Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?
Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vai trò của dinh dưỡng với bệnh đái tháo đường
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, người Việt thường nói "ăn cơm", tức là trong bữa ăn, cơm là thực phẩm chủ yếu, không thể thiếu. Cơm gạo, ngũ cốc cung cấp carbohydrate (Carbs) là chính, lượng nhỏ protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Sau khi ăn, cơ thể chuyển hóa Carbs thành glucose, được hấp thu qua hệ tiêu hóa. Glucose đi vào máu và khiến lượng đường trong máu (mức đường huyết) tăng lên. Lúc này, insulin được tiết ra nhiều hơn, có tác dụng như chìa khóa mở các cánh của của tế bào để giúp glucose đi từ máu đi vào tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể. Khi đường trong máu giảm, insulin sẽ tiết ra ít hơn.
Tuy nhiên, mức đường huyết cao mạn tính do tiêu thụ một lượng lớn carbs có thể làm thay đổi khả năng sử dụng insulin của cơ thể, dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Các loại thực phẩm chứa đường như món tráng miệng, nước ngọt, kẹo... đều có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.
Hoặc khi tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Nếu mức đường huyết cao này duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, thận và tim...
Do đó, có thể khẳng định, khi thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim (bao gồm tăng huyết áp cao, mỡ máu cao).
Thế nào là chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh đái tháo đường là chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là chế độ ăn được tính toán hợp lý lượng calo, carbs, protein, chất béo và chất xơ phù hợp với tình trạng dinh dưỡng cơ thể, được phân bố ra các bữa ăn chính, phụ một cách hợp lý…
Chế độ ăn này bao gồm các thành phần chính là trái cây, rau, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu khô, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo và ngũ cốc nguyên hạt...
Rủi ro khi không thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường.
Đối với các trường hợp thừa cân, béo phì cần giảm cân có thể điều chỉnh chế độ ăn theo mục tiêu cụ thể. Khi không thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, cơ thể sẽ không nhận được những lợi ích cho sức khỏe mà còn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh sẵn có.
Dưới đây là một số thực phẩm không lành mạnh:
- Carbohydrate tinh chế: Nhiều loại thực phẩm có chứa bột tinh chế, loại bỏ cám và mầm trong quá trình chế biến. Do đó, sản phẩm hoàn thiện không có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt.
Cơ thể xử lý các loại tinh bột này nhanh chóng, dẫn đến lượng glucose tăng đột biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 .
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa là loại chất béo không lành mạnh có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào có thể dẫn đến tăng cân cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thực phẩm có chất béo bão hòa bao gồm các phần thịt đỏ nhiều mỡ, thịt gà hoặc gia cầm còn da, dầu dừa, dầu cọ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất như bơ, pho mát, sữa.
- Thực phẩm có thêm đường: Bất kỳ thực phẩm nào có thêm đường, đặc biệt là fructose (đường trái cây), đều khiến lượng glucose tăng đột biến nhanh chóng. Đường bổ sung bao gồm các loại đồ ngọt dễ thấy như kẹo, bánh ngọt, bánh quy, kem sữa chua, nước sốt và nước sốt trộn salad.
- Đồ uống có đường: Đồ uống có đường đều chứa đầy calo rỗng không có giá trị dinh dưỡng và đây là cách nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ một loại đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 lên 25%.
- Thực phẩm chiên: Thực phẩm chiên trong dầu có thể dẫn đến tăng cân, cholesterol cao và huyết áp cao – ba yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu của Harvard Health phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm chiên từ bốn đến sáu lần một tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 lên 39%. Con số đó tăng lên 55% đối với những người ăn thực phẩm chiên hàng ngày.
- Thực phẩm chế biến: Thực phẩm chế biến chứa nhiều dầu, đường, muối và chất bảo quản để tăng hương vị sản phẩm và thời hạn sử dụng. Một nghiên cứu lớn vào năm 2019 phát hiện ra rằng những người thực hiện chế độ ăn có 22% thực phẩm chế biến (1 trong 5 bữa ăn có chứa thực phẩm chế biến) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn.
Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..
Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?
Sống khỏe - 2 giờ trướcThiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.
Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?
Sống khỏe - 4 giờ trướcĐậu được coi là một loại thực phẩm lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn đậu thường xuyên mỗi ngày có tác dụng không phải ai cũng biết.
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng
Y tế - 18 giờ trướcNỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.
Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcNgười phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.
Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật
Sống khỏe - 23 giờ trướcTắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.
Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện
Sống khỏe - 1 ngày trướcRối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.