Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hắt hiu làng Chuông

Chủ nhật, 06:00 06/05/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Làng Chuông một thời được mệnh danh là "vương quốc nón lá", giờ qua thời gian đã có nhiều đổi thay, nghề nón làng Chuông ngày một nhạt phai.

"Người làng tôi bây giờ bỏ nghề nón đi làm nghề khác cả rồi. Có chăng chỉ là công việc của người già và trẻ em những lúc rảnh rỗi. Người ta xa rời dần nghề truyền thống này cũng dễ thông cảm thôi bởi thị trường tiêu thụ ngày càng ít. Mỗi ngày thợ nón làm giỏi cũng chỉ được trung bình 50.000 đồng. Với số tiền đó, giới trẻ ai dám gắn bó với nghề".
 

 Một góc chợ nón làng Chuông thuở còn huy hoàng.  Ảnh: TL

 
Về đâu vương quốc nón lá?!
Sau rất nhiều lần làm đi làm lại, cuối cùng vào năm 1989, ông Canh đã cho ra đời chiếc nón quai thao đầu tiên mang những nét truyền thống như nó vốn có. Ông Canh hiện lưu giữ 11 mẫu nón cổ của Việt Nam như nón quai thao của người quan họ, nón chóp dứa của quan lại ngày xưa, hay nón Thái múa xòe.

Người nghệ nhân đặc biệt của làng Chuông năm nay đã 85 tuổi. Nỗi niềm đau đáu của ông Canh làm sao để nghề nón không thất truyền và hai chữ "nón Chuông" không bao giờ biến mất.

Ông Phạm Văn Nông, một trong số ít người làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn sắt son với nghề nón ngậm ngùi!

Nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ bao đời nay đã nức tiếng trong cả nước.

Xưa kia, nón làng Chuông là sản phẩm được chọn làm vật phẩm cung tiến cho vua chúa. Làng Chuông một thời được mệnh danh là "vương quốc nón lá", giờ qua thời gian đã có nhiều đổi thay, nghề nón làng Chuông ngày một nhạt phai. Nếu như trước đây, đến làng Chuông người ta bắt gặp người người làm nón, nhà nhà làm nón thì bây giờ lối vào làng Chuông là những xưởng mộc san sát nhau. Đến phiên chợ chính của làng Chuông chúng tôi không khỏi nao lòng trước cảnh thưa thớt của chiếc nón, sản phẩm đã đưa làng Chuông nổi tiếng khắp cả nước thậm chí ở nước ngoài.

Những người còn gắn bó với phiên chợ nón là những phụ nữ đã ngoài tuổi 50. Chị Phạm Thị Hải người làng Chuông cho biết: "Nón làng Chuông bán ngay phiên chợ làng cũng ít dần đi. Nghề nón làng tôi bây giờ chỉ là việc "nội bộ" của người già. Lứa tuổi sức khỏe đã yếu, không còn có thể lao động nặng nhọc nữa thì gắn bó với nón. Chứ thanh niên không ai theo nghề truyền thống của ông cha nữa cả". Nói rồi chị Hải nhẩm tính: "Thợ lành nghề làm cật lực một ngày cũng chỉ được 1- 2 chiếc nón trắng. Trừ chi phí nguyên liệu thì cũng chỉ được 20.000 đến 50.000 đồng/ngày. Gia đình tôi, chỉ có tôi với đứa cháu làm. Nón tôi làm trừ chi phí đi cũng chỉ được khoảng 7.000đồng/ chiếc. Với mức tiền ấy mà chi tiêu trong điều kiện hiện nay thì quá eo hẹp. Nhiều người đành bỏ làng, bỏ nghề đi tìm kế mưu sinh ở nơi khác".

Hằng ngày, nón làng Chuông vẫn lên đường chuyển đi khắp mọi miền đất nước từ Nha Trang, Vũng Tàu, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn... Nhu cầu về nón tuy có ít hơn trước đây nhưng không phải là đã cạn. Tuy nhiên, theo chị Hải, nguyên nhân chính dẫn đến việc thế hệ trẻ lạnh nhạt với nghề nón là thu nhập quá ít ỏi so với công lao bỏ ra. Ở làng Chuông nghề mộc đã lên ngôi và không ít những gia đình đã chuyển sang làm lồng chim.
 

 Ông Phạm Văn Nông là 1 trong 4 người làng Chuông còn làm nón cổ.

Khâu nón đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mẩn.


Níu chút hồn quê

Trước đây, làng Chuông chủ yếu làm nón thúng quai thao. Đến những năm đầu thế kỷ trước, người ta mới chuyển sang nón Xuân Kiều, kiểu nón trắng như bây giờ. Ở chợ làng Chuông nón đã ít, nón quai thao càng hiếm hơn. Nón thúng quai thao mà người ta thường gọi là nón ba tầm mới chính là nón cổ của người làng Chuông.

