Giao lưu trực tuyến về bệnh đái tháo đường
Giadinh.net - Từ năm 2006, Đái tháo đường được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc công nhận là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, gây suy nhược dẫn đến tử vong, nguy cơ ảnh hưởng cuộc sống toàn nhân loại.
Từ phải qua: PGS TS Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương; PGS TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia; Ông Lê Cảnh Nhạc - Tổng biên tập báo Gia đình & Xã hội; Ông Lê Thành - Giám đốc dự án "Chung tay vì cộng đồng" tại buổi giao lưu trực tuyến. |
PGS.TS Tạ Văn Bình:
ĐTĐ được xác định dựa trên kết quả xét nghiệm đường máu, bạn bị ĐTĐ khi:
- Đường máu mao mạch lúc đói ≥ 6,1 mmol / L (≥ 110mg dL) (lấy máu ở đầu ngón tay bằng máy thử, lúc đói là khi nhịn đói từ sau bữa chiều đến sáng hôm sau).
- Đường huyết sau 2 tiếng uống 50g glucose ≥ 10mmol / L ( ≥ 180 mg dL), nếu lấy máu ở huyết tương (tĩnh mạch) ≥ 7,0 ( ≥126 mg dL), vì máu ở huyết tương không có hồng cầu nên đường huyết cao hơn.
Nguyễn Kim Dung - Nữ 24 tuổi:Thưa PGS.TS Tạ Văn Bình, gia đình tôi không ai mắc bệnh Đái tháo đường, vậy tôi có thể mắc bệnh này không?
PGS TS Tạ Văn Bình:
PGS TS Tạ Văn Bình - Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược về bệnh ĐTĐ và rối loạn chuyển hóa quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đang trả lời câu hỏi giao lưu.
Vũ Hạnh Dung - Nữ 29 tuổi:Con tôi 5 tuổi rưỡi, cháu rất gầy, đi khám bác sỹ chuẩn đoán là ĐTĐ V.N. Tôi nghe nói chỉ người béo mới bị ĐTĐ, cháu còn nhỏ như vậy liệu có bị không?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:Xin trả lời bạn như sau: Người trẻ (trong đó có cả con bạn 5 tuổi) cũng có thể bị ĐTĐ thể 1, mắc bệnh khi cơ thể bị suykiệt insuline nặng nên thường rất gầy và có nhiều biến chứng. Việcđiều trị nhất thiết phải dùng insuline. ĐTĐ loại 2 là loại thiếu insuline nhẹ hơn, có thể dùng các thuốc viên hạ đường huyết. Tốt nhất là bạn nên đưa cháu đi kiểm tra đường huyết để có kết quả chính xác nhất!
Lê Minh Trí - Nam 34 tuổi:Dấu hiệu có thể dẫn tới bệnh ĐTĐ?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Khi có những dấu hiệu đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều mà vẫn gầy, quan sát nước tiểu thấy ruồi bâu, kiến đậu, bạn nên nghĩ tới bệnh ĐTĐ vì có thể bạn đã mắc bệnh từ lâu. Tốt nhất khi đó là đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để có hướng điều trị kịp thời.
HỒ THỊ KIM PHỤNG - Nữ 31 tuổi:Thưa PGS TS Nguyễn Thị Lâm, người không mắc bệnh ĐTĐ nhưng do chế dộ ăn không khoa học có thể dẫn đến bệnh này không? Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
1. Bằng chế độ ăn hợp lý có thể góp phần dự phòng bệnh đái tháo đường có hiệu quả. Chế độ ăn nên như sau:
ĐỖ TRUNG THÔNG - Nam 36 tuổi:Tôi bị bệnh cách đây 1 năm. Lúc đầu xét nghiệm lượng đườnglà 19,2, sút mất 14 kg. Sau một thời gian 2 tháng uống thuốc bắc của BS Kê ở YHDT Hải Dương xuống còn 13,1. Trọng lượng cơ thể tăng lại là 84 kg, nhưng cho tới thời điểm này buổi sáng cơ thể tôi bình thường, buổi chiều cứ khoảng 3h trở đi là trong người cảm thấy thều thào và hụt hơi rất khó chịu. Giả sử người mắc bệnh như tôi sau thời gian bao lâu thì các bệnh khác có cơ hội phát bệnh (như: Suy thận, Huyết áp, Men gan....)?.
