Để con có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 giữa đại dịch COVID- 19 tốt, cha mẹ hãy dừng ngay việc làm này
GiadinhNet – Chỉ còn vài ngày nữa diễn ra kì thi tốt nghiệp THPT 2020. Đây là giai đoạn nước rút khá căng thẳng đối với các sĩ tử. Năm nay đặc biệt hơn khi có dịch COVID – 19, để con đạt kết quả tốt cho kì thi sắp tới cha mẹ đừng làm những điều này với con.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng đối với cuộc đời học sinh nên tâm lý lo âu trước kì thi là điều không thể không xảy ra với cả thí sinh cũng như các bậc cha mẹ. Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng, để giảm bớt tình trạng lo âu này, trước hết mỗi học sinh cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức vững vàng để đủ tự tin khi bước vào phòng thi.
Vai trò của cha mẹ trong những thời điểm này là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tâm lý của con khi không biết cách sát cánh cùng con. Để con đạt kết quả tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới, cha mẹ đừng làm những điều này với con:
* Tạo áp lực cho con

Ảnh minh họa
Điều nguy hiểm nhất đối với trẻ chính là luôn bị cha mẹ tạo áp lực. Học và thi của trẻ, cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ môi trường, không gian để học, nhắc nhở đừng quá sức… là sự quan tâm rất tốt. Việc so sánh với con em nhà khác, đưa những tấm gương người anh người chị để nói "nếu không đạt được sẽ thế này thế kia" gây cho trẻ áp lực rất lớn về mặt tâm lý. Có những đứa trẻ không phải là học lực kém nhưng khi stress, tâm lý áp lực lại không đủ bình tĩnh, phân tán tập trung để xử lý việc học tập, làm bài thi tốt. Khi thi bị "rơi" là điều bình thường.
* Ra tối hậu thư
Tuyệt đối không nên ra tối hậu thư cho trẻ như bắt buộc phải đỗ, bắt buộc phải đi học cái này cái kia… Cũng giống như các cầu thủ, có những cầu thủ rất giỏi ở cả quốc tế hay Việt Nam đứng trước quả sút penalty 11m vẫn trượt là do áp lực quá mà không thể tập trung. Điều này xảy ra thường xuyên. Khi trẻ vào một tình huống thử thách, người lớn cần động viên tạo điều kiện cho trẻ vượt qua thử thách chứ không đặt mục tiêu bắt trẻ hoàn thành mục tiêu đó là điều rất quan trọng.
Nhà trường, thầy cô chủ nhiệm cũng như cha mẹ phải biết tâm lý của trẻ để chuẩn bị cho trẻ trước, sau khi thi. Sau khi thi chỉ một bài làm chưa tốt, trẻ báo cáo với chủ nhiệm, bố mẹ lại khiển trách, áp lực thì buổi chiều hoặc hôm sau thường làm bài không tốt. Ngược lại động viên để trẻ ôn thi, bình tĩnh lại thì buổi chiều và hôm sau lại làm tốt sẽ bù cho bài thi trước. Cơ hội đỗ của trẻ cao hơn.
* Cho con học thâu đêm suốt sáng
Một hiện tượng tâm lý phổ biến của hầu hết các bạn học sinh là càng gần kì thi càng trở nên lo lắng, hoang mang. Các em sợ kiến thức của mình chưa chưa đủ cho kỳ thi mà chọn cách ôn luyện thâu đêm suốt sáng, ôn tới đầu óc mơ màng, không còn tập trung được nữa… Cha mẹ lại lấy việc con học thâu đêm suốt sáng là niềm hãnh diện, an tâm. Điều này rất không tốt cho thể chất, tinh thần của trẻ trước kì thi. Cha mẹ cần quan sát con trong những ngày này, kịp thời nhắc nhở con nghỉ ngơi, nói chuyện, động viên con khi quá căng thẳng để con có thể thoải mái hơn.
Kì thi THPT năm 2020 lại đúng thời điểm dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp đã dẫn tới những xáo trộn, thay đổi trong hình thức thi… Bởi vậy, cha mẹ càng cần phải quan tâm hơn đến trẻ. Cha mẹ cần động viên, tạo điều kiện cho các em có sức khỏe tốt, nhất là trong mùa dịch COVID- 19 này, nhắc nhở các em chuẩn bị những điều cần thiết tránh lây nhiễm trong kì thi.
Theo chuyên gia tâm lý Dạ Thảo, trong giai đoạn này các bậc cha mẹ cần hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày thật tốt. Cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hướng con tới việc giải trí, thể thao lành mạnh. Cùng với đó, phụ huynh hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác, hỗ trợ về mặt tinh thần.
Các chuyên gia nhấn mạnh, kiến thức của học sinh được tích lũy cả một quá trình, yếu tố quan trọng nữa góp phần để thí sinh đạt kết quả thi tốt là trước khi đi thi cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết (bút bi, bút chì, tẩy, các loại giấy tờ...). Chẳng may bước vào phòng thi mà bị quên vật dụng, giấy tờ thường rất dễ mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.
Nếu khi đi thi mà quá lo âu, để giúp mình ổn định lại tâm lý hãy hít thật sâu, thở nhẹ nhàng. Trong trường hợp làm bài môn thi đầu tiên không đúng với năng lực thực sự của mình, các em cũng không nên nghĩ quá nhiều về nó mà cần dồn sức cho những môn thi sau. Thường nếu làm bài môn thi đầu tiên không tốt như kỳ vọng, thí sinh thường rất dễ lún sâu vào trạng thái lo âu nhiều hơn.
Phương Thuận

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh
Gia đình - 55 phút trướcGĐXH - Một người không biết cách nói chuyện thường hay nói những lời dễ đắc tội người khác. Dưới đây là 5 kiểu nói chuyện dễ khiến bạn "xua đuổi" nhân duyên của chính mình, thậm chí là có thể rước họa vào thân.

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra
Gia đình - 3 giờ trướcTôi cười gượng, ngó qua thấy vợ cũng bấm tay ra hiệu cho tôi đừng phản bác.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ
Chuyện vợ chồng - 5 giờ trướcGĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 9 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 21 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 1 ngày trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 1 ngày trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.