Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp "lão bà bà" nghiền dân số

Thứ ba, 14:42 27/10/2009 | Gương sáng CTV dân số

Giadinh.net - Người ta thường biết đến xã đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu) như là “xứ” hàu của miền Nam, nhưng ít ai biết Long Sơn là xã đảo duy nhất trên cả nước trực thuộc cấp thành phố, càng hiếm người biết ngành DS-KHHGĐ của vùng đất ngập mặn này rất tự hào vì đang có đội ngũ cộng tác viên dân số thâm niên, trong đó có những người thuộc hàng “lão bà bà”.

“Lão tiền bối”xứ đảo

Vượt gần 100km từ TPHCM theo quốc lộ 51 về hướng Vũng Tàu, đến ngã ba Long Sơn (cách thị trấn Bà Rịa 8km), chúng tôi rẽ phải để đến xã đảo. Từ trên cầu Bà Nanh, chúng tôi thấy núi Nứa xanh ngắt hiện rõ, kéo dài dọc theo đảo. Con sông Dinh nước đầy tràn phủ chụp cả vùng đất ngập mặn đầy cây vẹt, cây đước. Men theo con đường chính trải nhựa băng ngang trụ sở UBND để đến Trạm Y tế xã, chúng tôi thấy người dân đảo dọc hai bên đường đang tranh thủ mua, bán từng đống hàu to tướng. đây là thời điểm bắt đầu của vụ thu họach hàu hàng năm. Đón chúng tôi tại Trạm y tế xã là cô gái nhỏ nhắn có nước da đậm đà, đặc trưng của dân xứ biển Nguyễn Thị Thùy Dương - cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã. Dương hướng dẫn chúng tôi tiếp tục theo con đường chính đến thôn 1 để gặp “đệ nhất lão bà bà” dân số xã: Cộng tác viên Hùynh Thị Tám - năm nay tròn 80 tuổi.
Khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi tác, làn da sậm màu vì gió biển, bà Tám là người địa phương chính gốc và cũng là người đầu tiên họat động dân số trên xã đảo từ sau giải phóng. Đến nay bà Tám vẫn là trụ cột của lực lượng cộng tác viên dân số của đảo. Mở đầu câu chuyện, bà Tám buông một câu khiến chúng tôi cười ngất và thấy thật gần gũi: “Ghiền hoạt động dân số quá nên phải “o bế” nhỏ này (chỉ vào cán bộ trẻ Dương). Nó mà không cho làm nữa thì buồn chết được”. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước năm 1975, bà Tám làm công tác phụ nữ. Thấy Long Sơn nghèo quá mà phụ nữ lại đông con, đa phần phụ nữ xã đảo sống trong cơ cực, bà Tám đi vận động chị em sinh ít lại để đỡ khổ.
 

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, chất lượng của người dân xã đảo sẽ được nâng lên (Ảnh: V.Cát).

 
Nhớ lại thời kỳ này, bà Tám lắc đầu: “Lúc đó cực lắm, đảo Long Sơn đất rộng người thưa, đường xá đâu có, xung quanh toàn rừng rú, ban đêm chẳng ai dám ra khỏi nhà. Lúc mới giải phóng có một mình tôi đi vận động công tác dân số thôi...”. Dần dà, cư dân xã đảo đông đúc hẳn. Nhiều người bắt đầu vào cuộc cùng “chia lửa” với bà Tám. “Hiện nay thôn 2 có 14 tổ, mình tôi chịu trách nhiệm 6 tổ. Để có được một người đình sản, tôi phải vận động cả 3 thế hệ: ông bà bên chồng, rồi cha mẹ chồng và đức ông chồng nữa. Bây giờ giờ đa số dân xã đảo đã hiểu biết lắm rồi. Đẻ nhiều, cực lắm nên bà con cũng biết sợ”.
 
