Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đoàn kết, kế thừa, đổi mới, phát triển vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Thứ bảy, 08:00 17/10/2020 | Y tế

GiadinhNet - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, 5 năm qua (2015-2020), ngành Y tế Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước ở khắp các đơn vị, tạo động lực thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đoàn kết, kế thừa, đổi mới, phát triển vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân - Ảnh 1.

Lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa Telehealth được Bộ Y tế tổ chức trang trọng vào ngày 25/9/2020. Ảnh: Chí Cường

Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch

Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô tiếp tục có những tăng trưởng qua từng năm, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm, chú trọng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tình hình thế giới có nhiều biến động, tác động không nhỏ tới sức khỏe toàn cầu. Đặc biệt gần đây, dịch COVID-19 (khởi phát từ cuối năm 2019) đang tác động, ảnh hưởng nặng nề tới nhiều khu vực trên thế giới.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước nhưng trong giai đoạn 2015-2020 công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi trọng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 2 Nghị quyết quan trọng đối với ngành Y tế. Đó là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới.

Trong giai đoạn 2015-2020, ngành Y tế đã lấy phong trào thi đua làm động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm (2015-2020). Các phong trào thi đua yêu nước được phát động thường xuyên, liên tục hằng năm, theo đợt và theo chuyên đề với những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp rõ ràng, gắn chặt với các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của từng đơn vị.

Bộ Y tế duy trì được sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Tích cực tham gia tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến ngành Y tế.

Thi đua yêu nước bằng hành động cụ thể

Đoàn kết, kế thừa, đổi mới, phát triển vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân - Ảnh 2.

Một ca can thiệp phẫu thuật mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên. ẢNH: PHƯƠNG TRÀ

Hằng năm, lãnh đạo Bộ phát động các phong trào thi đua yêu nước, tôn vinh các điển hình tiên tiến và có những việc làm thiết thực để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) và những ngày lễ lớn của đất nước.Các nội dung thi đua yêu nước được phát động trong toàn ngành với các chủ đề phong phú, đa dạng, các nội dung cụ thể, thiết thực bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành theo từng năm, từng giai đoạn:

Năm 2015, phong trào "Chung tay giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng sự hài lòng của nhân dân" đã giải quyết tình trạng quá tải và nằm ghép ở trên 80% số bệnh viện Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của các thành phố lớn. Hoạt động hiệu quả của mô hình bệnh viện vệ tinh, giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến đạt từ 65-100% số ca chuyển tuyến ở những chuyên khoa thực hiện chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện vệ tinh. Phong trào đã thúc đẩy việc hoàn thành và đưa vào sử dụng, bổ sung trên 4.500 giường bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tăng đáng kể số giường bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Năm 2016, phong trào "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" với các nội dung được triển khai đồng bộ, toàn diện như tiếp sức người bệnh, đường dây nóng; thành lập phòng công tác xã hội nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người gặp khó khăn, bệnh tật hoặc những người kém may mắn; đặc biệt các bệnh viện tuyến Trung ương và Sở Y tế các tỉnh đã tiến hành ký cam kết đổi mới phong cách, thái độ phục vụ. Các cơ sở y tế đã có sự thay đổi đáng ghi nhận, được người dân và cộng đồng quan tâm và ủng hộ.

Năm 2017, phong trào "Y tế Việt Nam đổi mới, hướng tới sự hài lòng của người bệnh" nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở, chuyển giao thành công nhiều kỹ thuật cao của tuyến Trung ương xuống Y tế tuyến tỉnh, giúp người dân được tiếp cận với nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại tại địa phương mà không phải lên tuyến Trung ương khám, chữa bệnh. Việc triển khai giai đoạn II của Đề án giảm quá tải bệnh viện, mô hình bệnh viện vệ tinh đã được mở rộng ra 63 tỉnh/thành trên cả nước.

Năm 2018, Bộ Y tế phát động phong trào "Tăng cường Y tế cơ sở - Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân". Đây là năm đầu tiên xây dựng mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phường điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên; tiến tới triển khai nhân rộng mô hình toàn quốc đến hơn 11.000 trạm y tế xã, phường. Y tế tuyến tỉnh đã có khả năng triển khai nhiều kỹ thuật cao của tuyến Trung ương, điển hình như Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình đã có khả năng nuôi sống trẻ sơ sinh nhẹ cân 600g.

