Gom thế thái nhân tình trong điệu xòe Thái xứ Mường Lò
GiadinhNet - Chữ Thái cổ và những điệu Xòe tự bao đời nay được mệnh danh là tinh hoa của người dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Tháng 9/2015, những điệu xòe đặc sắc đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Người có công lớn trong việc giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hóa đó là cụ Lò Văn Biến (85 tuổi, pho sử sống của xứ Mường Lò).
Xách đèn dầu đi tìm hồn thiêng người Thái
Về lại Mường Lò, Nghĩa Lộ hôm nay, bên bếp lửa hồng ấm cúng, nhấp chén rượu ngô thơm lừng, chúng tôi lại được nghe những câu chuyện văn hóa thú vị do nghệ nhân Lò Văn Biến (85 tuổi) kể lại.
Cụ Biến sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo. Cha của cụ Biến vốn là người am hiểu văn hóa người Thái (đọc thông, viết thạo chữ Thái cổ, gìn giữ những làn điệu xòe). Có lẽ chính vì nhờ cái gene di truyền đó mà tình yêu văn hóa Thái đã chảy trong con người cụ Biến tự thuở thiếu thời. Nhưng, người thầy đầu tiên của cụ Biến không phải là cha mà lại là thầy mo Lò Văn Phớ, thầy cúng nổi tiếng xứ Mường Lò xưa.
Ngày đó, cứ mỗi buổi tối, cụ Biến lại xách đèn dầu men theo con đường đất nhỏ tìm tới nhà thầy Phớ để học chữ Thái cổ. Những nét chữ đầu tiên, cụ Biến dùng cục than viết lên nền nhà hoặc mo cau. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn, chỉ gần nửa tháng, cụ Biến đã đọc và viết được chữ Thái cổ. Tuổi thơ của cụ cũng gắn liền với những điệu xòe cổ được biểu diễn vào những dịp lễ hội, Tết đến xuân về. Khi đã học hết cái chữ của thầy, cụ Biến tự mình mày mò, nghiên cứu. Niềm đam mê những bản sắc văn hóa Thái cứ lớn dần lên trong con người cụ theo thời gian.
Sau khi tốt nghiệp Trường cấp II, cụ Biến bắt đầu giảng dạy chữ Thái cổ trong các trường phổ thông ở khu vực Tây Bắc. Về sau, khi chữ Thái cổ bị loại ra khỏi chương trình giáo dục, nó cứ dần bị mai một. Từ ngày về hưu, cụ Biến luôn trăn trở một điều, làm sao để có thể bảo tồn loại hình chữ Thái cổ và những nét đẹp văn hóa của xứ Mường Lò đang có nguy cơ biến mất. Nghĩ là làm, vào năm 2006, cụ Biến tự mở lớp dạy chữ Thái cổ miễn phí tại nhà. Trước việc làm rất đáng trân trọng trên, rất nhiều người yêu văn hóa Thái đều kéo về xin học. Có thời điểm, ngôi nhà sàn của cụ không đủ chỗ ngồi cho các học viên.
Hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc bảo tồn chữ Thái cổ, hơn chục năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã kêu gọi đầu tư cho cụ Biến mở các lớp dạy học. Những học viên trong và ngoài nước yêu văn hóa Thái cũng đến với cụ ngày một nhiều hơn. Cụ Biến nhớ nhất là hai học trò người Thái Lan, khi đó đang là nghiên cứu sinh tại ĐH Quốc gia Hà Nội vào năm 2002. Vì quá đam mê văn hóa Thái, đặc biệt là chữ Thái cổ mà trong suốt một năm trời, cứ vào các ngày cuối tuần, hai vị nghiên cứu sinh này không quản ngại khó khăn, vất vả đi xe máy từ Hà Nội lên Nghĩa Lộ để học con chữ.
Hiện đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái cổ trong con người cụ Biến vẫn bùng cháy, nồng nhiệt. Với mục đích tiếp cận được những văn bản chữ Thái cổ quý hiếm, cụ Biến không quản ngại khó khăn, vất vả một mình lặn lội đi khắp các vùng miền của đất nước nơi có người Thái sinh sống để sưu tầm, nghiên cứu.
Cụ Biến cho biết thêm, hiện cũng có vài người trẻ tuổi thể hiện được năng khiếu và niềm đam mê nghiên cứu chữ Thái cổ như anh Lê Thanh Tùng (đang là giáo viên trường Nguyễn Bá Ngọc, Nghĩa Lộ), chị Cầm Thị Nghiệp (công tác tại Sở Y tế tỉnh Yên Bái)… Trong tương lai, họ chính là những người mang trên vai trọng trách bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa quý giá này.
