Giúp con sớm thoát khỏi “hội chứng chán học” sau Tết
GiadinhNet - Đang thời điểm kiểm tra giữa học kỳ 2, nhưng nhiều học sinh lớn, bé làm thầy cô, bố mẹ lo lắng do ham chơi, ngủ muộn, chểnh mảng học bởi “hội chứng lười sau Tết”, khó bắt nhịp học tập trở lại.
Đọc những cuốn sách trẻ thích để tạo hứng thú cho trẻ sau một kỳ dài sau Tết. Ảnh minh họa
“Hội chứng chán học sau Tết”
Đã đi học lại sau Tết 2 tuần mà các con chị Đỗ Hà (ở Lê Trọng Tấn, Hà Nội) vẫn chểnh mảng việc học. Đứa bé 5 tuổi học mầm non thì sáng nào gọi dậy cũng mè nheo khóc lóc. Đứa lớn học lớp 5 thì ăn xong không nhắc là lờ đi chẳng muốn vào bàn học. Có học thì làm bài sai be sai bét, quên hết thói quen học tập. Chị phải thúc giục con học vì nghỉ Tết xong là đã vào kỳ kiểm tra giữa kỳ.
Nhiều thầy cô giáo cũng phàn nàn, sau 2 tuần đi học trở lại nhiều trẻ mầm non đang ăn vẫn ngủ gật, hay khóc, nhõng nhẽo... Trẻ lớn hơn không tập trung học, nói chuyện nhiều, làm việc riêng, chơi và hay mang đồ chơi, đồ ăn đến lớp... Đặc biệt, một số học sinh theo cha mẹ đi du lịch, về quê… do đi lại nhiều nên sức khỏe trẻ chưa kịp hồi phục, chểnh mảng học, học không tập trung, quên cách làm toán, rơi rụng chữ nghĩa…
Nguyên nhân do nghỉ dài ngày, trẻ được vui chơi ăn, nghỉ tự do, không phải học, không bị nhắc học, còn được ôm điện thoại, chơi game, xem tivi… quá nhiều. Nếu năm nào sau Tết trời rét đậm, trẻ phải dậy sớm đi học lại, chắc chắn sẽ uể oải, chán học hơn nữa và phải mất một thời gian trẻ mới lấy lại phong độ học tập hiệu quả như trước.
“Hâm nóng” tinh thần học tập sau Tết
Với học sinh mẫu giáo, tiểu học, cô Nguyễn Thị Xanh (nguyên giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Hà) cho rằng, để chống “hội chứng chán học sau Tết”, cần có sự đồng hành của bố mẹ. Không nên ép trẻ đột ngột trở lại việc học chuyên chú ngay sau kỳ nghỉ dài, vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến trẻ chán học hơn. Tốt nhất, nên cho trẻ vừa học vừa chơi, dần ổn định lại giờ giấc ăn ngủ của trẻ. Nhắc nhở, gợi cảm hứng học tập để tạo đà cho trẻ học. Bố mẹ luôn khuyến khích trẻ ôn bài, giám sát giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Nếu có thể hãy cùng con chuẩn bị bài vở hôm sau. Mỗi khi trẻ ngồi vào học, hãy để trẻ học môn yêu thích trước, làm những bài tập dễ trước… Giúp con soát thời khóa biểu, kiểm tra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn học hôm sau chưa…
Nếu trẻ không hào hứng học, hãy cho con đọc truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích, hay gợi lại những niềm vui của trẻ trong dịp Tết vừa qua để lấy lại hứng thú cho trẻ.
Các thầy cô cần dẫn dắt trẻ từ từ ôn lại kiến thức trong bầu không khí học vui vẻ, trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn, hay những buổi sinh hoạt tập thể, du xuân… tạo động lực học tập cho năm mới. Không nên thúc ép, la mắng, cho trẻ điểm kém khi trẻ chưa lấy lại được tinh thần học tập, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Với học sinh THCS - THPT, nghỉ Tết xong là thời điểm kiểm tra học kỳ 2, nên cần bắt nhịp học ngay, không nên coi “tháng Giêng là tháng ăn chơi” - nhất là học sinh cuối cấp. Tuy trẻ đã có thể độc lập học bài, làm bài, nhưng cha mẹ vẫn cần giám sát sinh hoạt, kiểm tra bài cùng trẻ. Hãy luôn dành thời gian vui vẻ, chất lượng bên cạnh để trẻ luôn thấy thoải mái trở lại nhịp sinh hoạt cũ.
Với học sinh lớp 12, sau Tết quan trọng nhất là định hướng tương lai (sẽ thi vào trường đại học nào đúng với thực lực, đam mê). Việc chọn trường ảnh hưởng rất lớn tới sau này, đòi hỏi phải suy nghĩ nghiêm túc, và ra Tết không còn nhiều thời gian để nghĩ nữa. Do đó ra Tết học sinh lớp 12 cần điểm lại những ưu điểm, những thành công đã làm được để tự khích lệ bản thân và trở lại nhịp học tập sớm.