Năm 2019, Bộ Y tế phát động "Chương trình Sức khỏe Việt Nam" đưa Nghị quyết số 20 và Nghị quyết số 21 vào cuộc sống. Nhằm nâng cao sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ người dân. Tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với những mục tiêu vì sức khỏe cho mỗi người dân Việt Nam. Ngành Y tế đã huy động sự chung tay, góp sức của mỗi người dân và toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị và mọi tổ chức chính trị - xã hội, để từng bước đưa các mục tiêu của chương trình hiện thực hóa bền vững.

Cũng trong năm 2019, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 1105/KH-BYT ngày 27/9/2019 về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 - 2025 với những nội dung cụ thể, thiết thực. Tập thể thi đua "xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch đẹp"; cá nhân thi đua "đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"; thống nhất xây dựng hình ảnh, tác phong, cốt cách của công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế lịch sự, văn minh, sẵn sàng phục vụ, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xây dựng.

Năm 2020, với chủ đề "Y tế Việt Nam: 65 năm đổi mới, hội nhập và phát triển", ngành Y tế tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng gắn với nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế và các chính sách về y tế như: Giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, hỗ trợ khám, chữa bệnh nhân đạo, phong trào vệ sinh yêu nước, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý tài chính… Đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trong năm 2020, toàn ngành Y tế có hơn 1.000 cơ sở khám chữa bệnh từ xa (Telehealth Vietnam) để mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Năm 2020 cũng là một năm đặc biệt của ngành Y tế khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ "phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế", Bộ Y tế đã kịp thời phát động phong trào thi đua "Ngành Y tế chung tay phòng, chống dịch COVID -19", thể hiện ý chí của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến đấu và quyết tâm chiến thắng đại dịch; bảo đảm an toàn sức khỏe của nhân dân và ổn định của kinh tế-xã hội. Các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông, chuyên gia uy tín đánh giá Việt Nam có mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, được nhân dân ủng hộ; đồng thời đánh giá cao về khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, mặc dù đã hơn 40 ngày Việt Nam không có thêm ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, toàn ngành Y tế vẫn tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua, đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Gắn thi đua yêu nước với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đoàn kết, kế thừa, đổi mới, phát triển vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân - Ảnh 3.

Lấy mẫu huyết thanh của chuột đã tiêm dự tuyển vaccine COVID-19 để đánh giá khả năng sinh miễn dịch tại Công ty MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1. Ảnh: Minh Quyết

Cán bộ ngành Y tế luôn thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Lương y như từ mẫu - Thầy thuốc như mẹ hiền". Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức tiếp tục soi đường và chắp cánh cho đội ngũ cán bộ y tế nước ta vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

Tinh thần hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được quán triệt sâu rộng trong toàn ngành, được cán bộ y tế hưởng ứng sôi nổi thể hiện bằng các phong trào "Rèn luyện nâng cao y đức, chất lượng khám chữa bệnh trong các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học"; phong trào vận động xây dựng các quỹ từ thiện nhân đạo như "Quỹ vòng tay nhân ái", "Quỹ phòng chống ung thư - Ngày mai tươi sáng", "Nồi cháo tình thương"; phong trào hiến máu nhân đạo với "Chương trình Hành trình Đỏ", "Lễ hội Xuân Hồng", "Giọt hồng tri ân"; các phong trào "Y tế hướng về biển đảo", "Đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các huyện nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn", "Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân", "Cơ sở y tế giảm thiểu rác thải nhựa", "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"... đều có sức lan tỏa trong cộng đồng và thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia. Các cuộc thi "Y tế thôn bản giỏi - y tế cơ sở giỏi", "Đổi mới phong cách của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hiểu rõ vai trò và hành động của mình trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Với sự chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế cùng sự hưởng ứng tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, phong trào thi đua yêu nước Bộ Y tế giai đoạn 2020-2025 sẽ có bước phát triển mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Từ đó, thực hiện tốt hơn nữa công tác truyền thông về các hoạt động thi đua khen thưởng bằng các hình thức phong phú, phù hợp, hiệu quả... góp phần lập thành tích chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Nhiều khen thưởng trong 5 năm qua

Những thành tích mà cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành Y tế đạt được những năm qua đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao. Từ sau Đại hội Thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ VI, Bộ Y tế đã thẩm định hồ sơ, làm thủ tục trình Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:

- 09 danh hiệu Anh hùng Lao động;

- 328 Huân chương các loại;

- 120 Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân;

- 1.717 Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú;

- 10 Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân;

- 08 Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú;

- 47 Cờ thi đua của Chính phủ;

- 22 Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc;

- 535 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

- 384 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Y tế;

- 440 Danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ;

- 19.947 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- 22.422 Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân";

- 33.549 Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số";

- Hàng ngàn danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" và danh hiệu "Chiến sỹ Thi đua cơ sở".

 Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 4 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top