Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Đề án phân luồng giao thông Hà Nội”: Lúng túng tại các điểm giao cắt đặc thù

Thứ sáu, 08:43 26/06/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Như báo GĐ&XH đã đưa tin, trong nhóm những người lên tiếng về “sự trùng hợp khó hiểu”, ông Phạm Văn Tiệp khẳng định việc điều chỉnh của ngành giao thông Hà Nội hiện tại giống hệt với phương án phân luồng mà ông đã trình.

 
Cũng theo ông Tiệp, tại những điểm giao cắt đặc thù mà ông chưa công bố thì Sở GTVT đều làm sai.
 
Trùng khớp giữa sơ đồ và thực tế

Trên thực tế, việc điều chỉnh các nút giao cắt của Hà Nội tập trung vào khu vực ngã ba, ngã tư. Theo ông Tiệp, việc phân luồng, bố trí giao thông tại các điểm này “trùng hoàn toàn” với một số bản đồ trong đề án “Giao diện mềm” nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị trong giai đoạn hiện nay” mà ông đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.
 

Sơ đồ phân luồng của ông Tiệp, các phương tiện dễ dàng tách nhập làn, tránh tối đa giao cắt.

 
Cụ thể, trong phần căn cứ và nguyên tắc của giải pháp “giao diện mềm”, ông Tiệp xác định: “Việc bố trí các luồng phương tiện giao thông cắt nhau trực tiếp như hiện nay làm trầm trọng tình trạng chuyển động chậm hoặc không tiếp tục chuyển động. Cần giải quyết bằng cách: Các phần tử (phương tiện tham gia giao thông) chuyển động chỉ được phép đi thẳng hoặc rẽ phải. Trong trường hợp muốn rẽ trái, các phần tử chuyển động phải tiếp cận dần giải phân cách bên trái để chuyển hướng”.
 
Luận điểm này trong đề án của ông Tiệp được minh hoạ cụ thể tại các điểm giao cắt ngã ba và ngã tư. Trên thực tế hiện nay, tại nút giao thông Láng - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh sau khi ngành giao thông Hà Nội điều chỉnh, các phương tiện trên đường Láng muốn vượt qua điểm giao cắt phải rẽ phải sang đường Nguyễn Chí Thanh hoặc Trần Duy Hưng để chuyển hướng. “Phương thức “làm mềm hoá” giao cắt này trùng hoàn toàn với quy trình phân luồng mà tôi đã trình” – ông Tiệp khẳng định.

Chưa hết, hàng loạt các điểm giao cắt tương tự như Đào Tấn – Liễu Giai, Kim Mã – Ngọc Khánh, Giang Văn Minh – Kim Mã cũng được bố trí phân luồng theo cách tương tự. Luồng phương tiện tại các con đường không ưu tiên vượt qua giao cắt đều buộc phải rẽ phải vào đường ưu tiên để tách làn rồi sau đó mới quay đầu thay vì giao cắt trực diện như trước đây.

Vừa làm vừa… rút kinh nghiệm?!
Ông Tiệp cho biết, sau khi không được cơ quan chuyên môn giao thông phúc đáp, ông đã tìm đến cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Văn phòng Việt Nam - Jica). Tuy nhiên, khi Jica đề cập đến việc ông Tiệp phải chấp nhận đề án thuộc bản quyền của Jica, ông Tiệp đã không đồng ý. “Tôi muốn bản quyền thuộc về người Việt” – ông Tiệp khẳng định.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Phan Lê Bình, cán bộ chương trình cao cấp Jica cho biết, ông đã tham khảo đề án của ông Tiệp. “Ngành giao thông thành phố đang triển khai rất giống với đề án của ông Tiệp. Tôi đã tham khảo đề án này và nhận thấy rất phù hợp với thực tế giao thông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Tôi không có được đề án của ông Tiệp trong tay vậy nên cũng không thể phổ biến đề án này cho ai. Chúng tôi cũng không hợp tác với Sở GTVT trong việc điều chỉnh các nút giao thông mà Sở đang làm” – ông Bình cho biết.

Trao đổi với  PV Báo GĐ&XH, ông Tiệp cho biết, tại những nút như bốt Hàng Đậu -  cầu Long Biên - cầu Chương Dương, khu vực Quốc Tử Giám, Cửa Nam, Hồ Đắc Di, cổng Bệnh viện Đống Đa, đường Bưởi - Hoàng Quốc Việt... được cho là “nút giao thông đặc thù”, ngành giao thông đang gặp nhiều lúng túng trong việc xử lý.
 
Theo ông Tiệp, tại những nút giao thông đặc thù mà ông đã công bố, việc xử lý có phần “ổn” như nút bốt Hàng Đậu - cầu Long Biên, Quốc Tử Giám, cây xăng Tôn Thất Tùng và Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, tại đây do không làm đúng nguyên lý nên chưa phát huy triệt để tác dụng của việc điều chỉnh. Tại những nút mà ông Tiệp “chưa công bố”, việc điều chỉnh, phân luồng còn gặp nhiều bất cập.
 