PGS TS Tạ Văn Bình:Thời điểm phát hiện ra bệnh ĐTĐ của anh như vậy là đã ở giai đoạn muộn, không còn sớm nữa và có thể là đã có những biến chứng. Tốt nhất là anh nên đến một cơ sở y tế chuyên ngành để khám và đánh giá đúng tình trạng bệnh. Trong thực tế người ta có thể kết hợp điều trị bằng Đông y và Tây y nhưng cần phải cóchỉđịnh và theo dõi chặt chẽ.
Nguyễn Văn Phê - Nam 26 tuổi:Tại sao bệnh tiểu đường lại ngày càng phổ biến như hiện nay? Cần phải làm gi trong quan hệ vợ chồng khi mắc bệnh? Con cái có thể bị mắc bệnh theo gien bố mẹ hay không? Có thể điều trị dứt điểm bệnh này hay ko, hay phải sống chung với bệnh suốt đời? Y học đã từng nghĩ đến việc sản xuất một loại que thử nhanh để xác định tiểu đường chưa?
Kiến thức cần biết về bệnh Đái tháo đường
PGS TS Tạ Văn Bình:
Lê Thị Nhâm - Nữ 46 tuổi:Bệnh ĐTĐ có liên quan đến nghề nghiệp không? Nếu có thì những nghề nào có nguy cơ cao nhất?
PGS TS Tạ Văn Bình:Bệnh ĐTĐ có liên quan đến nghề nghiệp đặc biệtở những ngườimắc bệnh ĐTĐ thì các biến chứng của bệnh càng liên quan chặt chẽ hơn. Những nghề ít hoạt động thể lực là những nghề có nguy cơ cao nhất. Vì thế ngày nay người ta khuyên phải tăng cường các hoạt động thể lực, ví dụ như: tập thể dục, đi bộ tối thiểu 30 phút/ngày, 4-5 lần /tuần và buổi trưa không nên ngủ quá 30 phút.
Trần Trung Bách - Nam 53 tuổi:Tôi bị Đái tháo đường và thấy bác sỹ nhắc đến insuline. Vậy insuline là gì có ảnh hưởng thế nào đến bệnh của tôi?
PGS TS Tạ Văn Bình:
Insuline là một hocmôn trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa đường thành năng lượng để duy trì các hoạt động sống. Trong trường hợp bị ĐTĐ, nhiệm vụ này của insuline bị suy giảm. Người ta phải dùng insuline ngoại lai để giúp cho chuyển hóa đường bình thường. Nếu anh bị ĐTĐ typ 1 thì lượng insuline sẽ bị suy giảm, cần phải được bù đắp; nếu bị ĐTĐ typ 2 ở giai đoạn đầu, insuline có thể bình thường thậm chí tăng cao trong máu nhưng vẫn không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường thành năng lượng; trong trường hợp này người ta dùng các thuốc viên để làm tăng khả năng chuyển hóa của insuline.
PGS TS Tạ Văn Bình:Như vậy con củaanh có khả năng mắc bệnhĐTĐ typ 1.Anh cần phải cho cháu đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Người béo bị mắc ĐTĐ là ĐTĐ typ 2 thường gặp trên 30 tuổi.
