Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Con đường lây truyền viêm gan C
Bệnh viêm gan C lây truyền theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Viêm gan C lây truyền qua đường máu
Bệnh viêm gan C rất dễ lây qua đường truyền máu. Người nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người nhiễm virus viêm gan C đều có thể bị lây nhiễm virus. Những người dùng chung kim tiêm, dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước, chảy máu như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng, cây lấy ráy tai, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió, lược chải đầu... hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu mà các vật dụng hành nghề chưa được xử lý vô trùng.

Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu.
Viêm gan C lây truyền qua đường tình dục
Người lành có thể bị nhiễm virus siêu vi C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Bất kỳ một hành vi tình dục nào có thể gây tổn thương, trầy xước đều có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao.
Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con
Viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng trên dưới 5%. Trẻ cũng có nguy cơ bị lây virus viêm gan C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con nên dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bị bệnh viêm gan C vẫn có thể truyền sang cho con.
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C được chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính.
- Nhiễm viêm gan C cấp tính. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi mới nhiễm virus. Khoảng 20- 30% những người mắc bệnh viêm gan C bị bệnh cấp tính.
- Sau đó, cơ thể loại bỏ virus hoặc chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng mạn tính. Nhiễm viêm gan C mạn tính đề cập đến tình trạng nhiễm trùng kéo dài. Phần lớn những người bị nhiễm viêm gan C cấp tính (75% - 85%) sẽ chuyển sang dạng bệnh mạn tính.
Hầu hết những người mắc bệnh viêm gan C không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Những người khác phát triển các triệu chứng từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Thời gian trung bình để phát triển các triệu chứng là 6 đến 7 tuần sau khi nhiễm virus.
Các triệu chứng ban đầu, có thể bao gồm:
- Đau khớp
- Sốt
- Phát ban
- Sưng tấy
- Mệt mỏi, đau bụng
- Chán ăn, buồn nôn, nôn
- Nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét và vàng da (vàng da). Một người bị nhiễm viêm gan C nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa.
Các biến chứng và cách phòng tránh viêm gan C
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Người mắc bệnh viêm gan C có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như: suy gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.
Xơ gan ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến men gan trong máu tăng cao. Có đến 5% những người bị nhiễm viêm gan C mạn tính sẽ chết vì ung thư gan hoặc xơ gan.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm cần:
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Hạn chế xăm, xỏ khuyên trên cơ thể có thể khiến bạn gặp rủi ro.
- Nhân viên y tế nên đề phòng để tránh bị dính kim tiêm và vứt bỏ kim tiêm và các vật liệu khác dính máu đúng cách.
- Hạn chế uống rượu, bia, dùng các chất kích thích.
- Sống lối sống lành mạnh, khoa học: chọn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây và rau quả.
- Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 46 phút trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 5 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 14 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 14 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.