Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hầu đồng nguyên gốc không phải là nơi xin “lộc lá”

Thứ bảy, 08:25 30/12/2017 | Giải trí

GiadinhNet - Tín ngưỡng thờ Mẫu nguyên gốc không phải là nơi xin “lộc, lá” mà chỉ là nơi để bày tỏ mong muốn, ước vọng chính đáng của chủ thể, còn được hay không là ở bản thân, ở nỗ lực và ý chí phấn đấu. Thế nhưng, nhiều "con nhang, đệ tử" thấy mình bỏ ra vài trăm triệu đồng để "hầu", không được như ý thì quay sang trách "ông đồng, bà cốt" thiếu "thiêng". Vậy là họ lại lặn lội đi tìm "phủ" khác để theo...


Một buổi hầu đồng. Ảnh: TL

Một buổi hầu đồng. Ảnh: TL

Người xưa cầu xin những điều tốt lành

Theo ThS Thao Giang - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, trước khi có tín ngưỡng hầu đồng, người xưa lập ra các đền, chùa là thể hiện lòng biết ơn với những nhân vật có công trạng với nhân dân, với đất nước. Hầu hết các vị “Thánh” được tôn thờ đều là hóa thân của những con người có danh tiếng, có công trạng, như Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần, Mẹ Âu Cơ - Mẫu Thượng Ngàn, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan - Ông Hoàng Bơ, Bà Lê Chân - Thánh Mẫu Bát Nàn… "Thế nên, lễ lạt ở đâu thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu về lịch sử của nơi thờ phụng đó để làm lễ cho đúng. Vì không tìm hiểu cho nên mới dẫn đến việc lễ sai, cầu sai. Như vào chùa thì cầu tài, cầu lộc; làm lễ hầu đồng thì cứ “Adidaphat” theo thói quen", nhà nghiên cứu Thao Giang nói.

Nhiều năm nghiên cứu về văn hóa dân gian nói chung và tín ngưỡng hầu đồng nói riêng, ThS Thao Giang cho biết, mục đích của hầu đồng có hai dạng: Lên đồng của dòng Thanh Đồng xưa chủ yếu là để chữa bệnh âm. Dạng này dành cho những người có “căn đồng”. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra "đồng" rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Dạng thứ hai là lên đồng Mẫu để mong tài, lộc… của tầng lớp thương nhân từ tín ngưỡng thờ người có công trạng. Theo quan niệm, thờ Mẫu là sự tôn vinh các vị thần có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển được thiên nhiên vốn mang tính quy luật. Họ quan niệm, Mẫu là mẹ, mà người mẹ luôn che chở cho con cái được an lành, phát triển nên mỗi khi đi làm ăn buôn bán, do phải qua sông qua núi, họ làm lễ để mong qua sông được trời yên bể lặng, qua núi thì không gặp bất trắc bởi thú dữ, trộm cướp... Bây giờ thì người không có "căn" cũng xin ra hầu, rồi "mở rộng" thành "cầu tài, cầu lộc", cầu thăng quan tiến chức. Tín ngưỡng thờ Mẫu nguyên gốc không phải là nơi xin “lộc, lá” mà chỉ là nơi để bày tỏ mong muốn, ước vọng chính đáng của chủ thể, còn được hay không là ở bản thân, ở nỗ lực và ý chí phấn đấu của chủ thể.

“Không có “chuẩn” nên toàn học cái sai của nhau”


Nhà nghiên cứu Thao Giang.

Nhà nghiên cứu Thao Giang.

Không chỉ các "con nhang, đệ tử" hiểu sai lệch về tín ngưỡng hầu đồng mà bản thân những "ông đồng", "bà đồng" hiện nay cũng hiểu không đúng. "Họ phổ biến sai lệch về ý nghĩa của hầu đồng, làm cho những người đang có mong muốn về công danh, chức tước nhưng thiếu hiểu biết trở nên thêm u mê, tin tưởng. Vì thế, các giá đồng hiện nay chủ yếu là các "vụ" làm ăn chứ giá trị văn hóa ở đó rất ít", ThS Thao Giang cảnh báo.

Từ cách hiểu sai lệch này mà các hình thức diễn xướng, hát văn trong nghi lễ hầu đồng cũng được thể hiện không đúng. Một số nơi còn tự ý "sáng tác" thêm. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền từng bức xúc: “Thứ hỗn tạp đó, đôi khi còn trở nên dị thường. Họ đưa rất nhiều yếu tố mới lạ vào, trong đó có cả nhạc xập xình”. Còn nhà nghiên cứu Thao Giang thì lý giải: "Các động tác trong nghi lễ hầu đồng Thánh là sự mô phỏng các hành động như múa gươm, phất cờ lệnh chỉ huy hay khi ra trận... nhưng bây giờ lại biến thành các điệu múa. Một số anh em nghệ sĩ khi đưa nghi lễ hầu đồng lên sân khấu biểu diễn cũng vậy, đều "biến tấu" thành múa là rất thiếu hiểu biết. Cứ như vậy, mỗi nơi mỗi "phách", lâu dần càng kéo xa "bản gốc" của nghi lễ hầu đồng".