Đáng buồn, ở làng Chuông, người làm nón thúng quai thao chỉ còn 4. Hai trong số đó đã già hơn 80 tuổi. Nói đến nguy cơ nghề truyền thống không còn ai nối nghề, ông Phạm Văn Nông vừa chăm chú làm vừa chép miệng: "Chẳng còn ai tự dưng lại làm ra một chiếc nón quai thao nữa cả. Bởi vì đưa ra chợ bán chẳng ai mua. Nón quai thao chỉ được làm nếu có ai đó đặt hàng. Mấy năm nay, chúng tôi chủ yếu làm cho các hội diễn văn nghệ... Cái nghề này yêu cầu tỷ mỉ mới làm được, mà thu nhập chẳng bảo đảm đời sống cho nên giới trẻ không ai theo cả".

Ông Nông cho biết, một chiếc nón quai thao phải mất hai ngày mới hoàn thành. Tính ra mỗi ngày ông chỉ được hơn 50.000 đồng. Trước đây cả hai vợ chồng ông Nông chuyên làm nón quai thao, nhưng vì số lượng đặt hàng ngày càng ít nên vợ ông chuyển sang làm nón trắng. Lúc nào không có khách đặt loại nón này ông Nông cũng chuyển sang làm nón trắng giúp vợ và đỡ quên nghề vừa kiếm thêm thu nhập.

Theo dõi ông Nông làm một chiếc nón thúng quai thao, chúng tôi mới thực sự thấy nghề nón cũng lắm công phu. Khâu đầu tiên trong công đoạn làm nón là phơi những chiếc lá lụi (làm nón thường), lá hồi (làm nón quai thao) cho đến khi lá chuyển sang màu bạc trắng. Hai loại lá để làm nón này lại không có ở làng Chuông mà phải nhập từ Thanh Hóa và Phú Thọ về. Sau khi nhập lá về, người làm nghề phải dùng lưỡi cày nung nóng miết từng chiếc lá sao cho chúng phẳng phiu. Để làm một chiếc nón phải trải qua sáu bước, không thể "ăn bớt" được (phơi lá, vức vòng, quai nón, khâu, nức, làm nôi).

Vòng nón được làm bằng tre, khi nối phải tròn theo khuôn dựng sẵn không được gợn. Vòng nón với các kích cỡ khác nhau xếp vào chiếc khung gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn từ chóp nón trở xuống, công đoạn này gọi là "vức vòng". Đến khi "quai nón", người thợ khéo léo xếp lần lượt từng chiếc lá nón lên khung nón đã đặt sẵn, một lớp mo tre rồi một lớp lá nón cho đủ vòng nón thì mới thôi. Lúc "khâu" mới thực sự đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay và sự kiên trì của người thợ. Họ khâu từng vòng một (bằng sợi cước trắng), từng đường kim mũi chỉ phải đều. "Nức" là thao tác tra cạp đặt vòng to nhất để tạo vành nón. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn "làm nôi". Để trang trí, người thợ sẽ tết những sợi chỉ và dải lụa màu đỏ hoặc hồng làm quai tạo thêm vẻ đằm thắm cho chiếc nón.

Ông Nông cho biết, nghề làm nón thúng quai thao là nghề truyền thống của gia đình ông từ bao đời nay. "Chẳng biết có từ đời nào, chỉ biết khi tôi lớn lên đã thấy người nhà làm nón. Ông cụ thân sinh tôi nói rằng ông học được nghề từ bố mẹ", ông Nông kể. Năm nay đã 63 tuổi, hơn 10 năm đi bộ đội, trở về quê hương ông Nông quyết tâm gắn bó với nghề nón. Gần trọn cả cuộc đời gắn bó với chiếc nón, sản phẩm truyền thông không những của quê hương mà còn là của gia đình ông, nhưng cuộc sống đôi vợ chồng già này vẫn khó khăn. Căn nhà ngang 5 gian giản dị của ông bà Nông chỉ thấy toàn nón với lá. Những người con của ông lại không một ai theo nghề cả. "Chúng nó đi làm ăn xa hoặc là mở xưởng mộc. Chỉ có đứa cháu, ngoài giờ đi học ra nó phụ giúp ông bà. Tuy nhiên, cháu tôi cũng chẳng theo nghề này", ông nói.

Nhắc đến nón thúng quai thao ở làng Chuông không thể không nói đến ông Phạm Trần Canh, người làm nón gạo cội của làng nón. Người làng Chuông biết ơn ông Canh vì đã có công phục dựng lại chiếc nón quai thao truyền thống đã bị mai một.

Còn nhớ những năm 80 của thế kỷ trước, bí quyết làm nón quai thao làng Chuông không còn ai sỡ hữu. Ông Canh đã phải lặn lội tìm đến những địa phương làm nón khác học hỏi, nghiên cứu kích cỡ, kiểu dáng, cách đan rồi ghi chép lại. Bằng trí nhớ của mình, ông hình dung lại cách làm nón mà ngày xưa bà nội ông từng làm.
 
Hà Phương
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 4 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 5 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 5 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 5 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top