Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dễ phát sinh tiêu cực nếu giao địa phương chủ trì thi THPT quốc gia

Thứ tư, 09:00 25/07/2018 | Xã hội

Tính cục bộ địa phương, bệnh thành tích, sức ép từ nhiều chiều có thể khiến cán bộ tổ chức thi THPT quốc gia nảy sinh tiêu cực.

Nhiều năm làm công tác thi THPT quốc gia, PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng chuyện thi cử tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học đã thử nghiệm đủ "chiêu", từ 3 chung, rồi thi THPT quốc gia 2 trong 1, giao cho đại học tổ chức rồi lại quay về Sở Giáo dục. Phương án nào cũng có ưu, nhược điểm riêng.

Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Mạnh Tùng.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Mạnh Tùng.

Về ngắn hạn, ông Dũng cho rằng không nên tính chuyện bỏ hay giữ thi THPT quốc gia, bởi thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến thí sinh. Cái mới chưa kịp định hình, chưa kịp sửa chữa để hoàn thiện mà đã thay thế thì không nên. Song, những tiêu cực ở Hà Giang, Sơn La cho thấy kẻ hở quá lớn trong công tác coi và chấm thi, gây nên sự bất công, làm giảm sút độ tin cậy của kỳ thi.

Về công tác giám sát coi thi, niêm phong, bảo quản bài thi, theo quan sát của PGS Dũng vài năm nay thấy một số nơi khá cẩu thả, lỏng lẻo. Giấy niêm phong bài thi rất dày, có thể dễ dàng lột ra, lấy bài làm thay đổi rồi dán lại như cũ mà không bị phát hiện.

Đặc biệt tư duy cục bộ, địa phương chủ nghĩa khá đậm nét ở nhiều tỉnh thành, ảnh hưởng lớn đến sự nghiêm minh, công bằng của kỳ thi. Giảng viên đại học được điều về phối hợp với các Sở Giáo dục, nhưng những vị trí giám thị chủ chốt lại được sắp xếp là người địa phương. Ở một số phòng thi "đặc biệt" còn có những kịch bản được sắp sẵn, tạo thuận lợi cho tiêu cực mà cán bộ từ đại học không thể can thiệp.

"Cần trả việc chủ trì tổ chức kỳ thi cho các đại học, từ việc chủ trì coi thi đến chấm thi, mới đảm bảo sự công bằng. Ngay cả các đại học địa phương cũng không nên phối hợp làm thi tại địa phương đó mà cần sự trao đổi chéo để hạn chế tối đa tính cục bộ, cả nể của người cùng tỉnh thành", ông đề xuất.

Giám thị làm thủ tục trước giờ thi Toán kỳ thi THPT quốc gia tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Giám thị làm thủ tục trước giờ thi Toán kỳ thi THPT quốc gia tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Cùng suy nghĩ trên, PGS Nguyễn Hội Nghĩa (nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM) khẳng định việc giao kỳ thi THPT quốc gia cho địa phương chủ trì là mạo hiểm. Bởi trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong công tác thi cử cấp quốc gia tại cơ sở chưa tốt và không thể so sánh với các đại học.

Cả nước có 63 tỉnh thành sẽ có vài trăm cán bộ ở các Sở Giáo dục cầm trịch kết quả thi cử của địa phương. Họ lại bị tác động và sức ép nhiều chiều ở địa phương, từ trên xuống (cấp trên), chiều ngang (bạn bè, mối quan hệ xã hội) nên dễ nảy sinh tiêu cực.

Chưa kể bệnh chạy theo thành tích hoặc vì lợi ích nhóm, một bộ phận cán bộ cũng bất chấp để gian dối trong kỳ thi. "Trung thực trong thi cử là phạm trù đạo đức, là chuyện lớn với nhiều người, nhưng với một số ít khác thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Nhất là khi biểu hiện không tuân thủ pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống nhan nhản như một lẽ thường tình", ông Nghĩa bày tỏ.

Theo ông Nghĩa, sau kỳ thi năm 2018, Bộ Giáo dục cần xem xét, rà soát toàn diện kỳ thi để rút kinh nghiệm toàn diện trong công tác ra đề, coi thi. Có những khoản mục phải điều chỉnh, như công tác ra đề, song có những khoản mục phải xóa bỏ đi để làm lại.

Giải pháp trước mắt là giao việc chủ trì thi cử cho các đại học hoặc các trung tâm khảo thí để đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa học. Các cơ sở này, ít nhất, cũng không phải chịu nhiều sức ép như ngành giáo dục ở địa phương.

Đề xuất niêm phong tại chỗ phiếu trắc nghiệm THPT quốc gia

"Thực ra, trước khi kỳ thi bắt đầu, tôi đã chỉ ra kẻ hở chết người trong việc tổ chức thi trắc nghiệm như hiện nay, nhưng không được lắng nghe", ông PGS Đỗ Văn Dũng nói và giải thích việc phiếu trả lời trắc nghiệm được tô bằng bút chì, dễ dàng tẩy xóa sẽ khiến kẻ xấu lợi dụng, dễ dàng "đổi trắng thay đen".

Ông Dũng đề xuất, cần thiết kế phiếu trả lời trắc nghiệm có lớp keo trong ở mặt dưới, có thể lột ra dễ dàng như keo hai mặt. Trước khi nộp bài cho giám thị, thí sinh gỡ lớp keo trong này dán lên mặt phiếu trả lời. Lớp keo đặc biệt được thiết kế sao cho không thể bóc ra, vì bóc ra thì rách giấy trả lời. Việc này được xem như cách "niêm phong" chắc chắn bài làm, thí sinh nào tô sai phương án hoặc để trống thì người khác cũng không thể can thiệp để thay đổi được.

Với môn tự luận Ngữ văn, ông đề xuất ban hành quy định thí sinh nào để giấy trắng thì trước khi nộp bài phải gạch chéo các tờ giấy bài làm đó. Cách này cũng triệt tiêu việc rút bài thi để trắng sau đó viết vào.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Thời sự - 30 phút trước

Sau cơn mưa lớn, một người đàn ông tại Đà Nẵng đã bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt cứu nạn.

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Pháp luật - 49 phút trước

GĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tối 5/7, trên tuyến quốc lộ 48B, đoạn qua xã Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến hai người chết, một người bị thương nặng.

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, khởi tố trên 10 vụ, gần 100 bị can phạm tội về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Pháp luật - 4 giờ trước

Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Top