Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên gọi học sinh là "con" thể hiện bước lùi về ngôn ngữ?

Thứ sáu, 09:16 27/03/2020 | Xã hội

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân phản đối cách giáo viên gọi học trò là "con" và cho đây là một bước lùi trong phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.

Liên quan tới cuộc tranh luận "Giáo viên có nên gọi học sinh là các con", cô Hoàng Minh Phương - Giáo viên trường THCS Pascal (Hà Nội) cho hay: "Việc giáo viên gọi học sinh thế nào đó là lựa chọn của họ làm sao để hài hòa mối quan hệ hai bên.

Như bản thân tôi thì thích gọi học sinh là "con", tức là tôi coi học sinh của mình như con cháu trong nhà, có cái gì đó thân thiết, gần gũi và yêu thương hơn".

Cô Phương phân tích, nếu gọi học sinh là "anh/chị" và xưng "tôi" thì người nghe lại có cảm giác người nói như giáo viên thiếu thiện chí, thậm chí là thù ghét không yêu thương. Hơn nữa, nó lại mang một cảm giác gì đó cứng nhắc. Việc xưng hô thế nào tôi nghĩ các nhà nghiên cứu không cần "quan trọng hóa vấn đề".

Hiện nay ở trường cô Phương đa số giáo viên đều gọi học sinh là "con" và học sinh cũng xưng "con" với thầy cô.

"Tôi nghĩ không cần quy định một cách cứng nhắc là xưng hô nên phải thế nào. Thực tế, chính học sinh đến độ tuổi nào đó sẽ bỏ cách xưng hô "con-cô/thầy" vì xưng hô không còn thoải mái nữa. Khi cấp 3 hay lớn hơn, học sinh tự thấy xưng hô "con-cô" là trẻ con quá thì chúng sẽ thay đổi", cô Phương nói.

Đứng trên góc độ khoa học xã hội, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân cho rằng: "Một trong những điểm đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt là hệ thống các đại từ thiếu hoàn chỉnh, nhất là ngôi thứ ba, hầu như sang thời hiện đại, thế kỷ XX vẫn chưa định hình được một từ dùng để gọi ngôi thứ hai và ngôi thứ ba sao cho đầy đủ tính trung lập; do vậy thường mượn tạm các từ chỉ các vai trò, các tư cách trong quan hệ gia đình, như ông, bà, cô, chú, bác..v.v.. để thay thế".

Ông Nguyên Ân nhìn lại cách xưng hô ở nhà trường miền Bắc giai đoạn 1954-1975: "Các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đứng trước cộng đồng học trò thường gọi họ là "các em", "các cháu" nếu là học trò mẫu giáo, lớp 1; gọi là "các bạn", "các trò" nếu là học trò lớn cấp 3; nhà giáo đại học thì phổ biến gọi sinh viên là "các bạn"".

Giáo viên gọi học sinh là con thể hiện bước lùi về ngôn ngữ? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Nhà nghiên cứu Nguyên Ân đánh giá, những cách lựa chọn xưng hô như thế, vẫn mượn từ chỉ các vai của quan hệ gia đình Việt nhưng "còn tạm lọt tai, vì các từ tuy mượn từ quan hệ gia đình, nhưng đã chọn những vai mà quan hệ gia đình tương đối xa: "em", "cháu", không nhất thiết nghĩa là em ruột, cháu ruột, "bạn" thì đã ngoài liên hệ ruột thịt rồi".

Cho rằng cách gọi trò là "con" là bước lùi về tác động phát triển nhân cách xã hội, ông Nguyên Ân nêu thêm: "Nếu trẻ em Việt lớn lên ở môi trường Anh ngữ, Pháp ngữ ..v.v… họ sẽ sớm phải tự xưng là "tôi" chứ không có từ "con, em, cháu" cho môi trường ngôn ngữ ấy".

Theo ông Nguyên Ân, cách gọi "con", "các con" như thế chỉ gia cố quan hệ gia đình cho các không gian xã hội chứ không kích thích phát triển các quan hệ xã hội rộng hơn gia đình.

Làm rõ thêm vấn đề xưng hô trên, PGS.TS Phạm Văn Tình -Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam chỉ ra những cặp xưng hô đang tồn tại trong nhà trường hiện nay: Thầy/Cô- Cháu; Thầy/Cô- Em; Thầy/Cô-Con; Thầy/Cô- Anh/Chị.

Trong số những cặp xưng hô này thì cặp xưng hô Thầy/Cô- Con chưa tạo sự thoải mái trong giao tiếp. "Trong tiếng Việt, ta chỉ xưng "con" với người nào đó sinh ra mình, thường là bố mẹ, ông bà thân tình lắm mới gọi cháu là "con".

Cho nên, thầy cô gọi trò là "con" đôi khi tạo ra những tình huống lúng túng: Có những cô giáo mới tốt nghiệp đại học, chỉ hơn trò mấy tuổi, gọi trò bằng "con", không hợp về mặt tuổi tác đã đành, cũng không hợp lắm về mặt tâm lí dẫn đến thầy/cô cũng gượng, trò xưng "con" cũng không thỏa mái. Có tình trạng, học sinh ở lớp xưng "con" nhưng ra ngoài lại lập tức xưng "em", xưng "cháu", thoải mái hơn hẳn".

PGS-TS Phạm Văn Tình cảnh báo: "Khi xưng hô không thoải mái thường không đạt hiệu quả trong giao tiếp. Cho nên, cần cân nhắc vấn đề này".

Theo Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, vấn đề xưng hô trong nhà trường cần có một cuộc khảo sát chung trong xã hội, từ học sinh, giáo viên, phụ huynh… nếu không những cuộc cày xới luận bàn trên mạng sẽ lại chìm nghỉm, giống như câu chuyện này từng được các nhà ngôn ngữ học lưu ý nhưng rơi vào quên lãng suốt 20 năm nay.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 1 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 1 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 3 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 4 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 4 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top