Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành động vén áo xoa ngực và nỗi đau người mẹ

Thứ năm, 14:30 25/05/2017 | Gia đình

Trẻ tự kỷ khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân. Vì thế trong giai đoạn dậy thì, Chi không xử lý được những bức xúc trong cơ thể về giới tính. Có lần theo bản năng, H.C hồn nhiên vén áo lên, xoa ngực ngay giữa lớp học...

Chị Nguyễn Tuyết Hạnh - Chủ tịch Mạng lưới tự kỷ quốc gia, cho biết, con gái chị, cháu H.C mắc hội chứng tự kỷ nên giai đoạn dậy thì có khá nhiều rắc rối.

Chị nói: “ Tuổi dậy thì với đứa trẻ bình thường đã có không ít rắc rối nhưng với một đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ thì là sự thách thức lớn với gia đình ”.

H.C theo học bậc tiểu học trong 7 năm. Chi vẫn có khả năng học tiếp bậc trung học cơ sở nhưng sau vài "sự cố" của tuổi dậy thì, chị phải cho con ở nhà để bảo vệ an toàn cho con.

"Đây là một quyết định đau đớn, vì không được đến trường học, hòa nhập với các bạn là sự thiệt thòi lớn với con", chị Hạnh nói.

Trẻ tự kỷ rất khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân mình. Vì thế trong giai đoạn đó, H.C không xử lý được những bức xúc trong cơ thể về giới tính. Có lần theo bản năng, H.C hồn nhiên vén áo lên, xoa ngực ngay giữa lớp học. Vì việc này, cô giáo đã phải mời phụ huynh lên để trao đổi.

“Do sự phát trển tâm sinh lý tuổi dậy thì phức tạp, lượng hooc môn tăng cao, cơ thể trẻ tự kỷ vốn đã rối loạn, sẽ lại càng khó kiểm soát được hành vi của mình.

Vì thế trong giai đoạn đó, H.C thường có những biểu hiện giới tính không tuân theo quy tắc xã hội, con có thể ôm người khác giới… thậm chí là cả người lạ.

Con ngô nghê chưa hiểu được những thay thổi của cơ thể, nên đòi hỏi chúng tôi luôn phải đồng hành để giám sát, nhắc nhở con. Nếu lơ là một phút có thể có những hậu quả khôn lường”.

Chị Hạnh nói thêm: “Đứng trước những nguy cơ con có thể bị lạm dụng, hoặc xâm hại tình dục, chúng tôi đành phải chọn một phương án an toàn cho con, nhưng lại là bước lùi của con.

Chúng tôi tính đến chuyện đưa H.C đến học 1 trung tâm chuyên biệt, mặc dù khả năng của con có thể học được trường THCS dân lập”.


H.C duyên dáng của hiện tại. Ảnh: Gia đình cung cấp

H.C duyên dáng của hiện tại. Ảnh: Gia đình cung cấp

Thời gian con bước vào tuổi dậy thì là quãng thời gian chị chạy ngược chạy xuôi như con thoi đến trường, với tâm trạng bất an, căng thẳng.

Đi làm nhưng tâm trí chị lúc nào cũng dành cho con. Chị lo sợ vì con cũng giống như những trường hợp tự kỷ khác, không có khả năng tự vệ, không biết đối phó với những nguy hiểm đang xảy với bản thân. Trước tình cảnh đó, chị đành chấp nhận cho con nghỉ học ở nhà.

Lúc H.C có dấu hiệu của thời kỳ "đèn đỏ", chị Hạnh càng mất ăn mất ngủ hơn. Con thì hoảng sợ, mẹ thì không biết giải thích sao cho con hiểu. "Phụ huynh của trẻ bình thường ở giai đoạn này cảm thấy khó khăn một thì chúng tôi, những người có con tự kỷ, lại khó mười", chị nói.

Cuối cùng mỗi lần con "đến tháng", chị mời con vào phòng tắm để dạy cho con cách sử dụng băng vệ sinh, cách xử lý các tình huống một cách tỉ mỉ.

Chị Hạnh cho rằng: "Điều quan trọng nhất đối với cha mẹ là phải kiên trì. Đối với trẻ bình thường, để dạy con một việc nhỏ phụ huynh có thể hướng dẫn một lần là con làm được, nhưng đối với các trẻ tự kỷ thì không đơn giản như vậy. Có khi bạn dành cả tháng, thậm chí là cả năm để hướng dẫn nhưng vẫn không có kết quả".