Hoàng Nguyễn Tài - Nam 26 tuổi:Thưa các bác, cháu hiện nay đang băn khoăn không biết có bị hoặc nguy cơ bị tiểu đường hay không vì cháu thường xuyên ăn đồ ngọt và rất thích đồ ngọt. Nếu cứ tiếp tục ăn nhiều đồ ngọt nữa liệu cháu có thể bị không? Hiện cháu chưa thấy hiện tượng gì nhưng cháu thấy rất sợ. Xin các bác nói rõ giúp cháu. Cháu xin cảm ơn nhiều!
PGS TS Tạ Văn Bình:Nếu cháu muốn biết có mắc bệnh ĐTĐ hay không thì phải đi khám bệnh. Cũng đã có một số nghiên cứu thấy những người thích ăn đồ ngọt kéo dài thì dễ có khả năng làm tăng đường máu. Vì thế cháu nênăn uốngđiềuđộ.Đừng lo sợ gì cả.
Vũ Thanh Bình - Nam 34 tuổi:Khi có biểu hiện như thế nào thì cần thiết phải đi khám để xác định có bị đái tháo đường hay không?
PGS TS Tạ Văn Bình:Thông thường khi có biểu hiện uống, đái, ăn và gầy nhiều thì đã quá muộn. Với người trên 40 tuổi mà có chỉ số khốicơ thể trên 23 thì cứ 6 tháng kiểm tra 1 lần sức khỏeđể phát hiện sớm bệnhĐTĐ. Còn nếu trên 45 thì 3 tháng 1 lần.
Đoàn thị Hồng - Nữ 50 tuổi:Tôi mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2006, đường trong máu là 3.07mmg, uống nước khổ qua(lá, cây, trái phơi khô sao vàng nấu nước uống hàng ngày)và khế chua phơi khô nấu nước kết hợp điều trị thuốc tây theo đơn bác sĩ thấy giảm xuống còn 1.63 xin hỏi uống thường xuyên khổ qua và khế chua lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
PGS TS Nguyễn Thị Lâm, - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc.
Ngô Văn Sự - Nam 42 tuổi:Xin hỏi các bác sĩ: lượng đường trong máu là bao nhiêu thì được xác định là mắc bệnh tiểu đường? Cần phải kiểm tra bao nhiêu lần để có kết quả chính xác nhất. Cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này như thế nào? Xin cảm ơn các bác sĩ.
PGS TS Tạ Văn Bình:Nếu bạn lấy đường trong huyết tương lúc đói thì lượng đường để chẩn đoán bệnh ĐTĐ là từ 7 mol trở lên. Để có kết quả chính xác, bạn phải thử 2 lần vào 2 ngày khác nhau. Nếu lượng đường chỉ dao động từ 7 đến 8 mol thì bạn nên làm nghiệm pháp tăng đường máu ở các cơ sở khám chuyên khoa về nội tiết.
Nguyen Thi Thu Ha - Nữ 28 tuổi:Bố tôi năm nay 73 tuổi, bị tiểu đường hơn 1 năm, hiện nay ở mức 9,4 thì có nặng lắm không? Bố tôi cần phải có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý. (Bố tôi bị huyết áp cao hơn 10 năm rồi, HA trung bình khoảng 120-140). Tôi xin trân trọng cảm ơn.
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
H - Nam 57 tuổi:Thưa bác sĩ! Tôi là bệnh nhân bị tiểu đường type 2. Bác sí hãy cho tôi biết cánh điều trị bệnh tốt nhất vì tôi đã đi khám định kì và điều trị theo bác sĩ nhưng lượng đường vẫn rất cao. Tôi xin cảm ơn!
PGS TS Tạ Văn Bình:
Diệu - Nữ 23 tuổi:Hiện tại, mẹ em đang mắc bệnh này và gần đây mẹ em có hiện tượng đau mắt, nhức mắt. Xin hỏi các bác sĩ là mẹ em nên có chế độ ăn như thế nào, tập luyện, trái cây nên ăn loại nào và nên kiêng cử loại nào? Hiện nay chế độ đường máu của mẹ em là 6,7. Mẹ em mắc căn bệnh này từ đầu năm 2004. Xin các bác sĩ cho một chế độ ăn thật hợp lý và chi tiết, phải kiêng tuyệt đối đồ ngọt phải không bác sĩ? Xin chân thành cảm ơn các bác sĩ.
