GS Trần Lâm Biền nói về tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng “bắt” các thần linh vào một “rọ” để sai khiến
GiadinhNet - Tối 2/4, tại quần thể di tích Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), tổ chức UNESCO đã trao Bằng công nhận ghi danh thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của người dân nói chung, nhưng đằng sau đó là không ít nỗi lo về sự nở rộ, biến tướng của tín ngưỡng thờ Mẫu sau khi được vinh danh.

Không chỉ Phật mới "chứng tâm" mà Thánh cũng vậy
Chúng tôi có mặt tại nơi được coi là cái nôi của đạo Mẫu vào đúng ngày tín ngưỡng này được tổ chức UNESCO vinh danh. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong "tứ bất tử" theo truyền thuyết dân gian Việt Nam. Mặc dù đã bước sang tiết tháng 3, các đền, chùa đều đã thưa thớt người đến nhưng cảnh tấp nập ở Phủ Dầy thì vẫn như thể mới bước vào chính hội. Người dân ở đây cho biết, từ một tuần nay, để chuẩn bị cho lễ đón Bằng công nhận của UNESCO, nơi đây luôn đông vui nhộn nhịp như vậy. Một người dân ở đây cho biết, ngay trong sáng 2/4, do lượng người kéo về quá đông nên nhà của ông trở thành nơi "tập kết" cho những người có nguy cơ bị ngất xỉu do không thể chen chân vào khu di tích. Chỉ đến khi có lực lượng chức năng đến, tình trạng ùn tắc và quá tải mới được điều tiết.
Ngoài người dân địa phương, những ngày này các "con nhang đệ tử" từ khắp nơi đổ về đây khá đông. Trong quần thể di tích Phủ Dầy, Phủ Chính Tiên Hương là nơi tấp nập, thu hút đông đảo người dân và "con nhang" đến lễ bái nhiều nhất. Chỉ có người thân quen mới có cơ duyên trò chuyện, tiếp xúc với thủ nhang Trần Thị Duyên. Đáp lại, họ luôn dành sự tôn kính, nể trọng dành cho bà - người đã có gần 30 năm gắn bó, tôn tạo cho Phủ Tiên Hương. Lúc lúc lại có người đến ghé thăm, không quên dành chút "lòng thành", chút "lộc lá" đến bà thủ nhang. Số tiền cũng được hiểu là "tùy tâm", nhưng có khi lên đến vài triệu đồng. Công khai và tự nhiên như vốn dĩ lâu nay vẫn thế.
Dù đang rất bận rộn tiếp khách thập phương về đây hành lễ nhưng thủ nhang Trần Thị Duyên vẫn hồ hởi tiếp đón, mời mọc: "Hôm nay các con ở đây ăn bữa cơm nhạt với mợ rồi hãy về". Ở tuổi 88, bà thủ nhang vẫn giữ được sự minh mẫn, khỏe mạnh và hoạt bát. Mọi người khen bà, còn bà thì dành sự cám ơn ấy cho tín ngưỡng mà bà tôn thờ, thành kính: "Nhờ trời, nhờ Mẫu mà mợ mới có được ngày hôm nay, lại được chứng kiến ngày đạo Mẫu được hòa hợp với đại đồng thế giới thế này thì mợ "đi" cũng mãn nguyện rồi".
Thủ nhang Trần Thị Duyên cho biết, trong mắt của người dân nơi đây, bà là người có công gìn giữ, tôn tạo khá lớn. Hành trình ấy bắt đầu từ khi bà đã 60 tuổi, từng mang cả tài sản, công sức của gia đình để tu sửa và mở rộng khu di tích như ngày nay. Chẳng thế mà khi UBND huyện Vụ Bản đưa ra "hạn ngạch" cho người thủ nhang là 5 năm, nhiều người đã phản đối. Họ cho rằng, thủ nhang không chỉ là người có công mà còn phải có tâm, có đức, không thể theo quy chế cứng nhắc để vận dụng. Và bà Trần Thị Duyên là người đáp ứng được tiêu chí ấy.
Nhắc đến những biến tướng trong hầu đồng, thủ nhang Trần Thị Duyên nói: “Các con cứ nhớ cho mợ một câu thế này khi đến Phủ Dầy lễ Mẫu: “Con giàu thì mẫu mừng, con khó thì mẫu thương”. Thế nên, không chỉ Phật mới "chứng tâm" mà Thánh cũng vậy. Mình có đến đâu thì "trình" đến đó". Tuy nhiên, nhìn cách thức lễ bái của người dân đến Phủ Dầy mới thấy, phần lớn họ đến lễ, "hầu đồng" đều không thực hiện đúng lời nhắc nhở của thủ nhang Trần Thị Duyên.
"Lên đồng" mà "tỉnh" thì không linh nữa
Theo các nhà nghiên cứu, để hạn chế sự biến tướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì vai trò của các bà đồng, ông đồng là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả những người chủ chốt nhiều khi cũng hiểu sai, khiến cho sự sai lệch mỗi ngày được nhân rộng thêm.
GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói: “Về nguyên tắc, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ có thể thực hiện được khi ở nơi đó có ban thờ Mẫu. Nếu không có mà vẫn tổ chức "lên đồng" là tội lỗi tâm linh rất nặng nề kéo dài trong cả cuộc đời. Theo tôi biết, ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) suốt bao nhiêu năm nay, cụ Đức thủ nhang không cho thực hành “lên đồng”. Mãi đến gần đây, khi tín ngưỡng đạo Mẫu được UNESCO công nhận, cụ mới bắt đầu cho dân “hầu”, mà cũng rất dè dặt chứ không cho làm đại trà”.
Hỏi về việc nguy cơ biến thể sau khi được công nhận thì có nên ban hành một quy chế chuẩn để điều chỉnh tín ngưỡng này, GS Trần Lâm Biền cho rằng, đây là sinh hoạt mang tín ngưỡng dân gian của người dân từ nhiều đời nay nên việc đưa ra những quy tắc chung cho tất cả cộng đồng tín ngưỡng thờ đạo Mẫu là rất khó. Cùng là đạo Mẫu nhưng mỗi nơi lại có cách thực hành khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền chứ chưa nói đến cách hiểu khác nhau, học từ nghệ nhân nào...
GS Trần Lâm Biền cho biết: “Những gì thuộc về văn hóa tín ngưỡng dân gian thì chắc chắn sẽ có những dị bản, biến thể. Vừa qua, Bộ VH-TT&DL mới đưa ra ý tưởng quy định về trang phục, lễ vật trong một buổi thực hành tín ngưỡng mà đã có nhiều ý kiến không đồng thuận rồi. Để điều chỉnh sự biến thể trong hoạt động này, cần những biện pháp tổng thể từ nhiều ban ngành, trong đó, các thanh đồng, bà đồng là rất quan trọng. Cần phải hiểu rằng, thần linh bao giờ cũng mang sự hạnh phúc, no ấm cho con người. Mỗi thần linh có một chức năng khác nhau, vì vậy không nên “bắt” các thần linh vào một rọ để sai khiến như hiện nay. Các bà đồng, thanh đồng đều chủ yếu là đồng tỉnh, mà đó không phải là bản chất của “lên đồng”. “Lên đồng” là một hình thức thông linh giữa con người và thần thánh. Chỉ đến khi đó họ mới tiếp cận được với thế giới thiêng liêng, mới nghe được tiếng thì thầm của vũ trụ hay lời dạy bảo của tổ tiên. Còn “lên đồng” mà “tỉnh” quá thì ý nghĩa thông linh không còn nữa".
Ngay sau lễ đón Bằng ghi danh của UNESCO, Bộ VH-TT&DL đã công bố chương trình hành động nhằm bảo tồn, phát huy bền vững di sản "Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt". Trong đó, cùng với hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, Bộ cũng sẽ tiến hành rà soát lại những người thực hành tín ngưỡng này tại các đền, phủ.
Minh Nhật

