Già hóa đang “đe dọa” quỹ hưu trí
GiadinhNet - Việt Nam có tới 70% người cao tuổi chủ yếu sống ở nông thôn không có tích lũy, không có lương và trợ cấp.
Khám bệnh miễn phí cho người cao tuổi tại cơ sở y tế. Ảnh: D. NGọc |
Nguy cơ “vỡ” quỹ hưu trí!
Cùng với số người cao tuổi (NCT) tăng nhanh, chi phí chăm sóc sức khỏe cho NCT đòi hỏi cao hơn, già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và sức ép lớn các vấn đề an sinh xã hội.
Thông tin về quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong khoảng 10 năm tới và nhận định gần đây nhất của ông Cao Minh Sang - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh đang khiến nhiều người lo ngại. Theo ông Sang, với đà chi trả như hiện nay, khoảng 10 năm nữa, quỹ BHXH sẽ trở lại trạng thái “mo” và những năm tiếp sau, nguồn chi BHXH sẽ “ngoạm” vào những tích luỹ từ hàng chục năm nay cho đến một giai đoạn hết hẳn. Có nghĩa là, rất có thể, sau 20 năm nữa, những người đã từng cống hiện cho đất nước sẽ không được nhận một đồng tiền phúc lợi xã hội nào khi về hưu. Nhận định này của ông cũng đã từng được các chuyên gia, đặc biệt là tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo.
Trước vấn đề đặt ra là già hóa dân số đang "đe dọa" quỹ hưu trí, PGS.TS Giang Thanh Long – Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định: Già hóa dân số không phải là nguyên nhân khiến quỹ hưu trí thâm hụt nhanh, mà nguyên nhân chính là do quỹ này thiết kế chưa phù hợp với tốc độ già hóa. Số người lao động tham gia đóng góp vào quỹ có xu hướng giảm, trong khi số NCT đang tăng lên, dễ tạo ra sự mất cân bằng của quỹ. Theo phân tích của ông thì "dù chính sách đã có những thay đổi hướng tới phục vụ dân số già tốt hơn, nhưng thực tế, do một vài hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực, dường như thay đổi về mặt chính sách vẫn chậm hơn so với yêu cầu thực tế".
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho việc điều chỉnh lương hưu hàng năm trên 3.000 tỷ đồng, có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới. Ảnh: PV. |
Cần tăng độ tuổi nghỉ hưu
Hiện nay, Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng với lực lượng lao động chiếm trên 60% dân số. Nhưng cơ cấu này chỉ duy trì được khoảng 30 năm, sau đó là đến thời kỳ dân số già. Dự báo đến năm 2050 sẽ có 30% dân số Việt Nam trên 60 tuổi. Do đó, Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi cho việc điều chỉnh lương hưu hàng năm trên 3.000 tỷ đồng và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới. |
Nhận xét về quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, ông Philip Okeefe, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo: Dân số Việt Nam đang già, cần tính toán kỹ mức lương hưu xã hội sẽ là bao nhiêu để đảm bảo khả năng chi trả của ngân sách. Do đó phải tính toán kỹ nên áp dụng chế độ lương hưu xã hội toàn dân hay đối tượng mục tiêu. Hiện nay, cả nước mới có 10,4 triệu người tham gia đóng BHXH, chiếm 20% lực lượng lao động. Với tình trạng già hóa dân số như hiện nay, tỷ lệ người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu đang có xu hướng giảm nghiêm trọng. Nếu năm 1996 có tới 217 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương hưu vào thì đến nay, chỉ còn 9 người đóng cho 1 người hưởng. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân chỉ là 53,2 tuổi.
Theo tính toán, mỗi cá nhân có 31 năm đóng BHXH và chỉ đủ để quỹ bảo hiểm trả lương hưu trong vòng gần 13 năm. Trong khi đó, Luật BHXH sau 6 năm thực hiện vẫn chưa quản lý được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; số người tham gia tự nguyện chỉ chiếm khoảng 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp FDI (chiếm hơn 70% tổng số nợ)...
Tổ chức ILO đưa ra khuyến nghị: Để cân đối quỹ lương hưu xã hội của tất cả các nước nói chung cần tăng đội tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi, áp dụng tỉ suất tích lũy thống nhất là 1,5 hoặc 2%, điều chỉnh lương hưu theo mức tăng lương. PGS.TS Giang Thanh Long cũng đề xuất một số giải pháp trước mắt như tăng tuổi về hưu hoặc tăng mức đóng cho quỹ hưu trí. "Tuy nhiên, điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới người lao động, do đó cần phải có các giải pháp lâu dài hơn", TS Long nói
Để giải quyết được thực trạng này, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng đã bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, để cân đối quỹ hưu trí, Dự thảo đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng cho đến khi tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ bằng nhau là 62 tuổi; đồng thời nâng thêm 5 tuổi đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động; tăng dần số năm đóng bảo hiểm xã hội…
Chia sẻ về kinh nghiệm của các nước trong việc ứng phó với nguy cơ “vỡ” quỹ khi dân số đang già hóa nhanh, TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, Israel là một trong các quốc gia đã sớm điều chỉnh vấn đề này. Israel chỉ có 7 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người 30 ngàn USD/năm, không lo “vỡ” quỹ Bảo hiểm xã hội dành cho người về hưu, thế nhưng độ tuổi nghỉ hưu vẫn liên tục phải tăng lên vì đó còn là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp người già tiếp tục có cơ hội được cống hiến, sống có ích hơn, khỏe mạnh hơn, kìm hãm tốc độ lão hóa tốt hơn. Cách đây 3 năm, Israel tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 tuổi đối với nam và từ 60 lên 62 tuổi đối với nữ. Giáo sư Ariela Lowenstein - Hiệu trưởng Trường Đại học Yezreel (Israel) cho biết, tuổi thọ bình quân ở Israel rất cao (nam 80 tuổi, nữ 84 tuổi). Điều kiện chăm sóc người già rất tốt. Israel là một trong những nước đầu tiên ban hành Luật Chăm sóc người cao tuổi. Hầu hết người già được chăm sóc tại cộng đồng, hạn chế tối đa việc tập trung người già tại các trung tâm dưỡng lão 24/24 giờ, ngoại trừ các hoàn cảnh cô đơn không gia đình, không nơi nương tựa (chỉ chiếm 4,4%). Nhiều người già từ 70 - 80 tuổi vẫn đăng ký được vào học tại Trường Đại học Yezreel, không phải để nhận thêm bằng cấp mà là để tăng thêm vốn tri thức, hiểu biết. Họ có thể bỏ các hoạt động quan trọng khác nhưng các buổi học thì không bao giờ vắng mặt. Việc tiếp tục tư duy, tiếp tục nhận thức về những cái chưa biết, tiếp tục khám phá biển tri thức vô tận của nhân loại cũng chính là động lực giúp cho người cao tuổi cảm thấy sảng khoái hơn, năng động hơn, trẻ trung hơn so với tuổi tác của mình. |
Hà Anh
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.
3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCó 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triển - 4 năm trướcĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.
Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcThời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...
Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được
Dân số và phát triển - 4 năm trướcNhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.
Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?
Dân số và phát triển - 5 năm trướcXoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?
Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.
Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?
Dân số và phát triển - 8 năm trướcTrong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?
Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm
Dân số và phát triển - 8 năm trướcMột số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.
Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống
Dân số và phát triển - 8 năm trướcSa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triểnĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.