Đền thờ Pantheon - kiệt tác kiến trúc 2000 năm tuổi của đế chế La Mã cổ đại, 2 lần bị phá huỷ và lại hồi sinh
Là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Rome (Ý), đền thờ Pantheon cho đến ngày nay vẫn khiến du khách phải choáng ngợp bởi những chi tiết tinh tế và lối kiến trúc đặc sắc.
Nhắc đến La Mã cổ đại, chúng ta nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc tuyệt tác tinh xảo trải dài khắp nước Ý. Trong đó, ngoài Đấu trường La Mã Colossseum, Khải Hoàn Môn Constantinus thì cũng không thể không nhắc đến Đền thờ Pantheon huyền thoại, nơi được mệnh danh là "Đền thờ của các vị thần".
Pantheon là công trình kiến trúc nổi bật của La Mã cổ đại
Đền thờ 2.000 năm tuổi
Điện Pantheon là một trong những di tích thuộc La Mã cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Đền thờ đã bị huỷ hoại hai lần bởi hoả hoạn
Theo ghi chép, công trình này được hoàn thành vào khoảng năm 126-128 sau Công Nguyên, dưới thời trị vì của Hoàng đế Hadrian. Điện Pantheon nằm trên địa điểm của một công trình kiến trúc cùng tên trước đó, được xây dựng vào khoảng năm 25 trước Công nguyên.
Được biết đến là "Đề thờ của các vị thần La Mã", tên của công trình này có nguồn gốc từ tiếng La-tinh với "pan" có nghĩa là "tất cả" và "theos" nghĩa là "các vị thần".
Hai lần bị phá huỷ và hồi sinh
Điện Pantheon lần đầu bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào khoảng năm 80 sau Công nguyên. Sau đó, đền thờ này mới được xây dựng lại bởi Hoàng đế Domitian nhưng khoảng 30 năm sau nó lại một lần nữa bị huỷ hoại nặng nề do hoả hoạn.
Trong suốt một thời gian dài sau đó, Pantheon bị rơi vào tình trạng hư hỏng do không được bảo trì. Sau đó, vào năm 118 - 124, dưới triều đại vua Publius Aelius Hadrianus, Pantheon được xây dựng lại hoàn toàn với thiết kế tồn tại cho đến ngày nay.
Khung cảnh bên trong Pantheon
Kiệt tác kiến trúc của nhân loại
Có thể nói rằng, thiết kế kiến trúc của Pantheon đã tạo nguồn cảm hứng cho vô số công trình kiến trúc quan trọng trong lịch sử, trải dài từ châu Âu cho đến châu Mỹ. Ngày nay, Pantheon vẫn tiếp tục hoạt động như một nhà thờ, đồng thời là một địa điểm du lịch đặc trưng của thủ đô Rome (Ý).
Cấu trúc của đền Pantheon
Về kiến trúc xây dựng nên Pantheon, đền thờ này chủ yếu làm từ gạch và bê tông. Đền Pantheon bao gồm ba phần: một mái hiên với các cột đá granit, một nhà thờ lớn có mái vòm và một khu vực hình chữ nhật nối hai phần còn lại.
Với đường kính 43,2 mét, trần nhà hình vòm là trần nhà lớn nhất trên thế giới vào thời điểm nó được xây dựng. Trên đỉnh của mái vòm có một lỗ hổng, hay còn gọi là "oculus" có chiều rộng 8,2 mét. Bên cạnh đó, các bức tường và sàn của nhà thờ cũng được trang trí bằng đá cẩm thạch và mạ vàng.
Lỗ hổng "oculus" trên mái vòm
Khi nghệ sĩ tài ba bậc nhất thời Phục Hưng Michelangelo nhìn thấy Pantheon, ông đã nói rằng đó là thiết kế của các thiên thần, không phải của con người. Điện Pantheon cũng đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng đối với kiến trúc sư vĩ đại thời Phục hưng Andrea Palladio, cũng như vô số kiến trúc sư sau này, ở châu Âu và hơn thế nữa.
Ngày nay, đền Pantheon là một điểm đến du lịch chính cho du khách từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh hoạt động như một điểm du lịch, nơi đây cũng vẫn đảm nhận vai trò như một thánh đường Công giáo.
Nguồn: History
Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'
Chuyện đó đây - 19 giờ trướcMột nhà khoa học đã cố trình bày những phát hiện gây sốc này trước Quốc hội Mexico.
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 5 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.