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Vũ Như Hoa - Nữ 32 tuổi: Bệnh nhân Đái tháo đường phải kiêng khem kĩ lưỡng, tôi lại đang mang thai, nếu ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, tôi phải làm sao?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Phan Hưng - 37 tuổi:Mắc đái tháo đường ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi được không? Ăn cơm gạo tẻ và ăn cơm gạo nếp có tác động khác nhau đến tình hình bệnh tiểu đường không?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Nguyen Thi Thu Ha - Nữ 23 tuổi:Xin hỏi PGS TS Nguyễn Thị Lâm, người bị bệnh ĐTĐ thì phải kiêng khem những gì? Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ra sao?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Đặng Thị Quỳnh Mai - Nữ 23 tuổi:Thưa PGS TS Tạ Văn Bình, mẹ cháu bị mắc bệnh ĐTĐ từ năm 2002, nửa năm trở về đây mẹ cháu thấy mắt bị một vệt đen, khả năng nhìn giảm sút, dạo gần đây lại có biểu hiện đau tức ngực, khó thở, huyết áp cao. Cháu xin hỏi đó có phải là biểu hiện biến chứng của ĐTĐ và cách chữa trị thế nào? cháu xin cám ơn TS!
PGS TS Tạ Văn Bình:Tôi cũng lo rằng mẹ bạn đã bị các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Để chữa tốt nhất bạn nên đưa mẹ tới chuyên khoa nội tiết để khám và nhận được lời khuyên thích hợp với tình trạng bệnh của mẹ bạn.
Nguyễn Thị Nguyên - Nữ 80 tuổi:Xin cho biết bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng về chân và tay không. Hiện tôi đang bị ĐTĐ typ 2 và kèm theo huyết áp tỉnh thoảng tăng lên.
PGS TS Tạ Văn Bình:Bệnh ĐTĐ rất hay gây ra các biến chứng của bệnh mạch máu ngoại vi. Biến chứng bàn chân ĐTĐ đang là vấn đề thời sự vì cứ 30 giây có một người bị biến chứng bàn chân phải cắt cụt; 10 giây có một người mắc bệnh ĐTĐ bị tử vong do nguyên nhân tim mạch. Chi phí điều trị cho bệnh bàn chân ĐTĐ vô cùng tốn kém; ví dụ: ở Mỹ trung bình trong 3 năm người có bàn chân ĐTĐ phải tiêu tốn từ 27000- 63000 USD; thời gian nằm viện của người mắc bệnh bàn chân ĐTĐ dài hơn người người ĐTĐ bình thường là 2 tháng. Để đề phòng bệnh này, bác phải biết cách chăm sóc bàn chân ĐTĐ.
Nguyễn Văn Thanh - Nam 36 tuổi:Tôi hiện nay 80 kg, thích ăn đồ ngọt. Mẹ tôi và chị gái tôi hiện đã bị ĐTĐ typ 2, Xin hỏi bác sỹ tôi có nguy cơ bị mắc bệnh này không?
PGS TS Tạ Văn Bình:
Đặng Đình Anh Chung - Nam 19 tuổi:ở độ tuổi nào thường hay mắc bệnh đái tháo đường
PGS TS Tạ Văn Bình:
Ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh ĐTĐ nhưng dưới 30 tuổi thì dễ mắc ĐTĐ typ 1 (càng trẻ càng dễ mắc bệnh ĐTĐ typ 1). Còn từ 30 tuổi trở lên thì dễ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 (đặc biệt từ lứa tuổi trên 45).
le bao - Nam 30 tuổi:Chào Bác Sĩ!Mẹ tôi bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2 uống thuốc đều điều trị liên tục nên lượng đường tương đối ổn định.Gần đây mắt mẹ tôi bị mờ đi khám mắt bác sĩ chuyên khoa,kết quả mắt mẹ tôi bị cườm đá.Xin hỏi bệnh mắt của mẹ tôi có phải do biến chứng của bệnh tiểu đường không? Cảm ơn Bác Sĩ!
