Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp nạn trên công trường, người lao động phải nắm các điều sau để đòi đủ quyền lợi

Thứ hai, 10:46 11/09/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 quy định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó quy định cụ thể điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường xây dựng.

Theo nghị định, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng/người/vụ.

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Các chế độ khi mua bảo hiểm bắt buộc

Khoản 1, Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau:

Ốm đau.

Thai sản.

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hưu trí.

Tử tuất.

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùngĐề xuất đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng

Bản dự thảo mới nhất Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đề xuất bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Tổn thất trên công trường, người lao động có thể nhận mức bảo hiểm tối đa theo luật định - Ảnh 2.

Theo Khoản 2, Điều 21 Thông tư 50/2022/TT-BTC, số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ. Ảnh minh họa: TL

Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Theo Khoản 1, Điều 21 Thông tư 50/2022/TT-BTC, đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định pháp luật.

Trong đó, số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ. (Khoản 2, Điều 21 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

Mức phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Mức phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế GTGT):

Tổn thất trên công trường, người lao động có thể nhận mức bảo hiểm tối đa theo luật định - Ảnh 3.

Phí bảo hiểm ngắn hạn

Tổn thất trên công trường, người lao động có thể nhận mức bảo hiểm tối đa theo luật định - Ảnh 4.

Phân loại nghề nghiệp:

Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bản giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.

Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.

Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.

Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.

Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Theo Điều 25 Thông tư 50/2022/TT-BTC, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Theo Điều 23 Thông tư 50/2022/TT-BTC, thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như sau:

- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

- Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp sau:

- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h và Điểm i, Khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.

- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc. Sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

- Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.

Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:

- Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

- Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.

- Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

- Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo các khoản trên không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.

Nghị định nêu rõ trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.

Tổn thất trên công trường, người lao động có thể nhận mức bảo hiểm tối đa theo luật định - Ảnh 5.

Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định pháp luật. Ảnh minh họa: TL

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bao gồm các tài liệu sau:

- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:

+ Hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có).

Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

+ Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau:

Giấy chứng nhận thương tích;

Giấy ra viện;

Giấy chứng nhận phẫu thuật;

Hồ sơ bệnh án;

Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên (nếu có).

+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.

- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp, bao gồm:

+ Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao.

+ Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề nghiệp, Hồ sơ bệnh án, Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ năm phần trăm (5%) trở lên (nếu có).

+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.

- Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm (nếu có).

- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau khi mượn xe máy của người khác tham gia giao thông để tránh bị phạt.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 1 ngày trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã có đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh đó còn được hưởng hàng loạt chính sách có lợi đi kèm.

Lịch cắt điện Hải Dương Chủ nhật ngày 5/5/204: Khu vực dân cư nào nằm trong diện không có điện để dùng?

Lịch cắt điện Hải Dương Chủ nhật ngày 5/5/204: Khu vực dân cư nào nằm trong diện không có điện để dùng?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, ngày mai (5/5) một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, huyện Tứ Kỳ,…

Hà Nội: Tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong đêm

Hà Nội: Tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong đêm

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Thông tin từ UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xác nhận sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong ngày 3/5. UBND huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, đánh giá tác động.

Xót xa bé gái 3 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa trong đêm nhờ người nuôi giúp

Xót xa bé gái 3 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa trong đêm nhờ người nuôi giúp

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Nội dung tờ giấy viết: "Do hoàn cảnh khó khăn, bản thân không thể nuôi dưỡng cháu. Mong các mạnh thường quân nuôi cháu thành người tốt. Cháu gái sinh 20/2/2024".

Lịch cắt điện Bắc Giang hôm nay và ngày mai (từ 4 – 5/5/2024): Nhiều khu dân cư và trường học nằm trong danh sách mất điện từ sáng sớm

Lịch cắt điện Bắc Giang hôm nay và ngày mai (từ 4 – 5/5/2024): Nhiều khu dân cư và trường học nằm trong danh sách mất điện từ sáng sớm

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Bắc Giang, hôm nay và ngày mai, một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên,…

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Từ 1/7/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi?

Top