Độc đáo lễ cấp sắc người Dao ở Sa Pa
GiadinhNet - Nhằm giới thiệu những nét đẹp văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Dao đến đông đảo du khách trong và ngoài nước nhân dịp đầu Xuân Bính Thân, ngày 18/2, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức tái hiện lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ tại thôn Can Hồ B, xã Bản Khoang. Thông qua không gian diễn xướng đầy huyền bí và tâm linh, người dân địa phương cùng du khách được trải nghiệm, cảm nhận gần gũi hơn đối với một nghi thức truyền thống mang đậm dấu ấn lịch sử và có tính chất giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.

Đàn ông chưa cấp sắc, chưa trưởng thành
Cuộc sống hiện đại với sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã khiến bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc dần mai một. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Dao ở Lào Cai luôn có ý thức gìn giữ và bảo tồn lễ cấp sắc – một nghi lễ không thể thiếu để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao. Lễ cấp sắc của người Dao trước kia chỉ được thực hiện tại các gia đình. Đây là lần đầu tiên Sa Pa đưa lễ cấp sắc đến gần hơn với đông đảo du khách trong dịp lễ hội đầu xuân với kỳ vọng sẽ trở thành một trong những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhất du khách trong và ngoài nước.
Ông Tẩn Sài Chiêu, Chủ tịch UBND xã Bản Khoang cho biết: Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn chưa được coi là trưởng thành vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng và được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ cấp sắc mới biết lẽ phải, trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Do vậy, người đàn ông Dao nào cũng phải làm lễ cấp sắc.
Gìn giữ kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao
Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nông nhàn. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ. Người Dao đỏ, Dao tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già; trong khi đó ở người Dao áo dài là 11-19 tuổi. Người Dao đỏ có thể tổ chức cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ.
Buổi lễ đã tái hiện sinh động những phân khúc độc đáo nhất của nghi thức cấp sắc như: Lễ trình báo đón tổ tiên, lễ lên hương, lễ phát lương, lễ xin treo tranh nhỏ... Lễ vật dâng cúng gồm có thịt lợn, rượu và cơm. Mâm lễ được bày trước bàn thờ tổ tiên của dòng họ. Đến giờ làm lễ, thầy cúng chính thỉnh mời các thần thánh, tổ tiên...; đội nhạc gồm trống, chiêng, kèn tấu lên khúc nhạc vui mừng đón thần thánh, tổ tiên về thụ hưởng lễ, bảo vệ che chở cho thầy và trò hoàn tất các thủ tục cấp sắc 12 đèn cho các trò.
Bên cạnh những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, lễ cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác, giúp con người nhận thức đúng đắn về bản thân, về cách sống có nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nội dung nghi lễ mang tính giáo dục phù hợp với tinh thần "Tiên học lễ, hậu học văn" mà nền giáo dục hiện đại đang rất coi trọng, cũng như quan niệm về sự cần thiết phải học tập, học đạo lý làm người qua lễ dâng đèn.
Theo ông Lù Văn Khuyên - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Pa, lễ cấp sắc của người Dao là cả một kho tàng văn hóa cổ truyền không chỉ mang tính giáo dục mà còn mang giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Lễ cấp sắc đã huy động tổng hợp các loại hình nghệ thuật để phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả các loại hình như âm nhạc, kiến trúc, thánh ca, diễn xướng… (bao gồm: Nhảy múa, trình tự trình diễn lễ nghi...) đều hòa quyện vào nhau, đổi thay rất phong phú và đa dạng. Các loại nhạc cụ dân tộc như trống, kèn, thanh la, não bạt, chuông con, tù và… được sử dụng trong lễ cấp sắc cùng hòa tấu trở thành một dàn nhạc dân tộc rất độc đáo, hấp dẫn. Trong lễ cấp sắc có điệu múa chuông trang trọng, khỏe khoắn, rộn ràng, vui tươi, đã được khai thác và biên tấu phù hợp để phục vụ đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước, chứng tỏ giá trị nghệ thuật múa của dân tộc Dao qua bao đời nay.
Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ VH,TT&DL công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ cấp sắc thể hiện khát vọng của người Dao về một cuộc sống sung sướng, ấm no và hạnh phúc, chứa đựng những giá trị nhân bản mang tính hướng thiện và có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của đồng bào Dao. Để buổi lễ cấp sắc thực sự trở thành ngày hội của người dân ở địa phương, huyện Sa Pa còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột tre, kéo co... và đặc biệt là tái hiện lại đám cưới truyền thống của người Dao ở Sa Pa.
Hương Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 57 phút trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên
Thời sự - 2 giờ trướcNgày 9/4, một vụ nổ lò luyện thép xảy ra tại Công ty TNHH Hương Đông khiến 4 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đang được điều trị tại Viện C và Bệnh viện bỏng Quốc gia.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn
Pháp luật - 2 giờ trướcLợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Nghệ sĩ thuộc show "Anh trai vượt ngàn chông gai" sẽ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" vào ngày 20/4; giá vàng SJC tăng lên mức 97,7 – 101,9 triệu đồng/lượng.

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, phía Đông Bắc Bộ có sương mù rải rác, khu vực đồng bằng trong đó có Hà Nội mưa nhỏ, mưa phùn. Đến trưa chiều trời giảm mây, mức nhiệt tăng có nơi 33 độ.

Quy định mới nhất về mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an từ 1/7/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 3 giờ trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sốngGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.