Nhan sắc nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại"
Giải trí - 54 phút trướcGĐXH - Diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền có vai diễn thành công, nhưng nhân vật An lại gây nhiều tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại".

'Cha tôi, người ở lại' mới nhất (tập 41): Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi, khán giả xem sẽ sớm tắt ti vi?
Giải trí - 2 giờ trướcGĐXH - Tưởng chừng bà Liên (diễn viên Thu Quỳnh) thay đổi tâm tính, nào ngờ một lần nữa bà lại có những lời nói khiến khán giả càng thêm ghét.

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Dù nội dung và diễn viên phim "Cha tôi, người ở lại" bị chê tơi tả nhưng bù lại nhạc phim lại rất "được lòng" khán giả.

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam
Xem - nghe - đọc - 4 giờ trướcGĐXH - Đó chính là hai cuốn sách "Cuộc cách mạng AI trong y học: GPT-4 và hơn thế nữa" và "Ứng dụng AI trong y tế: Học máy, học sâu và tương lai y học".

Sống chung với Shark Bình, Phương Oanh 'lột xác' hơn cả thời son rỗi
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Phương Oanh mới đây lại khiến nhiều mẹ bỉm sữa khen hết lời khi khoe vóc dáng đẹp với váy bó sát.

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Ông Bình lâm trọng bệnh, bà Liên bất ổn tâm lý vì chuyện quá khứ
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Trong tập 40 phim "Cha tôi, người ở lại", trước căn bệnh của ông Bình, cả nhà lo lắng bày tỏ sẵn sàng hiến thận trong trường hợp cần thiết.

Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ
Giải trí - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam, mọi động thái của bà Đặng Thùy Trang - người từng bị nàng hậu xé giấy nợ nhận sự quan tâm của dư luận.

Sao mai Huyền Trang gây xúc động trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ
Xem - nghe - đọc - 7 giờ trướcGĐXH - Sao mai Huyền Trang vinh dự và tự hào khi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh" được tổ chức tại sân khấu quảng trường Ba Đình.

Xem kiệt tác 'Không gia đình' dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2025 tại Nhà hát Tuổi trẻ
Xem - nghe - đọc - 7 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot – một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từ hành trình vượt qua nghịch cảnh để đăng quang hoa hậu đến khi bị bắt
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Thông tin Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt tạm giam về hành vi "Lừa dối khách hàng" không khiến dư luận bất ngờ. Bởi lẽ, trước đó những đối tượng trong team bán hàng với hoa hậu này cũng đã bị bắt giữ với tội danh tương tự...

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui
Giải tríGĐXH - Miss International Huỳnh Thị Thanh Thủy "vượt mặt" nhiều mỹ nhân thế giới vào top 6 Timeless Beauty 2024 (Nhan sắc vượt thời gian).