Lý do dẫn đến những cách hiểu sai lệch này, theo ThS Thao Giang, hầu đồng mới chỉ được coi là tín ngưỡng chứ chưa phát triển thành một tôn giáo. Chính vì vậy mà nghi thức này chưa có những giáo lý cơ bản để những người thực hiện lấy đó làm chuẩn, thành ra mỗi nơi vận dụng một kiểu, mỗi "ông đồng, bà cốt" lại có cách thể hiện riêng. ThS Thao Giang lo lắng nói: “Trước đây chưa được công nhận thì "hầu" lén lút dẫn đến sai lệch đã đành, nay đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại thì lại thiếu sự kiểm soát. Theo tôi, nên lập ra một Ban Chỉ đạo với sự tham gia của Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, các nghệ nhân... để có sự thống nhất. Nếu cứ để sự "biến tướng" như hiện nay thì để hầu đồng được UNESCO phê duyệt là rất khó. Bởi thay vì tôn vinh một nghi lễ văn hóa tín ngưỡng độc đáo, chúng ta sẽ "tôn vinh" cái biến thể là mê tín dị đoan từ cách vận dụng sai lệch này".

Theo nhà nghiên cứu Thao Giang, việc "vịn" vào thánh thần để cầu quan, cầu lộc mà không hiểu rằng, cái gốc của sự thăng tiến trong sự nghiệp là ở nội lực - còn có nguyên nhân từ tâm lý yếu thế, hay hoảng sợ. Từ xa xưa, người dân lập ra nhiều đền thờ cũng xuất phát từ lý do này. Gặp một cái cây to cũng lập ban thờ, đền thờ; đi rừng sợ gặp thú dữ cũng lập đền thờ "thần hổ". Trong khi đó, muốn hạ hổ thì phải như Võ Tòng chứ không phải trông chờ vào việc thờ phụng để mong hổ không ăn thịt mình. Khi tâm lý và lòng tin không đúng chỗ thì sẽ có "đất" cho sự lợi dụng, "mua thần bán thánh"...

Tuấn Kiệt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhan sắc nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại"

Nhan sắc nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại"

Giải trí - 51 phút trước

GĐXH - Diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền có vai diễn thành công, nhưng nhân vật An lại gây nhiều tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại".

'Cha tôi, người ở lại' mới nhất (tập 41): Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi, khán giả xem sẽ sớm tắt ti vi?

'Cha tôi, người ở lại' mới nhất (tập 41): Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi, khán giả xem sẽ sớm tắt ti vi?

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - Tưởng chừng bà Liên (diễn viên Thu Quỳnh) thay đổi tâm tính, nào ngờ một lần nữa bà lại có những lời nói khiến khán giả càng thêm ghét.

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Dù nội dung và diễn viên phim "Cha tôi, người ở lại" bị chê tơi tả nhưng bù lại nhạc phim lại rất "được lòng" khán giả.

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Xem - nghe - đọc - 4 giờ trước

GĐXH - Đó chính là hai cuốn sách "Cuộc cách mạng AI trong y học: GPT-4 và hơn thế nữa" và "Ứng dụng AI trong y tế: Học máy, học sâu và tương lai y học".

Sống chung với Shark Bình, Phương Oanh 'lột xác' hơn cả thời son rỗi

Sống chung với Shark Bình, Phương Oanh 'lột xác' hơn cả thời son rỗi

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Phương Oanh mới đây lại khiến nhiều mẹ bỉm sữa khen hết lời khi khoe vóc dáng đẹp với váy bó sát.

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Ông Bình lâm trọng bệnh, bà Liên bất ổn tâm lý vì chuyện quá khứ

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Ông Bình lâm trọng bệnh, bà Liên bất ổn tâm lý vì chuyện quá khứ

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Trong tập 40 phim "Cha tôi, người ở lại", trước căn bệnh của ông Bình, cả nhà lo lắng bày tỏ sẵn sàng hiến thận trong trường hợp cần thiết.

Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ

Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam, mọi động thái của bà Đặng Thùy Trang - người từng bị nàng hậu xé giấy nợ nhận sự quan tâm của dư luận.

Sao mai Huyền Trang gây xúc động trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ

Sao mai Huyền Trang gây xúc động trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ

Xem - nghe - đọc - 7 giờ trước

GĐXH - Sao mai Huyền Trang vinh dự và tự hào khi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh" được tổ chức tại sân khấu quảng trường Ba Đình.

Xem kiệt tác 'Không gia đình' dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2025 tại Nhà hát Tuổi trẻ

Xem kiệt tác 'Không gia đình' dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2025 tại Nhà hát Tuổi trẻ

Xem - nghe - đọc - 7 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot – một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từ hành trình vượt qua nghịch cảnh để đăng quang hoa hậu đến khi bị bắt

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từ hành trình vượt qua nghịch cảnh để đăng quang hoa hậu đến khi bị bắt

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Thông tin Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt tạm giam về hành vi "Lừa dối khách hàng" không khiến dư luận bất ngờ. Bởi lẽ, trước đó những đối tượng trong team bán hàng với hoa hậu này cũng đã bị bắt giữ với tội danh tương tự...

Top