PGS TS Tạ Văn Bình:Biến chứng mắt rất thường gặp trong bệnh ĐTĐ. Ở Mỹ, hàng năm có tới 5000 thanh niên bị mù do bệnh ĐTĐ. Những người mắc bệnh ĐTĐ thường xuyên phải khám mắt. Bạn nên đưa mẹ đến cơ sở chuyên khoa nội tiết để khám và nhận được lời khuyên đúng của thầy thuốc.
Phạm Như Hoa - Nữ 28 tuổi:Xin hỏi bác sỹ, nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn kiêng và uống thuốc đều đặn thì những biến chứng của bệnh như thế nào, trong bao lâu?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:Nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường kết hợp thể dục thể thao đều đặn thì đóng góp đến 50% dự phòng các biến chứng của bệnh. Thời gian trong bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng (hồi nhỏ suy dinh dưỡng, hoặc hiện tại thừa cân, béo phì) thì dễ xuất hiện các biến chứng hơn.
Phạm Như Hoa - Nữ 28 tuổi:Lượng đường trong máu ở mức cho phép nhưng vẫn có sự không ổn định giao động từ khoảng 6-7.4 thì có tốt không và biến chứng của bệnh như thế nào? Nếu giữ được sự ổn định của lượng đường trong máu có giúp người bệnh không bị biến chứng nhanh và làm cách nào để giữ được sự ổn định đó.
PGS TS Tạ Văn Bình:
Trần Xuân Quang - Nam 53 tuổi:Tôi làm việc ở văn phòng. Chỉ số đường huyết của tôi hiện nay dao động từ 6,2 đến 7,2. Tháng 8/2008, kiểm tra HbA1c là 7,0. Tôi không dùng thuốc. Duy trì chế độ ăn bình thường cùng với gia đình, chỉ hạn chế cơm, đồ ngọt nhưng không khắt khe quá (cơm trưa và tối khoảng 2 lưng bát. Thỉnh thoảng vẫn ăn bánh ngọt. Mỗi ngày đi bộ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau bữa ăn tối 1 giờ. Ngoài việc kiểm tra đường huyết (tuần 1 lần) tôi có cần kiểm tra thường xuyên chỉ số sức khoẻ hay tình trạng của các bộ phận nào của cơ thể không? Huyết áp 80 - 110. Mỗi ngày tôi uống 1 lon bia hoặc 150 ml rượu vang đỏ loại thường có nên không? Có ảnh hưởng xấu về sau này không? (Vì sau khi đi làm về nhà, nếu uống như vậy tôi thấy rất sảng khoái. Chân thành cảm ơn.
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Trần Xuân Quang - Nam 53 tuổi:Khi bị hạ đường huyết, ngoài việc gây ra những nguy hiểm tại thời điểm hạ đường huyết thì có còn gây ra những kết quả, ảnh hưởng xấu nào khác không? (Ví dụ chỉ số đường hhuyết sau đó sẽ tăng, phát sinh các biến chứng..)
PGS TS Tạ Văn Bình:Hạ đường huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh ĐTĐ. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc sai hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Nhiều nghiên cứu ngày nay cho thấy hạ đường huyết không triệu chứng - rất thường gặp ở những người được xem là quản lý tốt đường máu, thường gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng âm thầm không dễ nhận thấy, ví dụ: làm mất khả năng báo động của hệ thống thần kinh; làm mất khả năng tự điều hòa của hệ thống hócmôn đối lập. Những tổn thương này kéo dài mà không được phát hiện sẽ gây ra nhiều các rối loạn khác của cơ thể; làm mất khả năng tự bảo vệ, tự cảnh báo của cơ thể.