Cụ thể như nút đường Bưởi -  Hoàng Quốc Việt, thay vì các phương tiện rẽ trái từ đường Hoàng Quốc Việt lên đường Bưởi, sau khi điều chỉnh buộc phải rẽ phải bám theo đường bờ sông rẽ trái đi khoảng 500m rẽ lên một lối mới mở để lên đường Bưởi. Như vậy, để đến được đích là ngã ba Bưởi người tham gia giao thông phải đi xa  gần 1km.

Cùng chung những “rắc rối” nêu trên, tại nút giao thông Trường Chinh – Tôn Thất Tùng – Lê Trọng Tấn, người tham gia giao thông muốn đi từ đường Lê Trọng Tấn (cũ) ra Ngã Tư Sở phải vượt qua 2 lần đèn đỏ tại cùng 1 nút. Cụ thể, phương tiện từ đường Nguyễn Viết Xuân qua Lê Trọng Tấn hướng ra Trường Chinh gặp ngay biển báo cấm rẽ trái. Để đúng luật buộc phải bám theo đường Trường Chinh, tới đèn đỏ (điểm giao giữa Tôn Thất Tùng - Trường Chinh - Lê Trọng Tấn) gặp tiếp một biển báo cấm rẽ trái buộc phải đi thẳng rồi quay đầu “đụng” đèn đỏ lần thứ 2.
 
Như vậy để đi từ đường Nguyễn Viết Xuân - Lê Trọng Tấn ra Ngã Tư Sở, phương tiện buộc phải qua 2 lần đèn tại cùng một nút. Còn theo sơ đồ bố trí của ông Tiệp các luồng phương tiện qua nút không có giao cắt trực diện, tách làn, nhập làn một cách dễ dàng, không phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” đèn đỏ như cách phân luồng hiện nay.

Ông Tiệp khẳng định, tại những điểm này, do ông chưa công bố phương án xử lý nên ngành giao thông gặp nhiều lúng túng (!?).
 
Ông Phạm Văn Tiệp: “Ông Sỹ thua tôi”

Sau ý kiến của ông Thạch Như Sỹ - Chánh Thanh tra Giao thông Sở GTVT Hà Nội về đề án “Giải pháp “Giao diện mềm” nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị trong giai đoạn hiện nay” cho rằng những kiến thức ông Tiệp đưa ra hoàn toàn trong sách giáo khoa, không có gì mới để Sở học hỏi trên Báo GĐ&XH số 75 (ra ngày 24/6), chúng tôi đã ghi nhận ý kiến phản hồi của ông Tiệp về những kết luận của Sở GTVT:

“Ông Sỹ bảo tôi lấy từ sách giáo khoa, nhưng tôi chưa biết mặt mũi các cuốn sách ấy như thế nào. Có thể có sự trùng hợp, sách cũng do con người viết. Về thái độ của Sở GTVT với ý kiến đóng góp của người dân như thế, tôi cho là bất lịch sự. Khi tôi gửi đề án lên Sở không một chữ nào nhắc đến việc tôi đã đăng kí bản quyền. Việc ông Sỹ nói tôi gửi đề án lên Sở để khẳng định đề án đó thuộc quyền sở hữu của tôi là hoàn toàn không có cơ sở. Tôi gửi lên là để góp ý, đưa ra những giải pháp giúp ngành giao thông gỡ rối. Làm sao ông Sỹ biết tôi đã đăng kí bản quyền? Nếu ông ấy biết, tôi khẳng định việc họ đang làm hiện nay sẽ không bao giờ được triển khai vì sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của họ. Họ không muốn vi phạm bản quyền của tôi.

Ông Sỹ cho rằng những bản đồ mà tôi đưa ra là chung chung, tôi khẳng định đó là những bản đồ nguyên tắc, là công thức chung. Gặp nút nào tương tự cũng đều có thể đưa ra áp dụng.

Họ nói đề án tôi gửi chỉ có 2 trang lý thuyết vậy những trang sơ đồ ở phần sau để ở đâu, sao không được nhắc đến? Tôi mới công bố 50% đề án, điều này tôi đã khẳng định trên báo chí. Ông Sỹ nói để giải quyết một nút phải có cả tập hồ sơ, nhưng việc họ đang làm liệu có phức tạp? Có cần tốn giấy mực đến thế không? Chỉ việc xén một vài điểm, bịt lối này, mở lối kia, vậy phức tạp ở đâu ra mà lắm hồ sơ thế?

Ông Sỹ hỏi tôi kích thước mặt cắt đường Đê La Thành, liệu ông ấy có biết trên cái đê ấy có bao nhiêu cái “hồ” sau mỗi trận mưa hay không? Còn để thi kể các ngõ ngách ở Hà Nội, tôi khẳng định, ông Sỹ thua tôi”.
 
Công Tâm
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Pháp luật - 17 phút trước

Tin tưởng vào giấy tờ tuỳ thân, bỏ 68 triệu đồng để trả nợ cho 3 bé gái, chủ quán karaoke ở Vĩnh Phúc lĩnh án 13 năm tù vì tội Mua bán người dưới 16 tuổi

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, trong những ngày đầu tháng 5, sẽ còn có 2 đợt không khí lạnh yếu ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Thời tiết miền Bắc có mưa dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra.

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 75 tuổi ở nhà một mình thì bị Bảo giở trò đồi bại. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Đội CSGT đường bộ số 7 đang xác minh, truy tìm nam thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút ở làn đường xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 2 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 12 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 12 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 12 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top