Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị, chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Thứ hai, 14:46 24/12/2012 | Y tế

GiadinhNet - Việc chăm sóc, quản lý thai nghén sớm cùng với phác đồ điều trị thích hợp sẽ giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV tăng khả năng đề kháng với vi khuẩn và có cơ hội sinh con khỏe mạnh.

Điều trị, chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV 1
Tư vấn các phương pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS.
Ảnh: Chí Cường.
Quản lý và điều trị

PGS.TS Bùi Đức Dương, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, những phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai cần được điều trị thuống kháng virus HIV (ARV). Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm HIV cũng được theo dõi và đánh giá sát. Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà các bác sỹ sẽ có các chỉ định dự phòng phù hợp.

Với phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây nguy cơ kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, sinh nở an toàn và nuôi con an toàn, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%. Nhưng nếu không có các can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nguy cơ mẹ lây truyền HIV sang con có thể từ 25-40%.

Theo Ths.BS Ðỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và chăm sóc, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ( Bộ Y tế), khi xét nghiệm, biết mình bị nhiễm HIV, bên cạnh việc chăm sóc thai nghén như bao bà mẹ khác, người mẹ nhiễm HIV còn được chăm sóc, được uống thuốc điều trị ARV và điều trị về HIV phòng tránh lây truyền sang con. PNMT được xác định HIV dương tính, sẽ được giới thiệu đến cơ quan chuyên môn để đánh giá về lâm sàng (nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và xét nghiệm (tìm kết quả đồng nhiễm viêm gan B, C, làm các xét nghiệm cơ bản, đếm số lượng tế bào CD4...). Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sẽ được tiến hành điều trị. Với những phụ nữ mang thai có HIV còn ở tình trạng miễn dịch tốt, sẽ được tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ. Ðồng thời, cứ ba tháng một lần, thai phụ được kiểm tra tế bào CD4, nếu số lượng CD4 giảm < 350TB/mm3 thì bắt đầu điều trị ARV theo một phác đồ riêng. Ðồng thời được bổ sung vitamin, sắt, điều trị nhiễm trùng cơ hội...
 

Mỗi năm có khoảng 7.000 PNMT nhiễm HIV

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hình thái lây nhiễm HIV đang thay đổi: Số người lây nhiễm qua đường tình dục và tỉ lệ phụ nữ nhiễm trong tổng số người nhiễm đã được phát hiện có chiều hướng gia tăng. Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 1,8 - 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% thì mỗi năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con và tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 25-40% nếu không can thiệp gì, tương đương 1.500-1.800 trẻ bị nhiễm HIV do truyền từ mẹ sang con.

“Ngay những tuần đầu của thai kỳ, người mẹ sẽ được tư vấn nhiều hơn về các vấn đề như: Dinh dưỡng, xét tiêu chuẩn điều trị ARV từ tuần thai thứ 14... Ngoài ra, nếu không đủ điều kiện để điều trị ARV, người mẹ sẽ được uống thuốc dự phòng lây truyền cho con từ tuần thai thứ 28” , BS Nhàn cho biết.

Theo các chuyên gia, thường thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, PNMT nhiễm HIV được hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi...

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV
 
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc chăm sóc về y tế, với những PNMT nhiễm HIV việc chăm sóc về tinh thần và tư vấn sẽ giúp cho họ có thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS, là cơ sở để thai phụ ổn định tâm lý, tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng. Trong quá trình chăm sóc PNMT nhiễm HIV, để tránh những tổn thương về mọi mặt và những hậu quả khó lường có thể xảy đến với bà bầu, với thai nhi hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình cần phải tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với những liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

PNMT nhiễm HIV cần phải được đảm bảo đầy đủ về dinh dưỡng nhằm giúp cho bệnh nhân duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV, giảm tần suất, làm ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm tiến triển sang AIDS… Ở người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên.

PNMT nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Lượng thức ăn cần tăng ít nhất 1/4, tăng số bữa ăn hàng ngày; tăng chất để bảo đảm sự phát triển của mẹ và con. Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày: nhóm bột đường: Cơm, bánh mì, bắp…; Nhóm thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, tôm, sữa, đậu; Nhóm chất béo: Dầu ăn, bơ, đậu phộng…; nhóm vitamin và khoáng chất: Rau quả, trứng, sữa, trái cây… Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều. Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4 – 6 lần/ngày); không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước cho no. PNMT không nên ăn quá mặn, thay đổi món ăn để ăn ngon miệng, không nên hút thuốt lá, uống rượu; không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc; tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không dùng thuốc xổ.

Theo các chuyên gia, khi có thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi không tốt cho sức khỏe chung, đồng thời người phụ nữ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị bệnh hơn lúc không có thai, nhất là PNMT nhiễm HIV. Do vậy vệ sinh thân thể tốt khi có thai rất quan trọng cho cả mẹ và con. Vệ sinh thân thể bao gồm những hoạt động sau: Thay quần áo lót thường xuyên hàng ngày; Rửa vùng kín, hậu môn thường xuyên ngày 3 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện bằng nước sạch và xà phòng. Vì khi có thai các tuyến vùng sinh dục tăng tiết, nên vùng kín luôn luôn ẩm ướt sẽ dễ nhiễm khuẩn và bị nấm; Thai phụ vẫn tắm như bình thường nhưng phải tắm nơi kín gió, nên tắm bằng nước ấm, không tắm lâu để tránh bị lạnh vì lạnh sẽ kích thích tử cung co bóp dễ sảy thai; Khi tắm hoặc rửa không được ngâm mình trong chậu nước hoặc bể nước; Nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều hoặc hôi thì phải đi khám chuyên khoa để đặt thuốc.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên, PNMT cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Giống như những phụ nữ mang thai nói chung, những PNMT nhiễm HIV cần được khám thai, quản lý thai nghén chặt chẽ tại một cơ sở y tế. Việc khám, quản lý thai nghén sẽ giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tiếp cận và nhận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Những lưu ý khi chăm sóc
 
- Để thai phụ dùng riêng biệt một số đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, kim tiêm...

- Nếu bà bầu bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay. Nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Khi lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân đâm vào, cần phải nặn máu tại vết thương ra ngay, rửa sạch bằng xà bông và sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý tại nhà, nên liên lạc ngay với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh.

- Khi giặt quần áo, khăn, ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết của thai phụ cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt. Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình. Nếu khăn của họ dính các chất đặc như chất nôn, phân… thì phải giặt sạch bớt bằng nước trước khi ngâm javel và giặt lại bằng xà bông.

- Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...) cần cho vào hai lần túi nylon, sau đó buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác…     
 
H.Trần

Hà My

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 4 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 6 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 6 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 6 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top