Phạm Thị Bé - Nữ 24 tuổi:Uống nhiều sữa có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường không? Tại sao những người béo phì lại có khả năng mắc đái tháo đường cao hơn người không béo phì? Nhóm người nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất? Ở độ tuổi nào bệnh phổ biến nhất? Ở độ tuổi nào bệnh dễ chữa nhất? Chế độ ăn kiêng ra sao khi mắc bệnh?
Biến chứng của bệnh đái tháo đường
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Lê Ngọc Anh - Nam 25 tuổi:Thưa các chuyên gia, tại sao lại gọi là bệnh ĐTĐ? Bị bệnh này có phải đi đái ra đường hay không?
PGS TS Tạ Văn Bình:Bệnh ĐTĐcó nguồn gốc từ chữ Latinh.Bệnhđã có từ nhiều trăm năm trước.Ởgiaiđoạn này người ta chẩn đoán bệnh ĐTĐ bằng cách nếm nước tiểu có vị ngọt. Ngoài ra người ta cũng có thể thấy các dấu hiệu khác như: ruồi bâu, kiến đậu. Trình độ khoa học ngày càng phát triển, người ta phát hiện ra rằng bệnh ĐTĐ có nguyên nhân là do thiếuinsulinehoặc do các insuline mất khả năng chuyển hóa đường. Ngày nay bệnh ĐTĐ được xác định khi mức đường máu tăng cao trên 7,0 mol; như vậy không cần có đường trong nước tiểu mới chẩn đoán là ĐTĐ. Vì lý do này người ta đang đề nghị gọi là bệnh tăng glucose máu. Nếu đã có đường trong nước tiểu là bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nguyễn Thị Đào - Nữ 40 tuổi:Con gái tôi hiện 5 tuổi, gia đình tôi có người bị mắc ĐTĐ từ 8 năm nay, bố cháu hiện chưa phát hiện mắc bênh. Xin hỏi con gái tôi có mắc bệnh không?
PGS TS Tạ Văn Bình:Vấn đề ở chỗ người mắc bệnh ĐTĐ có quan hệ như thế nào với vợ chồng chị. Nếu là những người ruột thịt của anh, chị (thế hệ cận kề) thì khả năng mắc bệnh của cháu sẽ cao hơn. Nhưng để có chẩn đoán chắc chắn thì phải đến cơ sở y tế. Cũng cần phải nói để chị yên tâm rằng bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2 là sự tương tác giữa yếu tố gen và môi trường cho nên nếu phòng bệnh tốt - tức là không tạo ra các yếu tố thuận tiện về môi trường thì chưa chắc yếu tố gen đã phát triển lên được thành bệnh ĐTĐ.
Đặng Lê Nhật Thảo - Nữ 18 tuổi:Ba em, bị tiểu đường loại 2. Được điều trị bằng thuốc hằng ngày nên lượng đường trong máu ổn định. Ba em ăn uống cũng bình thường nhưng vẩn ốm, xương có hiện tượng bị teo lại. Như vậy, cho em hỏi có phải bị ảnh hưởng của tiểu đường ko?
PGS TS Tạ Văn Bình:Theo tôi như vậy là đã có những biến chứng khác của bệnh ĐTĐ mà chưa được phát hiện. Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và nhận được lời khuyên đúng của bác sĩ.
HỒ THỊ KIM PHỤNG - Nữ 31 tuổi:Xin BS cho biết biểu hiện và dấu hiệu của người mắc Bệnh ĐTĐ? Trong chế độ ăn uống cần tránh những thức ăn gì?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
HỒ THỊ KIM PHỤNG - Nữ 31 tuổi:Thưa BS, người không mắc bệnh ĐTĐ nhưng do chế dộ ăn có thể dẫn đến bệnh này không? vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?
