Tường quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Học trò của Ngọc Sơn từ chối lời mời của đại gia dù đi xe ôm, ở nhà thuê
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trướcQuang Như Ý - học trò của Ngọc Sơn kể cô vẫn ở nhà thuê, bắt xe ôm công nghệ đi làm mỗi ngày. Ca sĩ từ chối những lời mời mọc của đại gia vì không muốn vướng phiền phức.

Nam NSƯT quê Nghệ An gây thương nhớ với khán giả qua các ca khúc nhạc đỏ có đời thực ra sao?
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - NSƯT Vũ Thắng Lợi quê Nghệ An được xem là giọng ca trẻ nổi bật trong dòng nhạc đỏ . Ngoài sự thăng hoa trên sân khấu, anh có đời thực ra sao?

Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Câu chuyện văn hóa - 16 giờ trướcGần 2 năm sau đăng quang hoa hậu, Thu Uyên nói cô "đổi đời" cả về công việc, cuộc sống lẫn các mối quan hệ xung quanh.

2 nhóc tỳ nhà 'phu nhân hào môn' Phanh Lee gây chú ý
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Dù khá kín tiếng về cuộc sống riêng nhưng thời gian gần đây, diễn viên Phanh Lee thường xuyên khoe ảnh 2 con đáng yêu khiến fan ngưỡng mộ.

Nam tài tử Val Kilmer đóng vai 'Người Dơi' qua đời ở tuổi 65
Thế giới showbiz - 18 giờ trướcGĐXH - Nam diễn viên Val Kilmer người thành công trong vai "Người Dơi " đã qua đời ở tuổi 65 do viêm phổi.

Nhà báo Thu Uyên vui mừng khi 'Như chưa hề có cuộc chia ly' phát sóng trở lại
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - BTV Thu Uyên vừa chia sẻ, "Như chưa hề có cuộc chia" sau hơn 6 năm ngừng phát sóng sẽ trở lại vào ngày 5/4 trên VTV1.

Con gái út Khánh Thi - Phan Hiển diện đồ hóa Hòa Minzy trong "Bắc Bling" gây sốt MXH
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Lisa - con gái út nhà Khánh Thi - Phan Hiển đã khiến khán giả yêu thích vì cô bé hóa thân thành Hòa Minzy. Vẻ ngoài của cô bé rất đáng yêu và ngộ nghĩnh.

Thiếu tá Ngọc Sơn từng bỏ học đi chặt mía thuê, hiện là 'lính' của NSND Tự Long
Xem - nghe - đọc - 21 giờ trướcThiếu tá Ngọc Sơn sinh ra trong hoàn cảnh bố mất sớm, mẹ phải nuôi 5 anh chị em. Năm 16 tuổi, anh phải bỏ học do nhà quá nghèo để lên Sơn La đi làm thuê chặt mía. Hiện Ngọc Sơn làm việc tại Nhà hát chèo Quân đội do NSND Tự Long làm giám đốc.

Hoa hậu Thùy Tiên lộ diện sau ồn ào kẹo rau củ, phản ứng của khán giả thế nào?
Giải trí - 21 giờ trướcGĐXH - Sau ồn ào kẹo rau củ, Hoa hậu Thuỳ Tiên đã chính thức lộ diện gây nên những phản ứng trái chiều.

NSƯT Kiều Anh phim 'Cha tôi, người ở lại': Tôi không muốn ở vậy đến suốt đời
Giải tríGĐXH - NSƯT Kiều Anh vào vai bà Quyên trong phim "Cha tôi, người ở lại" đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Nhờ vai diễn này, nữ diễn viên càng được khán giả yêu mến và quan tâm hơn.