Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đốt sóng cao tần chữa lạc nội mạc tử cung

Thứ hai, 19:07 13/01/2025 | Dân số và phát triển

Lạc nội mạc tử cung hay còn gọi là thống kinh là một bệnh lý khiến các chị em đau bụng dữ dội mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ hiếm muộn.

Theo TS.BS Nguyễn Thái Bình - Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện nay phương pháp đốt sóng cao tần ít xâm lấn giúp giải quyết được vấn đề lạc nội mạc tử cung.

Đau đớn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cảnh giác với lạc nội mạc tử cung

Chị H. 43 tuổi có tiền sử đẻ mổ năm 2009, mổ chửa ngoài tử cung năm 2020. Cách đây 2 năm, trong lúc tắm, chị đã phát hiện khối u nhỏ ở thành bụng dưới bên trái. Chị H. đến bệnh viện gần nhà để thăm khám và được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung trong cơ thành bụng.

"Theo thời gian, khối u ngày một lớn dần, không những thế vùng thành bụng bên trái đau nhức thường xuyên mỗi lần đến chu kì kinh nguyệt, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày" chị H. chia sẻ.

Sau đó, chị H đi khám tại nhiều bệnh viện và được tư vấn phẫu thuật để điều trị triệt để. Tuy nhiên, quá lo lắng nên chị H đã đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để được tư vấn cụ thể.

Theo TS. BS Nguyễn Thái Bình- người trực tiếp can thiệp cho biết: bệnh nhân H. đã được khám và tư vấn kỹ lưỡng, chỉ định can thiệp đốt sóng cao tần ít xâm lấn. Ngay sau khi thực hiện, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không ghi nhận biến chứng nào, ngày đầu sau can thiệp bệnh nhân đã có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. "Một tháng sau, bệnh nhân H. tái khám và được chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung để kiểm tra. Kết quả cộng hưởng từ ghi nhận khối u đã biến mất hoàn toàn. Chị H. cũng không còn triệu chứng đau thành bụng" - BS Bình cho biết thêm.

Đốt sóng cao tần chữa lạc nội mạc tử cung- Ảnh 1.

Một ca can thiệp lạc nội mạc tử cung bằng đốt sóng cao tần ít xâm lấn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Giải pháp giúp phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung

Theo thống kê, cứ khoảng 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có một người mắc lạc nội mạc tử cung, với tổng số trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới là 176 triệu người. Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung (lớp mô lót phía mặt trong tử cung, chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục) không nằm ở phía trong mà phát triển bên ngoài tử cung, bám vào những cơ quan như ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng…

Đôi khi lạc nội mạc tử cung tiến triển âm thầm không có triệu chứng cho đến khi nó ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan vùng chậu như cơ quan sinh dục, ruột hay bàng quang.

Các triệu chứng có thể gặp ở phụ nữ có lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đau bụng hoặc đau lưng theo chu kỳ kinh.
  • Đau khi đi tiêu hoặc tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng chậu mạn tính.
  • Ra máu kinh nhiều hoặc chu kỳ kinh bất thường.
  • Có máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu, đặc biệt là trong chu kỳ kinh.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Hiếm muộn hoặc khó thụ thai.

Đau do lạc nội mạc tử cung có thể rất nặng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số người bệnh rơi vào trạng thái lo âu hoặc trầm cảm bởi vì bệnh lý tồn tại kéo dài.

Ảnh hưởng nguy hiểm nhất của lạc nội mạc tử cung là tiềm ẩn nguy cơ gây hiếm muộn ở phụ nữ. Nguyên nhân là do tình trạng này làm biến dạng các tổ chức vùng chậu gây dính, bít tắc, ảnh hưởng đến chức năng vòi trứng, buồng trứng, tử cung. Những mảnh nội mạc dính xung quanh ống dẫn trứng cũng cản trở sự di chuyển của trứng và quá trình gặp tinh trùng.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ sảy thai do các tế bào nội mạc phát triển sai vị trí khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn, không hoàn thành "nhiệm vụ" bảo vệ phôi thai. Cùng với đó, nguy cơ sinh non, xuất huyết… cũng gia tăng.

Đốt sóng cao tần chữa lạc nội mạc tử cung- Ảnh 2.

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung của bệnh nhân H.

Theo TS.BS Nguyễn Thái Bình cho biết, chị H. là một trong nhiều trường hợp bệnh nhân đã được tiến hành đốt sóng cao tần điều trị lạc nội mạc tử cung ở thành bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kỹ thuật này đã được triển khai từ năm 2023 và có hiệu quả cao, mang đến một sự lựa chọn phương pháp điều trị mới cho người bệnh. "Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị lạc nội mạc tử cung ở thành bụng là phương pháp mới, chưa phổ biến trên thế giới và lần đầu được triển khai ở Việt Nam. Đây là kỹ thuật sử dụng nhiệt để phá hủy tổn thương, ít xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích vượt trội, có thể loại bỏ hoàn toàn khối u và giảm triệu chứng đau chỉ sau một lần can thiệp. Phương pháp này là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các can thiệp phẫu thuật truyền thống"- TS.BS Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh.

Được biết, đốt sóng cao tần (RFA) điều trị lạc nội mạc tử cung trong cơ thành bụng được thực hiện diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Thông qua một vết chọc kim nhỏ vào thành bụng, bác sĩ can thiệp tiến hành sử dụng sóng cao tần để đốt từng điểm của tổn thương đến khi hết toàn bộ khối u. RFA là thủ thuật can thiệp tối thiểu, không phẫu thuật, nhờ vậy bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh sau thực hiện kỹ thuật này.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Top