PGS TS Tạ Văn Bình:
Bệnh ĐTĐ typ 2 là sự tương tác giữa yếu tố gen (được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác) và yếu tố môi trường. Người ta chỉ có thể can thiệp vào yếu tố môi trường để dự phòng bệnh ĐTĐ. Còn yếu tố gen hiện tại chưa can thiệp được. Để phòng tránh bệnh ĐTĐ bạn cần có một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, tránh các stress; phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ để can thiệp. Nói tóm lại, bạn cần có những kiến thức cơ bản về bệnh ĐTĐ và các bệnh chuyển hóa khác để biết cách phòng chống.
Võ thị Diệu - Nữ 23 tuổi:Hiện nay đang có loại bột ngũ cốc ăn kiêng và loại sữa nào vừa có canxi vừa tốt cho người bị bệnh đái tháo đường. Xin cảm ơn bác sĩ.
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:Hiện nay, có bột ngũ cốc dinh dưỡng, sữa, bánh quy, bánh bông lan QUASURE LIGHT của công ty cổ phần Bibica đã được Viện dinh dưỡng tư vấn về công thức (cân đối, giàu canxi và các vitamin khoáng chất khác, giàu chất xơ, sử dụng đường isomalt), nghiên cứu đánh giá diễn biến glucose máu tăng rất ít sau ăn, có chỉ số đường huyết rất thấp, đã được các CLB Đái tháo đường trên toàn quốc ứng dụng tốt, bạn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng các sản phẩm này. Có thể mua sản phẩm tại các siêu thị.
Nguyễn Văn Mạch - Nam 78 tuổi:Tôi hiện bị gút, bị bệnh tim, lại thích ăn đồ ngọt, và những đồ nhiều chất đạm. Liệu chế độ ăn của tôi có phải dễ bị ĐTĐ không? Nếu có thì tôi phải điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
PGS TS Nguyễn Thị Lâm:
Trần ngọc thuận - Nam 21 tuổi:Triệu chứng khi mắc bệnh là gì. Có cách gì giúp mình nhận biết được không hay phải đi khám mới biết?
PGS TS Tạ Văn Bình:
Đối với bệnh ĐTĐ typ 1 thì khi mắc bệnh đã có đủ các triệu chứng đái, uống, ăn và gầy nhiều. Đối với ĐTĐ typ 2 khi được phát hiện bệnh (tức là thử lượng đường trong huyết tương đã trên 7 mol) thì đã quá muộn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi được phát hiện ĐTĐ typ 2 trên lâm sàng thực tế người bệnh đã mắc bệnh từ 5-15 năm trước. Vì thế bạn phải biết cách theo dõi chính cơ thể mình. Ví dụ: 1 người 40 tuổi có mờ mắt thoáng qua từng đợt, răng lung lay từng đợt... thì phải đi khám bệnh ngay, có thể người này đã mắc bệnh ĐTĐ rồi.
Nguyen Thi Phuong - Nữ 31 tuổi:
Đấy có khả năng là biến chứng của bệnh ĐTĐ. Bạn nên đưa bố đến bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị.
Lu thi Giang - Nữ 57 tuổi:Nếu uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ, bệnh tiểu đường có hết hẳn không? Huyết áp cao sinh ra bệnh tiểu đường hay bị bệnh tiểu đường sinh ra huyết áp cao. Rất cảm ơn bác sĩ.
PGS TS Tạ Văn Bình:
Trong suốt 2 tiếng đồng hồ diễn ra giao lưu trực tuyến, các chuyên gia đã trả lời rất nhiều các câu hỏi của bạn đọc kịp thời gửi đến. Hiện cuộc giao lưu đã kết thúc, các câu hỏi còn lại chúng tôi xin hẹn trả lời độc giả trong lần giao lưu sau.
Trân trọng!
Ban Biên tập |
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 2 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 17 giờ trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 18 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 23 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 23 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 1 ngày trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...