Nhân tình thế thái trong điệu xòe cổ
Bên cạnh chữ Thái cổ, những làn điệu xòe cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái. “Không xòe không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi” - câu dân ca Thái tự ngàn xưa đã khẳng định vị thế điệu xòe trong đời sống người Thái đất này.
Cụ Lò Văn Biến say sưa nói về 6 điệu xòe cổ và giải thích những ý nghĩa thiêng liêng bao hàm trong đó. Đó là điệu “khắm khen”, tức điệu nắm tay nhau vòng tròn thể hiện tinh thần đoàn kết, sự bình đẳng không phân biệt giai cấp giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt. Điệu “khấm khăn mời lẩu”, tức xòe mời rượu, thể hiện tinh thần hiếu khách, tấm chân tình của đồng bào dân tộc Thái. Điệu “phá xí”, tức bổ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, thể hiện sự đoàn kết, trao đổi tình cảm của con người (điệu xòe này mang tầm vũ trụ). Điệu “đổn hôn”, tức tiến lùi có ý nghĩa dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau mãi không xa rời. Điệu xòe “nhôm khăn”, tức là tung khăn thể hiện niềm vui tươi, thường được biểu diễn sau những vụ mùa bội thu, xây cất nhà mới, cưới xin hay sinh con đẻ cái. Và cuối cùng là điệu “ỏm lọm tốp mư” vòng tròn cổ tay, thể hiện sự vui mừng khi gặp gỡ, bịn rịn khi xe tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Sáu điệu xòe cổ nói trên không đơn giản chỉ là những điệu múa trong các cuộc vui mà mỗi động tác, dáng đứng, cách sắp xếp đội hình đều thể hiện những cung bậc, sắc thái của đời sống tinh thần vô cùng phong phú của người Thái. Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu nam nữ, khát vọng lao động sản xuất hăng say, được người Thái bao đời nay gửi gắm, giáo dục con cháu qua các làn điệu xòe. Nếu trực tiếp được một lần hòa lẫn vào vòng xòe quanh bếp lửa hồng nơi đây, chúng ta mới cảm nhận được sự quyến rũ khó cưỡng của chúng.
Những làn điệu xòe Thái được nhiều người đánh giá trầm bổng, đặc sắc hơn xòe của các dân tộc khác bởi chúng được hỗ trợ bằng rất nhiều thứ khác, như âm thanh của ống nứa, chiếc khăn đỏ dài quàng qua cổ hòa quyện vào màu sắc của những chiếc váy đủ màu. Xòe Thái có không gian nhỏ mà khuôn múa lớn, có không gian thu hút tới cả trăm, ngàn người tham gia gọi là đại xòe. Xòe giúp con người ta từ lạ thành quen, xóa nhòa mọi khoảng cách. Hiện nay, để bảo tồn loại hình văn hóa đặc sắc này, cụ Lò Văn Biến cũng vận động người dân thành lập các câu lạc bộ tự tập luyện, trau dồi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Điều đáng trân trọng nhất, là có rất nhiều bạn trẻ tỏ ra thích thú, say mê với loại hình văn hóa truyền thống này.
Chia tay mảnh đất Mường Lò, hìnhảnh những thiếu nữ Thái xinh đẹp trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu, cùng nắm tay nhau hát hò quanh bếp lửa hồng vẫn hiện hữu trong đầu một người khách lữ hành như tôi.
Được sự động viên của Bộ GD&ĐT, cụ Lò Văn Biến đã biên soạn và cho ra đời bộ giáo trình giảng dạy chữ Thái cổ trải rộng trên 7 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái.
Mang trong mình dòng máu văn hóa Thái cổ truyền, ngay từ thủa nhỏ, cụ Lò Văn Biến đã không quản ngại khó khăn, vất vả để học được chữ Thái cổ, tìm hiểu và lưu giữ những làn điệu xòe đặc trưng của dân tộc. Đến nay, dù đã 85 tuổi nhưng cụ Lò Văn Biến vẫn không ngừng sưu tầm, lưu truyền chữ Thái cổ, góp công trong gìn giữ những điệu xòe Thái mang đậm tinh hoa dân tộc được phát huy trong những lễ hội, trở thành các tiết mục biểu diễn quảng bá nét đẹp văn hóa Thái tới du khách trong và ngoài nước.
Xuân Thắng/Báo Gia đình & Xã hội