Vậy mà H.C hiện tại đều khiến nhiều người bất ngờ. Chị Tuyết Hạnh cho biết, trong 3 người con H.C là người nhạy cảm nhất. Con có thể nhìn vào mắt mẹ là biết mẹ vui hay buồn. Khi hai mẹ con đi trên đường, nhìn qua gương chiếu hậu, thấy mẹ buồn, con cũng vòng tay ôm mẹ.

Hiện nay, hằng ngày em đều đến một trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ làm việc với vai trò trợ giảng. Ngoài ra em còn là cây văn nghệ tích cực tham gia hát tại các sự kiện của các em mắc hội chứng này…

Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?

Chị Tuyết Hạnh chia sẻ thêm: “Dù con đã có những bước tiến không ngờ nhưng trong lòng chúng tôi - những cha mẹ của trẻ tự kỷ luôn canh cánh 3 câu hỏi mà chưa có câu trả lời.

Đó là: Con sẽ học ở đâu? Con sẽ làm gì? Và nếu mẹ mất đi con sẽ ra sao? Câu hỏi hỏi cuối cùng là nỗi đau đớn nhất trong trái tim của bất cứ cha mẹ nào có con mắc chứng tự kỷ”.

Theo chị Hạnh, hội chứng tự kỷ trên thế giới được Liên hợp quốc công nhận là một dạng khuyết tật về trí não từ năm 2008 nhưng ở Việt Nam cho đến hiện tại, trong các văn bản luật pháp chưa có bất cứ một quy định nào công nhận tự kỷ là khuyết tật.

Điều này gây rất nhiều khó khăn cho người tự kỷ được tiếp cận với các chế độ phúc lợi xã hội, y tế… Chị cũng từng đưa con ra phường 3 lần để làm giấy tờ nhận trợ cấp nhưng đều bị từ chối.


Hai mẹ con chị Hạnh tại lễ ra mắt Mạng lưới tự kỷ Việt Nam (VAN). Ảnh: Gia đình cung cấp

Hai mẹ con chị Hạnh tại lễ ra mắt Mạng lưới tự kỷ Việt Nam (VAN). Ảnh: Gia đình cung cấp

Quan trọng hơn, nhận thức của xã hội về hội chứng này còn hạn chế trong khi đó trẻ mắc chứng tự kỷ cần có cái nhìn cảm thông và hỗ trợ nhiều hơn.

Ngoài ra, người tự kỷ thường không kiểm soát được hành vi của mình nên dễ xảy ra chuyện nếu không có người thân, người giám hộ bên cạnh.

Trong khi đó, ở tuổi 18, các trường hợp mắc chứng tự kỷ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình như những công dân khác.

Chị Hạnh bộc bạch: “Ở thời điểm này không chỉ dừng lại ở can thiệp sớm, tạo điều kiện để các em hòa nhập mà còn phải tính đến chuyện hướng nghiệp, ngôi nhà ở xã hội cho trẻ tự kỷ, người tự kỷ trưởng thành”.

Chị chia sẻ, mong muốn lớn nhất của chị cũng như các cha mẹ trong Mạng lưới tự kỷ Việt Nam - VAN - là hội chứng tự kỷ được các văn bản pháp luật ghi nhận là khuyết tật.

Trên cơ sở đó, chính phủ, các ban ngành và cộng đồng có chính sách bảo trợ và hỗ trợ thích hợp, để các trẻ tự kỷ cũng như người tự kỷ được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục xã hội, để họ được phát triển, hòa nhập và từng bước khẳng định giá trị, sự đóng góp của họ cho xã hội, và sống cuộc sống có ý nghĩa.

Đồng thời, các em có mái nhà chung dành cho trẻ tự kỷ để sinh hoạt, học tập và làm việc.

Kết thúc buổi trò chuyện, chị vẫn đau đáu với câu hỏi: "Thêm mỗi tuổi, con mỗi lớn trong khi vòng tay người mẹ càng nhỏ bé. Khi cha mẹ không còn trên cõi đời, ai sẽ là người đồng hành cùng các em ở tương lai?".

Theo Diệu Bình - Ngọc Trang/VietnamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện

Gia đình - 49 phút trước

GĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Gia đình - 6 giờ trước

Quá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Gia đình - 11 giờ trước

Tro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Gia đình - 22 giờ trước

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gia đình - 1 ngày trước

Khoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Từ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Top