Thế bao nhiêu năm làm dân số, bây giờ cũng chẳng chịu nghỉ ngơi, bà Tám có băn khoăn gì không?-  “Cứ làm được điều gì để mọi người bớt nghèo, sống thảnh thơi hơn là mình làm. Theo đuổi hoạt động dân số khó khăn thì nhiều nhưng mình đã muốn thì làm được tất. Chỉ có điều, nếu ngành dân số lo được cho chị em cộng tác viên cái bảo hiểm y tế thì hay quá, coi như chút động viên tinh thần”- bà Tám thật thà. Trên thực tế, từ khi tham gia hoạt động dân số đến giờ bà Tám chưa từng nhận một đồng nào tiền hỗ trợ cộng tác viên dân số mà chuyển toàn bộ số tiền đó đến các đối tượng được bà vận động. Bởi vậy, ước muốn của bà Tám thật sự xuất phát từ nhu cầu “được quan tâm, khuyến khích tinh thần”. Lòng yêu nghề của “lão bà bà” dân số xã đảo còn mạnh mẽ lan truyền đến những lớp người đi sau.

“Tre già măng mọc”

Rời nhà bà Tám, chúng tôi vòng ngược lại rồi rẽ phải để vào sâu bên trong núi Nứa. Vòng vèo quanh co một hồi thì đến nhà chị Nguyễn Thị Tiết Kiệm ở thôn 1. Căn nhà dựa lưng vào vách núi Nứa. Chị Kiệm cũng là người tham gia công tác số từ lâu (1994). Gần bước sang tuổi 56, gương mặt khắc khổ với làn da đậm đà do cuộc sống xứ đảo khá vất vả, nhưng khi cười trông chị Kiệm thật hiền và đôn hậu. Có lẽ cái “chất hiền” của chị Kiệm đã góp phần giúp chị hoàn thành nhiệm vụ vận động dân số. Hỏi đến vấn đề này, chị Kiệm hoạt bát ngay: “Thấy bề ngoài cực vậy nhưng nếu biết làm thì cũng không khó lắm đâu. Ví dụ nhà nào mời mình dự đám cưới là mình biết ngay có dâu hoặc rể mới, hộ này có khả năng sinh em bé cao đây, nên lưu tâm theo dõi kỹ một chút. Vậy là mình đi sâu đi sát và kịp thời tác động  là vừa”.

Trò chuyện với chị Kiệm chúng tôi mới thấy thương, những cộng tác viên vùng xã đảo. Giao thông đi lại khó khăn, mức hỗ trợ hạn hẹp nhiều khi không đủ tiền xăng xe đi lại. Khó như thế nhưng chẳng ai bỏ công tác. Trong số 28 cộng tác viên hiện nay, xã đảo Long Sơn có đến 17 người bám trụ công tác từ những năm 1994. Đó là bà Ngô Thị Sum (SN 1949), đó là bà Phạm Thị Dô (SN 1953), hay ông Nguyễn Văn Nô (SN 1951), bà Lê Thị Chúc (SN 1952)... Chúng tôi thầm phục những con người kiên cường, một “Thế hệ vàng” của ngành dân số.
Vượt qua những trải nghiệm khó khăn ban đầu, chị Kiệm và những cộng tác viên cùng thời đã mài dũa được sự kiên nhẫn  và lòng yêu nghề. “Tre già măng mọc”, thế hệ vàng hoạt động dân số tại xã đảo Long Sơn 17 người đang dìu dắt 11 cộng tác viên trẻ nối bước. Ngay cả cán bộ chuyên trách xã đảo Thùy Dương cũng chỉ 29 tuổi. Sự kính trọng mà Dương dành cho các cộng tác viên thuộc hàng “sư nương” là vô bờ: “Tụi em tuy được tập huấn rất nhiều về kỹ năng, về phương pháp nhưng vẫn phải học hỏi từ bà Tám, dì Kiệm và các cộng tác viên khác rất nhiều. Kinh nghiệm và uy tín của họ đối với cộng đồng vừa là tài sản vừa là kho kiến thức thực tế mà tụi em học hoài không hết...” - Dương chia sẻ.
 
Xã đảo Long Sơn rộng 92km2, được bao bọc bởi con sông Dinh ở phía Đông và biển ở phía Tây, Bắc. Chiếc cầu Bà Nanh nối Long Sơn với đất liền khánh thành từ năm 2006 đã giúp người dân thoát cảnh lội bùn, vượt đò vào đất liền. Hiện xã đảo Long Sơn có 11 thôn, 3.098 hộ với tổng số dân 14.024 người.
 
Nghề kiếm sống chính của cư dân đảo là đánh bắt và nuôi trồng thủy-hải sản. Dự án nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn trị giá 10 tỷ USD do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ đồng ý chủ trương đang là niềm hy vọng thay đổi diện mạo xã đảo trong tương lai.

Đỗ Bá -Thanh Giang

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top