Có gì hot ở 'Chị đẹp concert' với sự quy tụ 48 nghệ sỹ nữ từ hai mùa giải 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'?
Xem - nghe - đọc - 36 phút trướcGĐXH - Sự kiện "Chị đẹp Concert" diễn ra vào tối 12/4/2025 hứa hẹn mang tới các màn trình diễn ấn tượng, những trải nghiệm thú vị dành cho khán giả.

Nam ca sĩ huyền thoại 'Mưa bụi' được mệnh danh 'Lê Minh Việt Nam', tuổi U60 ốm đau sống cô quạnh trong nhà trọ
Giải trí - 42 phút trướcGĐXH - Từng là giọng ca được thế hệ 7X, 8X, 9X yêu mến qua "Mưa bụi", nhưng giờ đây khán giả không khỏi xót xa cho cảnh sống của ca sĩ Sỹ Ben nơi nhà trọ.

Gần 1 thập kỷ hôn nhân Thúy Diễm - Lương Thế Thành, bộ ảnh kỷ niệm con trai 7 tuổi lại chiếm 'spotlight'
Giải trí - 43 phút trướcGĐXH - Thúy Diễm - Lương Thế Thành vừa đăng tải bộ ảnh đánh dấu 9 năm hôn nhân. Bé Bảo Bảo - con trai của cặp đôi xuất hiện gây chú ý với dáng vẻ "soái ca": gương mặt sáng, chiều cao lý tưởng dù mới 7 tuổi.

Cuộc đời sóng gió, kín tiếng tuổi xế chiều của nữ chính phim 'Cánh đồng hoang'
Giải trí - 1 giờ trướcNữ diễn viên Thúy An - người vào vai Sáu Xoa trong "Cánh đồng hoang'' - trải qua nhiều biến cố để rồi chọn một cuộc sống kín tiếng và bình dị ở tuổi xế chiều.

Nữ diễn viên VFC quê Tuyên Quang từng nổi đình nổi đám vai Thương 'Phía trước là bầu trời' giờ ở đâu, làm gì?
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Thu Nga là diễn viên quê Tuyên Quang nổi tiếng với vai Thương phim "Phía trước là bầu trởi", sau 24 năm phim phát sóng hiện tại, cô có cuộc sống như thế nào?

MC Trần Ngọc đáp trả khi livestream bán hàng thường xuyên xuất hiện nhiều bình luận tiêu cực
Câu chuyện văn hóa - 6 giờ trướcMC Trần Ngọc lên tiếng khi xuất hiện những bình luận tiêu cực xoay quanh việc anh thường xuyên livestream bán hàng online.

Con trai Bùi Thạc Chuyên đóng vai quần chúng ở 'Địa đạo', chỉ có một câu thoại
Câu chuyện văn hóa - 9 giờ trướcDiễn viên Bùi Thạc Phong - con trai đạo diễn Bùi Thạc Chuyên - tiết lộ là người hướng nội, sợ nổi tiếng. Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, anh nói lý do đóng vai quần chúng trong bộ phim "Địa đạo" đang chiếu rạp.

Cuộc sống nhiều nỗi buồn của á vương điển trai cao 1,79m sắp là bác sĩ
Giải trí - 12 giờ trướcĐinh Ta Bi chia sẻ hành trình từ sinh viên y khoa đến Á vương 2 Mr World Vietnam, tuổi thơ khó khăn và động lực từ gia đình.

'Hoa hậu chứng khoán' Mai Phương Thuý giàu cỡ nào?
Thế giới showbiz - 12 giờ trướcMai Phương Thúy nổi tiếng với biệt danh "đại gia ngầm'', ''Hoa hậu chứng khoán", khiến nhiều người không khỏi tò mò về quy mô khối tài sản mà cô nắm giữ.

Vướng lùm xùm bạo hành vợ, DJ Ximer bị đình chỉ hoạt động tại đội sản xuất âm nhạc
Giải trí - 21 giờ trướcGĐXH - Trang fanpage BEATLAB đã vừa có thông báo chính thức đình chỉ mọi hoạt động liên quan tới DJ Ximer.

Cát xê của Xuân Hinh khi đóng Bắc Bling đủ mua 1 căn nhà?
Câu chuyện văn hóaTrước câu hỏi của nghệ sĩ Chí Trung về việc đủ tiền mua một căn nhà sau khi tham gia Bắc Bling của Hòa Minzy, nghệ sĩ Xuân Hinh khéo léo trả lời.