Thầy cô không quá ép học sinh nhồi nhét kiến thức với cường độ cao sau Tết, vì tâm lý học sinh vẫn muốn nghỉ ngơi, học cường độ cao ngay càng thêm mệt mỏi. Hãy hướng dẫn học sinh chia nhỏ từng phần học để giải quyết dần mà không kiệt sức, nặng nề. Cha mẹ quan tâm chăm sóc, nhưng không để học sinh học quá khuya. Thấy học lo sinh lắng hãy ổn định tinh thần để trẻ không cảm thấy áp lực thi cử quá nặng nề.
Vừa uốn nắn và điều chỉnh cho trẻ trở lại guồng học tập, vừa kịp thời động viên trẻ tự giác lấy lại thăng bằng sau nghỉ Tết. Các thầy cô cũng tạo những điểm tốt đầu tiên để khởi đầu cho một năm mới, giúp trẻ có tâm lý thoải mái.
Ăn uống lấy lại tinh thần
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau Tết cần bồi dưỡng ăn uống đúng cách để giúp trẻ khắc phục mệt mỏi sau, ì ạch hiệu quả:
Buổi sáng trước khi con đi học nên cho trẻ uống cốc nước ấm pha với chanh và vài giọt mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giải độc do dịp Tết ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ chiên rán.
Dặn con trong ngày luôn uống đủ nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày) để đảm bảo sự tỉnh táo cho cơ thể. Nếu lười uống nước cơ thể sẽ tích tụ chất độc, nhất là dịp Tết vừa ăn quá nhiều loại thực phẩm.
Bố mẹ cho trẻ ăn nhiều bưởi, vì có khả năng giải độc cao, giúp gan đốt cháy chất béo, sức đề kháng tăng mạnh khiến cơ thể thoải mái. Các loại rau xanh cần bổ sung nhiều (các loại rau lá xanh, củ cải, cà rốt…), nhất là rau cải xoăn, súp lơ, cải bắp… vì giúp phục hồi chức năng gan, thải độc cho gan. Rau súp lơ, cải bắp giúp thận cải thiện tốt hơn, giảm nhẹ lọc máu, không bị mệt mỏi khi làm việc và giúp thanh lọc cơ thể, sớm hổi phục lại sau đợt Tết.
Nên bồi dưỡng thêm hải sản, cua cá… vì hải sản giàu canxi, rất tốt cho hệ xương, chống ngán sau Tết. Ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ ăn thêm chất xơ, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp, nước uống tăng lực, có ga… để trẻ có sức khỏe tốt, khỏe mạnh.
- Sau Tết bố mẹ nên khuyên trẻ học tập kỷ luật một cách nhẹ nhàng, không đánh, quát mắng thì trẻ sẽ không bị sốc tâm lý.
- Không nên cho trẻ học căng ngay - vì càng làm cho trẻ sợ hãi học tập.
- Bố mẹ hãy đan xen việc nghỉ ngơi, vui chơi với việc học để giúp trẻ dần trở lại nhịp độ học như cũ. Hãy tạo môi trường vui vẻ với những câu chuyện học tập vui, những nhắc nhở nho nhỏ (như không chơi, ngủ quá nhiều kẻo bị chây ì…).
Tháng Giêng cần mất ít ngày để học sinh quen lại với nhịp độ học tập bình thường. Nhưng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn bản thân sau kỳ nghỉ Tết vẫn cần phải có để học tập hiệu quả, lấy lại tinh thần và phong độ chống lại cảm giác ì ạch sau Tết. Ngoài duy trì thời gian học bài hàng ngày với các con khoảng 2 giờ/ngày, các thầy cô, bố mẹ nên khuyến khích trẻ lấy lại động lực học tập bằng những câu chuyện vui như: Đầu năm không nên lười quá, nếu không sẽ xúi quẩy cả năm, không nên chơi hoặc ngủ quá nhiều nếu không sẽ bị béo, xấu, mắc bệnh chây ì… để giúp trẻ có niềm tin trở về nền nếp học tập.
Chuyên gia tư vấn Minh Anh
(Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567- Bộ LĐTBXH)
Uyển Hương
Bữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Kỳ vọng duy nhất của bà đối với 3 đứa trẻ là: Mẹ có mệt mỏi đến đâu cũng không sao, miễn là các con có thể học tập chăm chỉ. Nhưng người hàng xóm đã chỉ ra sai lầm trong cách dạy dỗ này của cô.
Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay
Gia đình - 5 giờ trước3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy con - 8 giờ trướcGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
5 cung hoàng đạo nữ là 'cỗ máy kiếm tiền', trở thành chỗ dựa vững chắc cho chồng con
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Tử vi phương Đông cho rằng, có 4 cung hoàng đạo nữ sở hữu cá tính có phần mạnh mẽ nhưng lại là chỗ dựa vững chắc, mang may mắn và phú quý đến cho chồng con.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 11 giờ trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 22 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 1 ngày trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 1 ngày trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.